Giáo phận Toulon: Vì sao Vatican chọn im lặng
Các cơ quan của Vatican từ chối bình luận về lệnh cấm giám mục Dominique Rey, giáo phận Fréjus-Toulon phong chức linh mục và phó tế vào cuối tháng sáu. Một chiến lược im lặng theo thói quen và đã ăn sâu vào tập quán của Giáo triều.
la-croix.com, Loup Besmond de Senneville, Rôma, 2022-06-07
Đức Phanxicô trong thánh lễ Hiện Xuống ngày chúa nhật 5 tháng 6 tại Đền thờ Thánh Phêrô. Stefano Spaziani
“Không bình luận.” Về bản chất, đây là phản ứng chính của Vatican khi được hỏi về lệnh cấm giám mục Dominique Rey phong chức cho bốn linh mục và sáu phó tế ngày 26 tháng 6. Không có phản ứng chính thức nào Rôma gởi cho các nhà báo đặt câu hỏi với chính quyền Rôma trong những ngày gần đây, dù quyết định được hồng y Marc Ouellet, bộ trưởng bộ Giám mục đưa ra.
Trường hợp của giáo phận Toulon: những gì chúng ta biết
Tại Vatican, các quyết định kỷ luật, cũng như các sự việc đột ngột không giải thích được: ngoài quyết định chống lại giám mục Rey trong trường hợp này, trong những tháng gần đâycòn có vụ liên quan đến việc sa thải một tu sĩ dòng Đa Minh khỏi Pontcallec, vụ tổng giám mục Michel Aupetit, giáo phận Paris buộc phải từ chức. Trong ba trường hợp này, không bao giờ có một lời giải thích rõ ràng và chính thức được đưa ra.
Không liên quan đến các trường hợp riêng nào, lựa chọn im lặng về các vấn đề kỷ luật của Vatican là hoàn toàn chủ định. “Có hai lý do trong việc này, một thành viên Giáo triều giải thích, bản thân ông cũng chỉ trích về sự thiếu minh bạch của Giáo triều. Thứ nhất, xác quyết rằng Giáo hội không cần phải biện minh cho các quyết định của mình, vì Giáo hội có chủ quyền và phải thoát khỏi áp lực. Thứ nhì là không nắm vững các kỹ thuật giao tiếp. Họ không biết làm thế nào để làm chuyện này.” Cũng nguồn tin này nhấn mạnh đến việc họ “không có khả năng đảm nhận các quyết định của mình”.
“Thiếu can đảm”
Thành viên này tiếp tục: “Vậy nên chúng tôi để người khác dựng chuyện, tung tin đồn thất thiệt. Rõ ràng là thiếu can đảm. Chắc chắn một số không nhận ra hậu quả của im lặng.”
Những người mới vào làm việc ở Vatican thường được nhắc: “Bạn càng ít nói, bạn càng được tôn trọng”. Một nguồn tin khác tóm tắt, trong hệ thống thứ bậc mạnh mẽ này, ai nói và làm mất lòng giáo hoàng thì khi nào họ cũng sợ mất ghế. Và cũng không nên làm giảm uy tín một người có trách nhiệm trong Giáo hội. Hoặc không vạch ra khi có người mắc lỗi. Một hình thức “thận trọng bác ái” tạo chiếc phanh mạnh cản đường cho một văn hóa minh bạch.
Không có chiến lược giao tiếp thực sự
Nhưng ngoài những lý do văn hóa này, một số người còn viện đến im lặng, trực tiếp hơn đến việc thực thi quyền lực do giáo hoàng thực hiện. Đức Phanxicô thực sự quản lý một phần hồ sơ của ngài, không nhất thiết ngài phải nhờ đến các dịch vụ của Giáo triều, hoặc ít nhất tin tức được các kênh thông tin riêng của ngài cung cấp.
Kết quả: một số người cho rằng, ngay cả trong Giáo triều, không có một chiến lược giao tiếp thực sự nào có thể thực hiện khi vấn đề khó khăn nảy sinh. Và cũng không hiếm khi giáo hoàng quyết định nói trên các cột báo một chủ đề mà ngài cấm các dịch vụ của ngài nói: đó là trường hợp nội dung cuộc nói chuyện của ngài với thượng phụ Kyrill gần đây, và cũng trong một lãnh vực hoàn toàn khác, đó là vắc-xin.
Các nguồn tin khác cũng nói về cách giải quyết xung đột riêng ở Vatican. Như vậy, việc giữ bí mật các thủ tục vừa là để bảo toàn danh dự của đương sự, trong khi chờ quyết định, nhưng cũng có thể dẫn đến việc giải quyết một vấn đề mà nó không được đưa ra công khai. Vì thế việc công bố kết quả một quyết định, như trường hợp liên quan đến giám mục Giám mục Rey, tương ứng với giai đoạn đi tới trong thủ tục do Rôma khởi xướng để chống lại một giám mục. Và trong trường hợp này, theo thông tin của chúng tôi, thông cáo báo chí của giám mục công bố được viết với sự tham khảo ý kiến Vatican. Một cách để Rôma xin đương sự thông báo thay mình.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Rôma ra lệnh đình chỉ phong chức ở giáo phận Fréjus-Toulon, một quyết định cực kỳ hiếm