Báo cáo McCarrick: Những gì các giáo hoàng đã biết

220

Báo cáo McCarrick: Những gì các giáo hoàng đã biết

cath.ch, I.Media, 2020-11-10

Ngày 10 tháng 11 năm 2020, Báo cáo về Cựu Hồng y Theodore Edgar McCarrick đã được đưa ra công chúng. Năm 2018, theo yêu cầu của Đức Phanxicô, phải làm sáng tỏ về cách như thế nào mà cựu Hồng y McCarrick đã lên cao trong cấp bậc Giáo hội, mà không bao giờ lo âu gì về rất nhiều vụ lạm dụng tình dục mà ông đã thực hiện trong suốt quá trình sự nghiệp của mình.

Tài liệu chưa từng có dài 445 trang đi tìm dấu vết kể từ thời Đức Phaolô VI về cách mà cựu hồng y đã thăng chức một cách xuất sắc trong hệ thống phẩm trật Giáo hội, dù có nhiều cáo buộc lạm dụng tình dục đè nặng lên ông. Báo cáo này không trực tiếp đề cập đến các cáo buộc chống lại cựu hồng y nay đã 90 tuổi, nhưng tìm cách hiểu xem Giáo hội đã thất bại như thế nào trong phán quyết của mình.

Đặc biệt chúng ta thấy, năm 1999 Hồng y O’Connor, Tổng giám mục New York đã chính thức viết thư cho Đức Gioan-Phaolô II để đưa ra các nghi ngờ nghiêm trọng này. Nhưng một năm sau, người khi đó vẫn còn được gọi là Giám mục McCarrick đã được bổ nhiệm vào chức vụ Tổng giám mục giáo phận Washington và sau đó được nâng lên hàng hồng y.

Đức Phaolô VI không biết gì

Bản tổng hợp báo cáo McCarrick chỉ đưa ra một đoạn ngắn về vai trò của Đức Phaolô VI trong việc thăng chức của cựu hồng y. Chắc chắn, vào năm 1977, Đức Phaolô VI đã bổ nhiệm linh mục trẻ làm giám mục phụ tá giáo phận New York. Nhưng bản báo cáo chính thức ghi: “Đại đa số các người được tham khảo ý kiến trong tiến trình đề cử đều đề nghị McCarrick được nâng lên làm giám mục”. Các tác giả nhấn mạnh: “Khi đó không một ai nói họ đã chứng kiến hoặc nghe thấy bất kỳ hành vi không phù hợp nào của McCarrick, dù là với người lớn hay trẻ vị thành niên.”

Đức Gioan-Phaolô II không bao giờ muốn nghe tin đồn

Chính dưới triều Đức Gioan-Phaolô II mà các báo cáo về hành vi không phù hợp của cựu hồng y McCarrick được đưa ra ánh sáng. Tuy nhiên, khi ngài bổ nhiệm cựu hồng y làm giám mục giáo phận Metuchen năm 1981, cũng như khi ngài bổ nhiệm cựu hồng y làm tổng giám mục giáo phận Newark năm 1986, “không có thông tin đáng tin cậy nào cho thấy cựu hồng y có một lỗi nào.”

Ngược lại, cựu hồng y lại được nhiều người ca tụng về tài năng mục vụ, lòng nhiệt thành trong vai trò giám mục và trí thông minh của ông. Vì thế ở các giáo phận Metuchen và Newark, cựu hồng y được công nhận là “người làm việc chăm chỉ” và rất tích cực trong Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ. Chính vào thời điểm này, cựu hồng y nổi bật về “khả năng gây quỹ rất hiệu quả ở cấp giáo phận cũng như ở Tòa Thánh”.

Đức Gioan-Phaolô II đã được thông tin về cựu hồng y McCarrick

Đức Gioan-Phaolô II đã được thông tin về cựu hồng y McCarrick © D. Jarvis/Wikimedia Commons

Cựu hồng y McCarrick ngày càng trở nên quan trọng hơn trong Giáo hội Hoa Kỳ và Giáo hội hoàn vũ. Đến mức năm 2000, ông được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục giáo phận Washington và một năm sau được phong hồng y. Ngày nay Giáo hội đặt vấn đề về các quyết định của Đức Gioan-Phaolô II trong thời điểm này khi mọi người đã chính thức biết các cáo buộc chống cựu hồng y đã được Đức Gioan-Phaolô II biết.

Bản báo cáo khẳng định: “Bằng chứng cho thấy cá nhân Đức Gioan-Phaolô II đã đưa ra quyết định nâng McCarrick”. Và báo cáo đã khám phá các yếu tố cho thấy lúc đó giáo hoàng đã chú ý đến.

Đầu tiên, một linh mục khẳng định đã quan sát “hoạt động tình dục” của McCarrick với một linh mục khác năm 1987. Sau đó, vào năm 1992 và 1993 một loạt các thư nặc danh được gửi đến Hội đồng Giám mục Mỹ, đến Sứ thần Tòa thánh tại Mỹ. Một loạt các cáo buộc này đã cáo buộc “McCarrick phạm tội ấu dâm với ‘các cháu trai’ của mình’”. Một cáo buộc khác cho biết, cựu hồng y McCarrick “ngủ chung giường với các thanh niên trưởng thành trẻ tuổi” ở nhà của tòa giám mục Metuchen và ở Newark. Điểm cuối cùng: người ta nói McCarrick đã “ngủ chung giường với các chủng sinh người lớn trong ngôi nhà ven biển ở New Jersey”.

Các tuyên bố từ chối trách nhiệm có hiệu quả

Tất cả những chuyện này Đức Gioan-Phaolô II đã biết. Năm 1999, Đức Hồng Y O’Connor, Tổng Giám Mục giáo phận New York, đã viết một bức thư cho Sứ thần Tòa Thánh, trong đó ngài tóm tắt các lời buộc tội (trình bày ở trên). Các tác giả của báo cáo viết, nội dung bức thư này thực sự đã được chia sẻ với Đức Gioan-Phaolô II “một ít thời gian sau”.

Dù có lời cảnh báo chính thức này, Đức Gioan-Phaolô II vẫn bổ nhiệm McCarrick làm tổng giám mục giáo phận Washington. Làm thế nào chuyện này lại có thể có được? Báo cáo cố gắng cung cấp các giải thích trong bảy điểm.

Đầu tiên chúng ta được biết Đức Gioan-Phaolô II trước khi đưa ra quyết định đã xin Sứ thần Tòa thánh tại Mỹ tiến hành một cuộc điều tra với bốn giám mục ở New Jersey. Câu trả lời của các giám mục khẳng định McCarrick đã “chung giường với thanh niên trẻ”. Nhưng, báo cáo cho biết, họ không “nói một cách tin chắc, McCarrick đã phạm một hành vi sai trái tình dục nào”. Ngoài ra, các câu trả lời không chính xác của các giám mục Mỹ làm giảm chất lượng của cuộc điều tra, mà các kết luận về điều này do đó sẽ không được Rôma cân nhắc kỹ.

Yếu tố phản hồi thứ hai có thể giải thích sự mù quáng của Đức Gioan-Phaolô II: một bức thư do chính cựu hồng y McCarrick viết tháng 8 năm 2000 và gởi cho thư ký riêng của ngài là giám mục Dziwisz. Bức thư này đã phá bỏ các cáo buộc mà Hồng y O’Connor báo cáo trước đó. McCarrick lập luận, chẳng hạn: “Trong bảy mươi năm cuộc đời, tôi chưa bao giờ có quan hệ tình dục với một người nào.”

Các nghi ngờ vu khống

Mặt khác, báo cáo nói, lúc đó Tòa thánh chưa bao giờ nhận được đơn khiếu nại trực tiếp chống lại McCarrick: “Vì lý do này, những người ủng hộ McCarrick đã có thể cho rằng các  cáo buộc chống lại cựu hồng y là tin đồn hoặc chuyện xoi mói”.

Ngoài ra bản báo cáo cũng cho biết, chỉ có một linh mục duy nhất phàn nàn về hành vi của cựu hồng y, nhưng lời phàn nàn này không được đón nhận nghiêm túc chỉ vì linh mục này đã lạm dụng hai trẻ vị thành niên. “Thêm nữa, Tòa Thánh không nhận được một văn bản nào do linh mục này ký”.

Trong lập luận thứ năm, câu chuyện cá nhân của Đức Gioan-Phaolô II được viện dẫn. Điều này giải thích vì sao Đức Gioan-Phaolô II ít tin tưởng vào các cáo buộc này. Vì đã từng sống ở đất nước bị chủ nghĩa toàn trị Đức Quốc xã và Cộng sản đô hộ, ngài biết người ta có thể tung ra tin đồn về các nhân vật để hạ uy tín của họ. Không có bằng chứng rõ về sự thật mà McCarrick đã bị buộc tội, Đức Gioan-Phaolô II sẽ nhanh chóng bác bỏ.

Một điểm khác được nêu ra: McCarrick được biết đến và công nhận là giám mục “có khả năng xử lý các nhiệm vụ khó khăn và tế nhị ở Mỹ và ở một số khu vực nhạy cảm nhất trên thế giới, gồm Khối Đông Âu và đặc biệt là ở Nam Tư”. Danh tiếng và các thành công của cựu hồng y có thể làm chói mắt và cuối cùng làm giảm bớt các đánh giá khách quan về nhân cách của cựu hồng y.

Cuối cùng, báo cáo nói, McCarrick đã biết Đức Gioan-Phaolô II trong nhiều năm, cuộc gặp gỡ đầu tiên của hai người bắt đầu từ giữa những năm 1970. “Cựu hồng y đã có nhiều cuộc tiếp xúc với giáo hoàng, ở Rôma cũng như trong các chuyến tông du của ngài, đặc biệt là chuyến ngài đến Newark năm 1995”. Mối quan hệ trực tiếp và gần gũi này có lẽ ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định của giáo hoàng.

Đức Bênêđictô XVI không muốn tiến hành theo tiến trình giáo luật

Bản báo cáo cho biết, khi Đức Bênêđictô XVI được bầu, thông tin mà Tòa thánh nhận được liên quan đến hành vi của McCarrick thì cũng giống thông tin thời Đức Gioan-Phaolô II. Sau cuộc bầu chọn tháng 4 năm 2005 và theo đề nghị của Bộ Giám mục và Sứ thần ở Washington, Đức Bênêđictô XVI còn kéo dài chức vụ của cựu hồng y thêm hai năm. Chính các tiết lộ mới của một linh mục đã làm cho Tòa Thánh “xem lại vào cuối năm 2005” và “khẩn cấp tìm người kế vị” cho ghế giám mục giáo phận Washington. McCarrick được yêu cầu từ chức “một cách tự nhiên” sau kỳ lễ Phục sinh năm 2006 và có một hình ảnh xấu. Yêu cầu này được Tòa Thánh viết và gởi lại cho cựu hồng y năm 2008.

Hai năm tiếp theo là hai năm đánh dấu qua các  tiết lộ của Giám mục Viganò, khi đó đang tại chức ở Phủ Quốc Vụ Khanh. Giám mục đã viết “hai ghi chú văn phòng” để lưu ý cấp trên của mình, một vào năm 2006, một vào năm 2008, liên quan đến các hành động vi phạm của giám chức Mỹ. Trong các tài liệu này, giám mục Viganò lo lắng về “vụ bê bối” có thể bùng nổ do tin đồn lan truyền. Sau đó, giám mục gợi ý “nên mở một tiến trình giáo luật để xác định sự thật và nếu được xác minh thì phải áp đặt biện pháp mẫu mực”

Trước hết một “loạt các yếu tố” làm cho Đức Bênêđictô XVI không mở phiên tòa giáo luật, ngài cố gắng phân tích bản báo cáo bằng cách nhắc lại trước hết vào thời điểm đó “không có một cáo buộc đáng tin cậy nào về lạm dụng trẻ em”. Thứ nhì, “cựu hồng y McCarrick đã thề” các cáo buộc là sai, cần được làm rõ hơn. Ngoài ra còn có thêm các yếu tố, các cáo buộc có từ trước năm 1980 và giáo hoàng không biết bất kỳ “một hành vi sai trái nào gần đây”.

Các coi thường của Giám mục Viganò

Vấn đề: trong trường hợp không có các lệnh trừng phạt giáo luật và chỉ thị rõ ràng của Tòa Thánh, vị giám chức cấp cao của Mỹ vẫn “tiếp tục các hoạt động của mình ở Hoa Kỳ và nước ngoài” và tiếp tục công việc của mình trong các cơ quan khác nhau ở Vatican mà cựu hồng y có trách nhiệm. Mãi cho đến cuối triều giáo hoàng Đức Bênêđictô XVI thì mới có các tiết lộ mới xuất hiện. Một linh mục đã có quan hệ tình dục “rõ ràng” với cựu hồng y kể lại với  Giám mục Viganò, khi đó là Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ. Năm 2012, những tiết lộ này đã thúc đẩy Sứ thần viết thư cho Đức Hồng Y Marc Ouellet, Bộ Giám mục, người đã nhờ Sứ thần làm một cuộc “điều tra” với các giám chức giáo phận để xác định xem các cáo buộc này có căn cứ không.

Bản báo cáo viết, các khuyến nghị không được Giám mục Viganò tuân theo: thậm chí giám mục không bao giờ “xác định để kiểm độ tin cậy của vị linh mục thứ ba này”.

Đức Phanxicô tin tưởng vào các vị tiền nhiệm của mình

Đức Phanxicô không nhận được bất kỳ thông tin nào liên quan đến hành động của Theodore McCarrick

Khi Đức Phanxicô được bầu lên, ngài không sửa đổi các chỉ dẫn liên quan đến các hoạt động của cựu hồng y. Cho đến năm 2017, “không ai” cung cấp tài liệu liên quan đến hồng y McCarrick cho ngài – trái với những gì mà cựu Sứ thần Viganò tuyên bố. Đức Phanxicô ”chỉ nghe nói” giám mục cấp cao có “hành vi trái đạo đức” với người lớn.

Bản báo cáo giải thích, nghĩ rằng các lời buộc tội này đã được Đức Gioan-Phaolô II “xem xét và bác bỏ” và biết cựu hồng y tiếp tục hoạt động dưới thời Đức Bênêđictô XVI, nên Đức Phanxicô không cho rằng cần phải sửa đổi “đường lối đã được áp dụng” trong các năm trước.

Vụ án lật ngược vào tháng 6 năm 2017, khi Tổng giáo phận New York ghi nhận có một trường hợp lạm dụng tình dục liên quan đến một nạn nhân vị thành niên. Một khi lời cáo buộc được cho là “đáng tin cậy”, Đức Phanxicô yêu cầu giám chức cao cấp của Hồng y đoàn từ chức.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Năm điểm hàng đầu trong bản báo cáo McCarrick

Báo cáo McCarrick: Giáo hội công giáo “suýt thất bại trong trách vụ của mình”