Suy nghĩ về thời hậu Putin

131

Suy nghĩ về thời hậu Putin

fr.aleteia.org, Jean Duchesne, 2022-03-22

Người dân Nga sẽ làm gì sau Vladimir Putin? nhà khảo luận Jean Duchesne đặt câu hỏi. Câu hỏi cũng đặt ra với các nền dân chủ, những nền dân chủ không thoát được “thói đạo đức giả và giả dối”. Lịch sử và văn học có thể giải phóng sự thất bại hợp lý của chúng ta trước vụ xâm lược của Nga.

Cuộc xâm lược Ukraine của quân đội Nga đặt ra nhiều câu hỏi cấp bách và lo lắng: phải làm gì? Làm thế nào mà không kéo theo trong một xung đột với tầm mức rộng lớn quy mô còn khủng khiếp hơn, lại giúp được những người đang kháng cự, quốc gia đang bị chia cắt trong đau đớn này? Làm thế nào tất cả sẽ kết thúc? Nhưng những câu hỏi khác không kém phần nghiêm trọng nảy sinh, nếu cái nhìn mở rộng và sâu hơn, cả về quá khứ và lịch sử và hướng tới tương lai.

Chúng ta có xu hướng xem tổng thống Nga Vladimir Putin là kẻ điên, là con quái vật, vì, từ Chechnya đến Donbass và ngày nay là Kyiv, Mariupol và thậm chí cả Mali, Crimea và Syria, ông đi theo một lô-gích mà tính hợp lý dựa trên lợi ích chung của chúng ta xem là mất trí, thậm chí là tự sát: nó không chỉ làm thiệt hại cho nạn nhân của họ, mà còn trừng phạt ngay chính người dân của họ, làm cho nó phải trả giá rất đắt về nhiều mặt. Điều bí ẩn ở đây là ngoài những trường hợp ngoại lệ hiếm hoi và liều lĩnh, người Nga không nổi dậy chống lại một chế độ độc tài như vậy. Có một dấu hiệu cho thấy xác tín của phương Tây về tính ưu việt dứt khoát của chủ nghĩa tự do dưới khía cạnh cấu thành và không thể tách rời: chính trị, kinh tế và đạo đức, xác tín này không phải là sự thật được mọi người chấp nhận.

Điểm yếu của chủ nghĩa phát xít, như biện pháp để khắc phục cho các chủ nghĩa dân chủ, nó luôn có kết thúc thê thảm hoặc, dù sao thì cũng không kéo dài vô thời hạn, vì “lãnh đạo tối cao” không thể có người kế nhiệm.

Vì vậy, vấn đề không chỉ là Vladimir Putin, nhưng chính cả người dân Nga. Năm 1990, sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, người dân Nga không áp dụng các “giá trị” của chúng ta như chúng ta nghĩ họ sẽ làm “một cách tự nhiên”, có nghĩa là không thể sai lầm theo sự nghiêm ngặt của sự hợp lý của chúng ta. Ảo tưởng tương tự đã sinh ra các thảm họa ở Afghanistan, Iraq, Libya… và mùa xuân Ả Rập tàn lụi. Kết thúc của một chế độ chuyên chế không tự động tạo ra nền dân chủ, vì một chế độ chuyên chế mới hoặc một hệ thống mafia đơn giản sẽ lấp đầy khoảng trống nếu, sau những thử thách khắc nghiệt, luật pháp không đủ vững chắc và các quy tắc luân phiên quyền lực không được mọi người đồng loạt chấp nhận.

Tính thường xuyên và mong manh của chủ nghĩa phát xít

Trong trường hợp của Nga, nhưng cũng phải nghiên cứu trường hợp của Trung quốc và của các nước Á châu, Phi châu và ngay cả châu Mỹ la-tinh, một phân tích sâu sắc là của Timothy Snyder, giáo sư lịch sử tại Yale và chuyên gia Đông Âu. Quyển sách hay nhất của ông hiện nay, ra mắt từ năm 2018, vẫn chưa được dịch sang tiếng Pháp: Con đường dẫn đến không-tự do – “The Road to Unfreedom – La Route de la non-liberté”. Ông  kết hợp Hitler, Stalin và Vladimir Putin dưới ngọn cờ duy nhất của chủ nghĩa phát xít, được định nghĩa là chủ nghĩa dân tộc đàn áp ở trong nước, hiếu chiến ở nước ngoài, do một người lãnh đạo nắm quyền lực tuyệt đối thao túng. Tất nhiên là có những biến thể (Ý, Tây Ban Nha, v.v.), nhưng các hệ tư tưởng (phân biệt chủng tộc trong trường hợp quốc xã, chủ nghĩa vị khoa học nơi người mácxít) chỉ có vai trò công cụ và chủ nghĩa-putin đòi lebensraun của nó (khái niệm địa chính trị cho rằng ý tưởng về lãnh thổ đủ để tồn tại) mặc định tố cáo phương Tây vừa là đế quốc vừa suy đồi.

Timothy Snyder nhấn mạnh, điểm yếu của chủ nghĩa phát xít, như phương thuốc cho nền dân chủ, là nó luôn kết thúc ác độc và ít nhất là không kéo dài vô thời hạn, vì “người lãnh đạo tối cao” không thể có người kế nhiệm. Hitler đi đến tận cùng lô-gích là phải tự tử. Sau khi Stalin được củng cố do sự thất bại của chủ nghĩa quốc xã, Khrushchev không nặng ký và Brezhnev già nua bị nomenklatura (nhóm lãnh đạo Liên xô và Đông Âu) áp đảo, từ đó nổi lên Gorbachev, người đã từ chức để giải thể, sau khi thất bại trong việc khôi phục đất nước. Elstine, người lấy lại nó nhanh chóng bị suy yếu vì rượu chè vô độ. Năm 1999, Vladimir Putin lượm lại tàn dư không bị phản đối. Kể từ đó, ông nắm quyền tối cao. Vì thế câu hỏi được đặt ra cho thời hậu Putin: ông vẫn như vậy đến tháng 10 năm nay khi ông 70 tuổi. Ông sẽ già như thế nào? Ai thế ông? Sẽ kế tục hay sẽ cắt đứt – dần dần hay không?

“Nói người khác nhưng chính mình là thủ phạm”

Trong khi chờ đợi, sử gia Timothy Snyder lưu ý một nghịch lý, hay một mỉa mai khá độc ác: đó là người Nga dường như cho phép mình bị thuyết phục, cũng như trong thời Thế chiến thứ hai, đất nước của họ tự vệ và bảo vệ Ukraine chống lại chủ nghĩa phát xít, nhưng ngược lại, chính họ hành xử như một quốc gia phát xít. Tuy nhiên, nhà sử học người Mỹ không nói, làm thế nào thủ phạm lại đi kết tội người khác chính tội mình đã phạm. Cách giải thích thông thường, ông chủ Điện Kremlin là người kế vị các sa hoàng và quốc gia không có truyền thống nào khác ngoài chế độ chuyên quyền, từ khi Ivan Bạo chúa và Peter Đại đế không phải vô cớ đã gieo rắc hãi sợ kinh hoàng ở phương Tây và đánh chết chính con ruột mình. Chúng tôi thấy cách giải thích này hơi đơn giản và ngắn gọn. Cần phải nghe quan điểm nạn nhân của Stalin, những người mà theo họ, nước Nga trước xô viết hoàn toàn không phải là chủ nghĩa phát xít.

Vì vậy, bà Nadejda, góa phụ của nhà thơ vĩ đại Ossip Mandelstam, qua đời năm 1938 trên đường tới Gulag, đã viết trong tập hồi ký thứ hai (Ngược với mọi hy vọng, Contre tout espoir, ấn bản tiếng Pháp, Gallimard 2013): “Ngày xưa, có rất nhiều người dũng cảm. Và ngay cả những người không dũng cảm, họ cũng giả vờ, vì đó là phong tục. Từ đó sinh ra đạo đức giả và giả dối, những tệ nạn lớn trong quá khứ, bị chủ nghĩa hiện thực phê phán vào cuối thế kỷ 19 tố cáo. Kết quả của việc tố cáo này thật bất ngờ: những người tốt đã biến mất. Lòng tốt không chỉ là một phẩm chất bẩm sinh: nó phải được trau dồi, và nó chỉ được thực hiện khi có nhu cầu.”

Giữa Một chín tám bốn (1984) và Thế giới mới dũng cảm (Brave New World)

Quá khứ không có một chút gì lý tưởng hóa ở đây. Nhưng chúng ta thấy cái mà bà Nadezhda Mandelstam gọi là “chủ nghĩa hiện thực phê phán” đã bóp nghẹt văn hóa như thế nào, ngoài ý thức đạo đức, sáng suốt của trí tuệ và niềm hy vọng: “đạo đức giả và giả dối” không còn xuất hiện như một tệ nạn nữa, mà là chuẩn mực của sự sống còn trong một thế giới mà ở đó, không còn ai là chủ sau người cho mình là chủ, người viết lại lịch sử và ra lệnh cho sự thật “của mình”. Chúng ta tìm thấy ở đây toàn bộ xã hội nhà tù trong tác phẩm 1984 của George Orwell, mà chúng ta nghĩ, từ khi chủ nghĩa Lênin bị phá sản, đã lỗi thời ở phương Tây, nơi mà nền kinh tế ưu việt và những thao túng của con người gần đây đã làm hãi sợ thay vì sự ra đời của Thế giới mới dũng cảm (Brave New World) của Aldous Huxley.

Chúng ta cũng nên lưu ý, trực giác hay kinh nghiệm, rằng “lòng tốt” – sự phù hợp với điều tốt thì tốt hơn những lợi ích ích kỷ, phục vụ người khác không điều kiện – là hoàn toàn không tự nhiên và phải được “trau dồi”. Vì thế, thách thức là phải “cảm thấy cần” – nhưng dĩ nhiên không áp đặt bằng vũ lực, cũng không tính lợi ích vật chất sẽ đủ để khai sáng lương tâm bị mê hoặc bị tuyên truyền. Ở đây, tất cả những gì nhưng không có thể là yếu tố giải phóng, sáng tạo và phong phú, không phải là điều xa xỉ: nghệ thuật, thơ ca và văn học, thiêng liêng mở ra cho những gì siêu việt, cho phép diễn tả, giao tiếp và thậm chí là hiệp thông ngoài các trường hợp ngẫu nhiên – và không hoàn toàn phủ nhận chúng!

Nhân loại bị tổn thương

Tuy nhiên, sự phản kháng của tinh thần – và chủ nghĩa tiêu dùng mà nền dân chủ không kiểm soát cũng như chủ nghĩa phát xít chống dân chủ – không cung cấp một chỗ lánh mình để chiêm ngưỡng những đức tính của chính mình trong khi chờ Ngày Phán xét Cuối cùng hoặc những ngày tốt đẹp hơn. Triết gia Pháp Simone Weil đã viết năm 1940 trong Iliad hay Bài thơ của sức mạnh: “Chỉ những ai có thể vượt lên trên sự khốn khổ của con người, những người ngụy trang cho sự khắc nghiệt của số phận bằng chính đôi mắt của họ, bằng cầu cứu vào ảo tưởng, vào say xỉn hoặc cuồng tín. Con người không được che chở bởi lớp áo giáp dối trá, sẽ không thể chịu đựng được sức mạnh mà không bị chạm đến tâm hồn. Ơn sủng có thể ngăn để không bị thoái hóa, nhưng ơn không thể ngăn được tổn thương.”

Marta An Nguyễn dịch

Bài đọc thêm: Thế giới của chúng ta đã sụp đổ: chúng ta sẽ trở nên như thế nào?