Claude Paulot: «Cần thiết là phải bỏ thì giờ ra để rèn luyện!»

185

Claude Paulot: «Cần thiết là phải bỏ thì giờ ra để rèn luyện!»

fr.aleteia.org Maëlys Delvolvé, 2016-06-14

Claude Paulot, giáo sư vật lý ở trường đại học, cựu nghiên cứu gia ở  CNRS, ông điều khiển Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo CER. Lập gia đình và có bảy con.

Từ nhiều năm nay, tiếp tục kế chân ông Jean Daujat, ông Claude Paulot điều khiển Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo, và đảm trách toàn bộ các lớp học.

Claude Paulot

Aleteia: Tại sao bây giờ phải đặc biệt khẩn cấp phải rèn luyện?

Claude Paulot: ngày xưa, đa số người dân nhận một giáo dục đạo vững chắc. Bây giờ tuyệt đối không được như vậy! Dù có người cũng còn may mắn học nhưng tiếc thay thường rất sơ sài. Vậy mà người công giáo chúng ta, càng ngày chúng ta càng chạm trán với những người chống đối đức tin và đạo đức kitô giáo. Nhưng cùng một lúc, chúng ta lại thường xuyên bị bủa vây bởi các mệnh lệnh tối thượng của thế giới ảo mà các kỹ thuật tân thời và Internet tạo ra. Như vậy cần thiết là phải bỏ thì giờ ra để đào tạo, trước hết để có thể cự lại với chính mình và dám đi ngược dòng với thế giới không còn tinh thần kitô giáo. Một khi mình có cho chính mình các xác tín này, thì lúc đó mình mới có thể trả lời cho các câu hỏi, các tấn công, thực hiện được một tinh thần tông đồ, mà qua đó tất cả chúng ta đều được gọi.

Các lớp học của Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo nhắm đến những người nào?

Các lớp học nhắm đến những ai muốn được đào tạo vững vàng về tín lý và về đời sống thiêng liêng. Cần có một độ tuổi nào đó để có thể hiểu các nền tảng triết lý, những nền tảng này được dạy vào năm đầu tiên. Như thế Trung tâm dành cho những người từ 17 đến 99 (nhiều khi có thể hơn!).

Làm thế nào để tổ chức các lớp học?

Hiện tại, việc đào tạo trải dài ba năm, mười lăm buổi, mỗi buổi hai giờ cho một năm.

Năm đầu tiên chúng tôi chú trọng đến các nền tảng triết lý, nhất là dưới ánh sáng tư tưởng của triết gia Aristote và của Thánh Tôma Aquinô. Năm thứ nhìn về luân lý và giáo huấn xã hội của Giáo hội, đặc biệt những gì liên hệ đến gia đình, trường học và đời sống nghề nghiệp. Năm thứ ba chuyên về thần học, nghiên cứu các mầu nhiệm đức tin, các bí tích và đời sống trong Giáo hội.

Trong hai năm đầu tiên, trước mỗi lớp học tín lý có một buổi trao đổi thiêng liêng. Mục đích của việc đào tạo thiêng liêng này là giúp cho mỗi người trung thành giữ một đời sống cầu nguyện và bí tích.

Năm đầu tiên học về triết lý có thật cần thiết không?

Chúng tôi đặt quan trọng nhiều cho việc dạy triết lý mà chúng tôi không thể nào bỏ qua, dù chỉ dùng để hiểu thần học vào năm thứ ba. Điều quan trọng là ngừng ở ý nghĩa từng chữ và cả ý nghĩa triết học của nó. Thật ra rất nhiều chữ không có cùng một nghĩa như nó được dùng trong từ vựng thông thường hay theo nghĩa triết học.

Năm đầu tiên là năm có hai tầm quan trọng, vì nó đề cập đến những vấn đề thiết yếu chung quanh bản chất con người. Chúng tôi xem lại các đặc nét của con người, về mặt thể chất cũng như tinh thần, có được trí huệ, có được tự do, có được một tâm hồn bất tử và chúng tôi chứng minh có sự hiện diện của Chúa, Đấng tạo dựng tất cả mọi sự, bằng lý lẽ.

Không có những nền tảng này, chúng ta không thể nào hiểu một vài quan điểm của Giáo hội, và rất cần thiết để bắt đầu từ những sự thật đầu tiên này, nếu chúng ta không muốn xây nhà trên cát.

Có phải đây là một công thức hơi ép buộc?

Rõ ràng với sự đào tạo trên ba năm đòi hỏi phải có một sự đầu tư theo hệ quả của nó. Một vài người, đặc biệt là các sinh viên, họ không thể theo ba năm liền, vì họ dọn nhà liên tục hoặc có những chuyện bắt buộc khác. Nhưng không có gì ngăn họ vài năm sau trở lại học tiếp cho xong! Chúng ta không thể nào học bất cứ cái gì sâu đậm mà không có một cố gắng tối thiểu. Và tình yêu của Chúa, ước muốn biết sự thật giúp mình kiên trì.

Marta An Nguyễn chuyển dịch