aleteia.org, Arthur Herlin, 2015-09-02
Chantal Delsol, giáo sư triết, văn sĩ, chia sẻ cảm nhận của bà về các chương trình mới của học đường. Bà xuất bản quyển sách “Những tảng đá góc” (Les pierres d’angles, nhà xuất bản Cerf)
Aleteia: Xin bà cho biết quan điểm của bà về sự xuất hiện môn “đạo đức” và công dân trong các chương trình học năm 2015? Bà có thấy nội dung của nó lờ mờ hay có một khả năng diễn giải tùy ý?
Chantal Delsol: Chúng ta không luồn lách về mặt đạo đức được. Chúng ta thường có khuynh hướng xem đó như một môn có thể dạy được, một môn như môn toán, môn văn phạm – đây là sai lầm của một xã hội quá trí thức. Đạo đức là thực hành hoặc không thực hành. Đạo đức là sống hơn là nói. Vì thế giải thích về lòng quảng đại trong lớp học không mang lại bao nhiêu ý nghĩa. Điều mang lại ý nghĩa là phải quảng đại trước trẻ con, trong đời sống mỗi ngày, điều này thì chỉ có cha mẹ mới làm được. Nếu không làm được thì trẻ con sẽ nghĩ rằng, chỉ cần nói đạo đức là mình đạo đức! Nói một cách khác, loại giảng dạy này có thể chế ra những cái đau, những người đi cho đạo đức cho người khác, bằng lời mà họ không bao giờ sống…
Giảng dạy đạo đức và công dân: chúng ta nói về đạo đức nào và công dân nào?
Dĩ nhiên có nhiều cách để nói về đạo đức và công dân. Đây là cả một vấn đề “chất liệu” này và vì thế các nhà xuất bản rất chú ý. Tôi đã nhìn các sách về đạo đức của các lớp nhỏ. Một vài quyển sách tóm tắt kiểu 1. Không được kỳ thị, 2. Không được hút thuốc, 3. Phải thắt giây an toàn… Có một cách để làm tốt hơn, chẳng hạn nêu ra thế nào là một cảm nhận ở tầm cao, một cảm nhận mang tính thiêng liêng (không nhất thiết phải nói đến tôn giáo trong việc này), và làm sao để trẻ con dễ hiểu, dễ thấy.
Tổng thống Nicolas Sarkozy từng tuyên bố: “Thầy giáo sẽ không bao giờ thay thế được cha xứ”. Trong tinh thần của bộ trưởng Giáo dục của chúng ta, ngày nay liệu thầy giáo sẽ dứt khoát thay thế được cha xứ không?
Tôi không có thói quen trích lời của Tổng thống Nicolas Sarkozy và tôi không biết khi nào thì cha xứ sẽ bị thay thế nhưng tôi tin chắc một điều, sẽ không thay thế cha mẹ được. Và đây là điều xảy ra: Giáo dục quốc gia thật sự đã hốt hoảng khi thấy trẻ con không được giáo dục, nên họ tưởng tượng ra có thể thay thế cha mẹ bằng những bài học trong lớp. Thật là ảo tưởng! Luôn luôn có những cha mẹ vắng mặt, và ngày xưa còn nhiều hơn ngày nay. Nhưng trong quá khứ còn có những trường nội trú và chung chung các trường học đều được các nhà mô phạm đích thực, những nhà trung gian hòa giải giáo dục điều khiển. Ngày nay, tất cả những chuyện này đều không còn, chúng ta thường có những thầy cô thầy rất hiệu năng, họ dạy xong số giờ của mình và đi về, vì thế cha mẹ không có điểm tựa, họ một thân một mình giữa chợ. Điều có thể giúp họ khi họ cần, thì không phải là những bài học trừu tượng, nhưng là các nhà giáo cụ thể, những người luôn sẵn sàng.
Theo bà, các biện pháp của chính quyền đưa ra có ở tầm đòi hỏi cao trong việc trao truyền sự hiểu biết cho giới trẻ ngày nay không?
Đương nhiên là không. Mỗi mùa tựu trường, đều có thông báo các chỉ dẫn nhỏ như ở lớp mẫu giáo thì nên tập nói nhiều hơn là tập viết… hay cha mẹ ký vào hiến chương thế tục… mọi người bàn tán trên các làn sóng các biện pháp này để rồi sau hai tháng sẽ có những thông báo khác quét đi thông báo cũ… người ta đùa với quần chúng để quên đi là chúng ta cần phải có cải cách về cơ cấu, chẳng hạn như chi phiếu-trường học – một sự tự do đích thực cho trường học. Thật bất xứng khi nghĩ đến những người muốn cho con học trường tư dưới hợp đồng và không thể làm được vì lý do con số thâu nhận bị hạn chế 20%.
Với việc có thêm nhiều môn học trong nhiều ngành, sự giảm bớt giờ học, việc gần như biến mất các ngôn ngữ cổ điển, chúng ta có đối diện với một sự “đổ vỡ tri thức” dự đoán trước không?
Nước Pháp quan tâm rất nhiều đến nguyên tắc bình quân, đưa đến việc nhổ tiệt những gì có thể không nhận thấy nơi một số trẻ con. Vì thế mới có sự biến mất các ngôn ngữ cổ điển và còn nhiều chuyện khác. Xã hội Pháp được cai trị bởi sự thèm muốn. Vậy, trường học chỉ có thể điều hành bằng sự ngưỡng phục.
Bởi vì người ta có thể truyền tải rất nhiều qua các bản văn lớn được chọn lọc. Cách đây hai năm, bà Chantal Delsol đã viết ba tập về Kiến thức công dân và đạo đức, nhà xuất bản La Librairie des écoles. Trong tập sách này có ba mươi chương nói về những khái niệm chính về đạo đức cơ bản: thế nào là tình bạn, tình tương trợ, lòng biết ơn.
Marta An Nguyễn chuyển dịch