Bài phỏng vấn Chủ tịch Phủ giáo hoàng Georg Gänswein

863

zenit.org, Jaume F. Vaello, 2015-07-23

Océane Le Gall dịch ra tiếng Pháp.Pope Benedict XVI at his summer residence of Castel Gandolfo, Rome, Italy - 26 Jul 2010

Đức cha Georg Gänswein, Chủ tịch Phủ giáo hoàng và cũng là thư ký của Đức Giáo hoàng Danh dự Bênêđictô XVI. Năm 1996, Đức cha Georg Gänswein (1956) bắt đầu làm việc với hồng y Joseph Ratzinger, bộ trưởng bộ Giáo lý Đức tin. Năm 2003, Đức cha là thư ký riêng của hồng y, chức vụ Đức cha vẫn còn giữ khi hồng y Ratzinger lên ngôi giáo hoàng. Năm 2012, Đức cha được bổ nhiệm là Chủ tịch Phủ giáo hoàng, chức vụ được Đức Phanxicô tái bổ nhiệm ngày 31-8-2013. Đức cha Gänswein ở đan viện Mater Ecclesiae, nơi thường trú của Giáo hoàng danh dự: mỗi sáng Đức cha dâng Thánh lễ với Đức Bênêđictô XVI, cùng lần hạt chung, cùng đi dạo chung mỗi ngày nửa giờ ở Khu vườn Vatican. Buổi chiều Đức cha làm việc với Đức Phanxicô. Bài phỏng vấn nhắc lại chuyện Đức Bênêđictô XVI từ nhiệm và được ký giả Jaume F. Vaello công bố bằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Catalan.

 Zenit – Làm sao cha thích ứng được với hai nhân vật khác biệt nhau như thế này?

Đức cha Gänswein – Một điều chắc chắn là họ rất khác nhau; và đối với tôi, sau một thời gian dài có kinh nghiệm làm việc với hồng y Ratzinger, rồi với Giáo hoàng Bênêđictô XVI thì thời gian đầu làm việc với Đức Phanxicô không phải là dễ. Nói theo thuật ngữ vi tính, tôi phải “ăn khớp” vào hệ thống vì sự thay đổi đã khá đi xa. Tôi đảm trách Phủ giáo hoàng mà Đức Phanxicô tái bổ nhiệm tôi. Những gì chúng tôi làm – các cộng sự viên và tôi – là phục vụ. Đơn giản như thế. Làm như thế nào? Điều này tùy thuộc rất nhiều vào giáo hoàng và cách ngài quản trị Giáo hội. tuy nhiên, tôi phải nói có một lợi điểm rất lớn ở trong tất cả những chuyện này: kinh nghiệm đa dạng này đã giúp tôi lớn lên cả về mặt nhân bản lẫn về mặt thiêng liêng.

Ngoài các khác biệt bên ngoài – giày, thánh giá – có gì khác nhau trong lời các ngài nói?

Tất cả các chuyện mà chúng ta đã nghe từ ngày đầu giáo triều như Đức Phanxicô mang giày đen, mang thánh giá bạc hay không, đều là chuyện thứ yếu: đó là chuyện bên ngoài, của một cách làm. Nhưng nếu nhìn vào nội dung thì chúng ta sẽ thấy có một sự liên tục với Đức Bênêđictô XVI (munus petrinum). Và đúng là như vậy. Một người Nam Mỹ, một người Đức, hai tính cách rất khác nhau. Người đầu được giáo dục, được đào tạo theo linh đạo Dòng Tên, như thế đương nhiên cách ngài suy nghĩ, hành động, quản trị Giáo hội sẽ khác so với người được đào tạo trước hết ở môi trường hàn lâm và đại học.

Hai năm sau khi từ nhiệm, cuộc “hành hương trên quả đất” của Đức Bênêđictô XVI mang hình ảnh nào?

Trong bài diễn văn ngắn gần đây ở Castel Gandolfo của Đức Bênêđictô XVI, ngài nói đến “giai đoạn cuối cuộc hành hương trên quả đất này”. Trước đây, ngài nói ngài sẽ không bao giờ bước xuống thập giá, không bao giờ bỏ Chúa. Ngài đã lên núi để cầu nguyện cho Giáo hội, cho vị kế nhiệm mình. Vai trò của ngài bây giờ ở thứ bậc thiêng liêng: cầu nguyện cho con thuyền của Thánh Phêrô. Điều quan trọng cần nhắc lại là Giáo hội không phải chỉ được quản trị bằng các quyết định hay các chiến thuật nhưng cũng bằng lời cầu nguyện, rất quan trọng. Giáo hội là một “nhóm cầu nguyện”, và chúng ta biết càng có nhiều người cầu nguyện, Giáo hội càng đi lên. Cùng ở trong nhóm này, Đức Bênêđictô XVI có một chỗ đặc biệt, chỗ của người “hành hương”.

CHE: Pope Benedict XVI?s Vacation Visit To SwiterlandLàm sao giải thích việc từ nhiệm này?

Chúng ta có thể viết trọn một quyển sách về các giả thuyết, các lý thuyết về sự kiện này! Ngày 11 tháng 2-2013, Đức Bênêđictô XVI đã đọc một tuyên bố ngắn và rất rõ ràng giải thích các lý do của mình. Tất cả những gì nói khác đi thì hoàn toàn là giả thuyết mà không có căn cứ. Nếu các cá nhân, thậm chí có cả các trào lưu chống Đức Bênêđictô XVI thì điều này không quan trọng so với quyết định từ nhiệm của ngài. Đương nhiên với một người như ngài thì ngài đã suy nghĩ rất lâu về một quyết định quan trọng như vậy. Ngài không để cho một ai ảnh hưởng đến mình. Ngài rất rõ ràng trong cuộc nói chuyện với ký giả Peter Seewald nhiều năm trước khi ngài từ nhiệm: “Khi gặp chó sói, khi gặp hiểm nguy, người mục tử không bỏ đàn chiên của mình”. Ngài đã không làm vào lúc đó và ngài không bao giờ làm, đây không phải là sự bỏ đi của ngài. Đó là sự thật và câu giải thích duy nhất về các lý do của sự từ nhiệm của ngài.

Cha đã nói về “hoa quả” của việc từ nhiệm: đâu là hoa quả này?

Đức Bênêđictô XVI nhận ra, ngày nay, để hướng dẫn Giáo hội cần phải có sức mạnh, sức mạnh thiêng liêng cũng như sức mạnh thể xác. Từ nhiệm để nhường chỗ cho người trẻ hơn, mạnh hơn là hành vi của một lòng khiêm tốn cao cả. Tôi nghĩ đây là tấm gương của một tình yêu cho Chúa và cho Giáo hội mà ai cũng có thể hiểu. Khi nhìn giáo triều của Đức Phanxicô, người ta có thể thấy hình ảnh của Giáo hội đã thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Đức Bênêđictô XVI đã làm bước đầu để điều này được thay đổi: ngài mở cánh cửa để đi trên con đường này. Tôi nghĩ sẽ còn nhiều con đường khác.

Khi Đức Bênêđictô XVI từ nhiệm, cha cảm thấy như thế nào?

Đó là những ngày rất khó khăn nhưng trên thực tế, công việc lớn lao đã phải bắt đầu làm khi Đức Bênêđictô XVI báo cho tôi biết từ nhiều tháng trước quyết định của ngài. Đương nhiên tôi phải im lặng, và ông có thể hình dung, đây là một cố gắng rất lớn của tôi. Ngày 11 tháng 2, rồi ngày 28 tháng 2, tôi đã sống trong tâm tình tạ ơn.., nhưng cũng trong tâm tình buồn bã, một hình thức như để tang. Nhưng Đức Thánh Cha đã quyết định, một quyết định theo lương tâm trước mặt Chúa (coram Deo) thì phải tôn trọng và vâng theo.

Tại sao hồng y Joseph Ratzinger chọn cha làm thư ký riêng?

Câu hỏi lạ nhỉ! Ngài đã 75 tuổi và ngài tin chắc Đức Gioan-Phaolô II sẽ cho ngài từ nhiệm. Khi đó tôi làm việc ở Bộ Tín Lý, và thư ký của ngài lúc đó vừa nhận chức vụ mới ở Bộ Đời sống Thánh hiến. Hồng y cần một người làm thư ký và ngài chọn tôi. Ngài không giải thích vì sao ngài chọn tôi và tôi cũng không bao giờ hỏi ngài. Đương nhiên việc này làm tôi ngạc nhiên; nhưng ngài đã quyết định và tôi chấp nhận.

Cha có ngạc nhiên khi thấy hồng y Ratzinger lên ngôi giáo hoàng không?

Đương nhiên là ngạc nhiên. Tôi không bao giờ hình dung điều này, và tôi nghĩ chính hồng y cũng không hề nghĩ tới. Ngài được bầu chọn. Ngài muốn rút ra nhưng ngài làm một cách khác! Ngài chấp nhận được chọn làm giáo hoàng vì ngài thấy đây là ý Chúa. Và cũng đương nhiên tôi trở thành thư ký cho một giáo hoàng. Giai đoạn này như cơn sóng thần đối với tôi, ông có thể hình dung được điều này.

Giáo hoàng của các cử chỉ và của lòng thương xót

Zenit – Đức Phanxicô thường hay nhắc đến Đức Gioan-Phaolô II…

Đức cha Georg Gänswein – Đúng, có thể. Dù được bầu chọn cách nhau 20 năm, dù cả hai ở hai môi trường chính trị và văn hóa rất khác nhau, cả hai đều tích lũy một kinh nghiệm mục vụ to lớn phi thường. Đức Phanxicô sau khi điều khiển không dễ gì một địa phận to lớn như địa phận Buenos Aires; Đức Gioan-Phaolô II đứng đầu Giáo hội Cracovia vào thời buổi mà đây là nơi duy nhất người ta có thể lên tiếng một cách tự do. Tôi nghĩ có thể dựa trên đó mới có thể so sánh nhưng cũng phải dựa trên các khía cạnh khác của cá tính của họ.

Khía cạnh nào?

Chẳng hạn như Đức Phanxicô, ngài nói rất nhiều đến “văn hóa gặp gỡ”: gặp gỡ con người và gặp nhiều nhất có thể. Đức Gioan-Phaolô II không nói đặc biệt về văn hóa này nhưng ngài lại thường xuyên thực hành. Tiếp xúc với người khác, kể cả tiếp xúc về mặt thể lý là điều hòa chung mạnh nhất ở hai giáo hoàng này.

Người ta thường nói: “Đức Gioan-Phaolô II là giáo hoàng của hy vọng, Đức Bênêđictô XVI là giáo hoàng của đức tin và Đức Phanxicô là giáo hoàng của đức ái”: một phân tích đúng theo thực tế không?

Thật khó để tóm tắt trong một chữ cho trọn một triều giáo hoàng. Mỗi khi chúng ta tìm cách đóng khung cái gì đó có tính cách phức tạp vào chỉ trong một chữ thì luôn có một thiếu sót. Tôi nghĩ Đức Phanxicô là giáo hoàng của các cử chỉ và của lòng thương xót. Chúng ta vẫn còn đang đi trên con đường. Dù sao sau hai năm, tôi nghĩ ngài là giáo hoàng của các cử chỉ, qua các cử chỉ này nói lên một ý nghĩa.

Khi bầu chọn tân giáo hoàng, cha có nghĩ là cha sẽ rời Rôma để có thể có một đời sống “yên bình” hơn không?

Không. Không phải vì tôi tin chắc tôi sẽ được bổ nhiệm lại nhưng vì tất cả những điều này không làm tôi lo lắng. Vì thế tôi không suy nghĩ đến, tôi không sợ lúc thay đổi. Điều bình thường cho một giáo hoàng nếu ngài muốn và nếu ngài thấy cần thì ngài thay đổi nhóm làm việc của mình. Năm 2013, ngài quyết định bổ nhiệm tôi lại và tôi ở đây. Bây giờ tôi nghĩ làm sao để tôi phục vụ được tốt hơn.

Đối với giáo hoàng Ratzinger, đấu tranh để chống chủ nghĩa tương đối là điều rất quan trọng: đâu là chủ đề chính của giáo hoàng hiện nay?

Vấn đề sự thật vẫn là vấn đề rất quan trọng, tôi nghĩ Đức Phanxicô cũng cùng quan điểm. Điều này không có nghĩa ngài ít quan tâm đến việc đấu tranh chống chủ nghĩa tương đối nhưng ngài thấy rõ Chúa đòi hỏi ngài tập trung triều giáo hoàng của mình vào các vấn đề khác, các thách đố khác. Ngài nói nhiều đến một “Giáo hội truyền giáo, một Giáo hội nghèo”; ngài thích mô hình Giáo hội như “bệnh viện sau chiến tranh” hay “Giáo hội đi ra ngoài”. Chính trong chiều hướng này mà Đức Phanxicô hướng dẫn cuộc đấu tranh của mình.

Gia đình là một trong những thách thức: theo cha, tại sao có nhiều tin tức gây hoang mang trong kỳ họp Thượng hội đồng vừa qua và kỳ họp tháng 10 sắp tới?

Rất nhiều người đã viết và đang viết mà không có thông tin rõ ràng hoặc không chuẩn bị kỹ, không kể đến có những “luồng” tư tưởng. Vì thế rất quan trọng là các mục tử trong Giáo hội cũng như tín hữu phải có ý kiến rõ ràng và phải thẳng thắn, chân tình nói lên. Tháng 10 sắp tới, Thượng Hội Đồng không khởi đi từ một vấn đề đặc biệt nhưng từ một chủ đề chính, đó là chủ đề “phúc âm hóa và gia đình”. Chắc chắn là Giáo hội sẽ không nhắm mắt trước các khó khăn của các tín hữu. Tuy nhiên Giáo hội cũng phải có câu trả lời chân thực theo Phúc Âm, theo lời Chúa Giêsu Kitô và truyền thống công giáo chứ không theo thời.

Đâu là các thách thức hiện nay trong lãnh vực này?

Chắc chắn một trong các thách thức là trường hợp của các tín hữu sống trong một chế độ hôn nhân được gọi là “bất thường”. Đó là trường hợp của những người đã ly dị và tái hôn về mặt dân sự. Đương nhiên chúng ta phải giúp họ nhưng không theo cách rút gọn. Quan trọng là phải gần những người này, tiếp xúc với họ, duy trì quan hệ với họ, vì những người này thuộc về Giáo hội như tất cả các người khác, họ không bị loại trừ cũng như không bị dứt phép thông công. Họ phải được tháp tùng, tuy nhiên vẫn còn vấn đề về mặt bí tích. Giáo hội phải tỏ ra chân thành và các tín hữu sống trong hoàn cảnh này cũng vậy. Không phải chỉ nói ngắn gọn: “họ có thể hoặc họ không thể”. Và theo tôi, đây là chủ đề cần phải đối diện một cách tích cực. Nhận phép bí tích là một vấn đề trung thực phải xây dựng trên giáo huấn công giáo. Tôi hy vọng trong những tháng chuẩn bị trước Thượng Hội Đồng sẽ có những đề nghị để giúp tìm được giải pháp đúng cho các trường hợp khó khăn này.

Một vài tranh cãi đến từ Đức. Tại sao?

Đúng. Đúng là các sai lầm không phải tất cả đều đến từ đó nhưng điểm chính trong vấn đề này chắc chắn là có: cách đây 20 năm, Đức Gioan-Phaolô II sau nhiều cuộc thương thuyết lâu dài và gay go đã từ chối không cho tín hữu đã lập gia đình lại được rước lễ. Chúng ta không thể bỏ lơ giáo huấn của ngài và thay đổi sự việc. Tại sao có một vài mục tử muốn đề nghị điều không thể làm được? Tôi không biết. Có thể họ nhượng bộ trước khuynh hướng của thời buổi này, có thể họ bị lôi cuốn theo trào lưu của báo chí … Bị báo chí chỉ trích là điều không thoải mái chút nào; nhưng một mục tử không được quyết định dựa trên tiếng vỗ tay của báo chí; thước đo của họ phải là Phúc Âm, đức tin, giáo điều và truyền thống.

Báo chí gần như không nói đến trường hợp các tín hữu Kitô bị bách hại, chỉ có một mình Đức Giáo hoàng nói thôi sao?

Đức Phanxicô rất rõ ràng trên quan điểm này, và khổ thay các thể chế lớn cũng im lặng, hoặc nếu có nói thì cũng nói một cách vô tư. Và đó là điều rất quan trọng. Một cách ứng xử không chấp nhận được. Cho đến bây giờ, Đức Giáo hoàng là tiếng nói duy nhất mang tính thuyết phục và can đảm, ngài nói lên sự thật. Ngài không sợ và không tìm cách để được người khác vỗ tay. Ngài hành động như Thánh Phaolô, có nghĩa là ngài can thiệp một cách rõ ràng cần thiết và khuấy động lên.

Ngày làm việc của Đức Giáo hoàng thì rất bận rộn, tôi hình dung ngày làm việc của cha cũng vậy. Cha có mong có một cuộc sống khác không?

Tôi không bao giờ đặt câu hỏi này. Vì tôi không bao giờ nói: “Tôi thích làm chuyện này, thích làm chuyện kia …” Tôi chấp nhận chức vụ của tôi. Khi Đức Bênêđictô XVI nhờ tôi làm một chuyện gì, tôi chấp nhận và tôi tự nguyện làm. Đối với Đức Phanxicô thì cũng vậy.

Khi nhìn lại đời mình, từ thời còn để tóc dài cho đến bây giờ, Georg Gänswein nghĩ gì?

Khi tôi nhìn lại, tôi cười chứ… Lúc đó tôi 18, 19 tuổi, tôi vừa xong trung học và bắt đầu vào chủng viện, thời trang lúc đó là như vậy và tôi không phải là người duy nhất theo thời trang! Cha tôi không bằng lòng nên chúng tôi đã có một vài căng thẳng nhỏ. Nhưng một cách riêng tư, điều này lại hữu ích như một nguyên tắc sống: “Tin tưởng nhưng phải cẩn thận”. Và một câu khác trong tiếng Đức: Tue recht und scheue niemanden. Có nghĩa là “làm những gì bạn cho rằng tốt và không sợ ai”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch