Giáo hội là bệnh viện dã chiến
Ronald Rolheiser, 2020-04-20
Đa số chúng ta đều quen thuộc với câu nói của Đức Phanxicô, theo đó ngày nay Giáo hội phải là bệnh viện dã chiến. Điều này ngụ ý gì?
Trước tiên hết, lúc này giáo hội không phải là bệnh viện dã chiến, hay ít nhất cũng không còn nhiều. Quá nhiều giáo hội của nhiều phái xem thế giới như đối thủ phải chiến đấu hơn là chiến trường nơi người bị thương nằm đây đó chờ phục vụ. Các Giáo hội ngày nay, theo chữ dùng của Đức Phanxicô thường ngược với hình ảnh trong sách Khải Huyền (Book of Revelation?) khi Chúa Giêsu đứng ngoài cửa, gõ cửa, cố gắng bước vào, đến một tình huống Chúa ở bên trong giáo hội, cố gắng để đi ra ngoài.
Vậy làm thế nào các cộng đoàn giáo hội chúng ta lại có thể trở thành bệnh viện dã chiến?
Trong một bài viết khiêu khích rất haycủa báo America Magazine gần đây, nhà văn thiêng liêng người Tiệp Tomas Halik đề nghị các cộng đoàn giáo hội của chúng ta phải trở thành “bệnh viện dã chiến”, họ phải đảm nhận ba vai trò: một là chẩn đoán – phải nhận ra dấu chỉ của thời đại; hai là phòng ngừa – trong đó giáo hội tạo hệ thống miễn nhiễm với các vi-rút ác tính như sợ hãi, hận thù, chủ nghĩa mị dân, chủ nghĩa dân tộc làm tan nát các cộng đoàn và thứ ba là dưõng bệnh – trong đó giáo hội giúp thế giới vượt lên tổn thương của quá khứ bằng lòng tha thứ.
Cụ thể mỗi yếu tố này được dự kiến làm như thế nào?
Các giáo hội chúng ta phải được chẩn đoán; phải định danh cho thời điểm hiện tại một cách ngôn sứ. Nhưng điều này đòi hỏi phải có can đảm mà lúc này dường như thiếu, bị trật đường vì sợ hãi và ý thức hệ. Lúc này các người tự do và các người bảo thủ có một sự chẩn đoán hoàn toàn khác nhau, không phải vì các sự việc không giống nhau cho cả hai, nhưng vì mỗi bên nhìn sự việc theo ý thức hệ riêng của họ. Thêm nữa, cuối cùng, cả hai bên dường như quá sợ hãi khi nhìn các vấn đề khó khăn trước mặt, cả hai đều hãi sợ về những gì họ có thể nhìn thấy.
Chỉ nêu ra một vấn đề mà cả hai dường như sợ nhìn vào mà không chớp mắt: các nhà thờ trống rỗng nhanh chóng và thực tế là rất nhiều trẻ em của chính chúng ta không còn đi nhà thờ hoặc chúng không còn lấy bản sắc của chúng ở nhà thờ nữa. Phía bảo thủ thì đơn giản đổ lỗi cho chủ nghĩa thế tục, mà họ không bao giờ thực sự muốn cởi mở tranh luận với các phê phán khác nhau của các nhà thờ đến từ hầu hết mọi thành phần của xã hội. Còn phía tự do thì có xu hướng đơn giản đổ lỗi cho sự cứng nhắc bảo thủ mà không thực sự can đảm cởi mở nhìn một vài nơi thế tục, nơi đức tin vào một Thiên Chúa siêu việt và một Chúa Kitô nhập thể đối nghịch với một vài tiêu chuẩn đạo đức và ý thức hệ văn hóa của thế tục. Cả hai bên, cho thấy sự phòng thủ quá độ của họ, có vẻ như họ sợ nhìn vào tất cả vấn đề.
Chúng ta phải làm gì để phòng ngừa, để biến đổi nhà thờ chúng ta thành bệnh viện dã chiến? Hình ảnh nhà văn Halik đề nghị ở đây thì phong phú nhưng chỉ có thể dễ hiểu nếu thấu hiểu được Nhiệm thể Chúa Kitô và một sự chấp nhận kết nối sâu đậm giữa chúng ta với gia đình nhân loại. Chúng ta tất cả là một, một chi thể sống động, cùng một chi thể, do đó, như bất kỳ một cơ thể sống nào, bệnh tật hay sức khỏe, một bộ phận đau là đau toàn thân. Và sức khỏe của cơ thể tùy thuộc vào hệ thống miễn nhiễm, vào chất xúc tác sinh học (enzim) đi khắp cơ thể để giết các tế bào ung thư. Ngày nay, thế giới chúng ta bị bủa vây bởi các tế bào ung thư cay đắng, thù hận, dối trá, nỗi sợ hãi tự-bảo vệ và chủ nghĩa bộ lạc đủ mọi loại. Thế giới chúng ta bị bệnh trầm kha; bị bệnh ung thư hủy hoại cộng đồng.
Do đó các cộng đoàn giáo hội chúng ta phải trở thành nơi tạo các chất xúc tác sinh học lành mạnh cần thiết để giết các tế bào ung thư. Chúng ta phải tạo một hệ thống miễn nhiễm đủ mạnh để làm điều này. Và để làm được, trước hết chính chúng ta phải ngưng, không là thành phần của căn bệnh ung thư thù hận, sợ hãi, chống đối và tinh thần bộ lạc.
Và quá thường xuyên, chính chúng ta là tế bào ung thư. Thử thách tôn giáo lớn nhất của chúng ta ngày nay là thành lập một hệ thống miễn nhiễm mạnh đủ và đủ sức giết các tế bào ung thư của sợ hãi, của dối trá, của chủ nghĩa bộ lạc đang trôi nổi tự do trên khắp thế giới.
Cuối cùng vai trò dưỡng bệnh: các cộng đoàn giáo hội chúng ta phải giúp thế giới đi đến hòa giải sâu sắc hơn với các tổn thương trong quá khứ. May thay đây là một trong các điểm mạnh của chúng ta. Các giáo hội của chúng ta là đền thánh của tha thứ. Theo hồng y Francis George: “Trong xã hội chúng ta, tất cả đều được phép nhưng không có gì được tha thứ; trong nhà thờ thì cấm rất nhiều, nhưng tất cả đều được tha thứ.” Nhưng ở lãnh vực này chúng ta cần phải chủ động hơn, là đền thánh tha thứ ngày nay là liên kết với một số “chấn thương đau đớn trong quá khứ”. Tóm lại, tha thứ, chữa lành và chuộc tội sâu đậm hơn thì phải ở bên cạnh lịch sử của thế giới với chế độ thuộc địa, với tình trạng nô lệ, tình trạng phụ nữ, với tra tấn, với sự biến mất các dân tộc, đối xử tệ với người di dân, hỗ trợ lâu dài cho các chế độ bất công và chuộc tội với mẹ trái đất. Các nhà thờ chúng ta phải điều khiển nỗ lực này.
Trong vai trò bệnh viện dã chiến, các cộng đồng giáo hội chúng ta có thể là Galilê ngày nay.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch