Nghiên cứu về các lạm dụng ở giáo phận Munich 

84

Nghiên cứu về các lạm dụng ở giáo phận Munich

Lạm dụng, câu chuyện không bao giờ kết thúc của việc học tập: Hồng y Marx và Đức Ratzinger chấp nhận một cách giải thích theo văn hóa tương đối. Vì sao.

zeitung.faz.net, Christian Geyer, 2022-01-22

Hồng y Reinhard Marx gần đây dường như muốn đọc bản báo cáo từ góc độ lịch sử.

Thời buổi như một lời biện minh?

Khi nào, nếu không phải là trường hợp lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên, là lúc thích hợp để đưa chủ đề lên ưu tiên hàng đầu? Ông Martin Pusch, đại diện văn phòng các luật sư đã đặt câu hỏi tu từ trong buổi trình bày báo cáo lạm dụng ở Munich. Ông gọi đây là thuyết văn hóa tương đối trong quá trình học tập. Hồng y Reinhard Marx là mục tiêu  nhắm của luật sư Pusch trong nhiều năm, ông phản bác với tư duy có thể tóm tắt như sau: Bạn luôn thông minh hơn sau đó.

Điều bây giờ ngài hiểu, đó là việc điều tra và trừng phạt hành vi lạm dụng phải được xem là ưu tiên hàng đầu và phải được suy nghĩ từ quan điểm của nạn nhân – điều mà trước đây ngài không thể hiểu được, khi nhìn lại việc xử lý, các nhiệm vụ liên quan đến lạm dụng theo quan điểm của các chuyên gia được ủy quyền trình bày dưới đây. Hồng y Marx dường như cũng muốn đọc bản báo cáo gần đây chủ yếu về mặt lịch sử, như một giai đoạn trong lịch sử học tập của giáo sĩ có cùng phát hiện cơ bản trong nhiều năm: “Rằng lạm dụng tình dục trong Giáo hội không được xem trọng, thủ phạm thường không nhận trách nhiệm theo đúng cách, và những người có trách nhiệm đã nhìn theo cách khác.”

Một bước học tập thì đúng hơn, tháng 9 năm 2018, khi nghiên cứu của liên ngành MHG về lạm dụng tình dục trong thẩm quyền của Hội đồng Giám mục Đức được trình bày tại Fulda, hồng y Marx đã mô tả sự thay đổi trong nhận thức của mình như sau: “Chúng ta đã không nhìn thẳng vào vấn đề này quá lâu rồi.” Nhân dịp này, từ việc tham khảo tiến trình học tập từ năm 2010 và những tiến triển của năm 2018, hồng y giữ vững quan điểm: “Năm 2010 chúng tôi cũng đã lượng định trước rồi. Nhưng bây giờ chúng tôi thấy rõ ràng hơn, sâu sắc hơn, thậm chí còn thách thức hơn.” Cách tiếp cận quá trình-sư phạm với chủ đề lạm dụng có một điểm tương lai: Chỉ có tương lai mới dạy chúng ta những gì phải làm trong quá khứ. Về mặt này, mỗi báo cáo mới về vấn đề này là một kinh nghiệm may mắn học tập không ngừng nghỉ.

Theo các chuyên gia, loại trách nhiệm dựa trên thời gian được nhấn mạnh này thì thật kỳ lạ. Họ thừa nhận, ý thức về vấn đề của toàn xã hội liên quan đến lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên đang phát triển, tất nhiên, nhưng như một biện pháp phòng ngừa, họ tuyên bố “việc đưa hành động vào bối cảnh của toàn xã hội là không thể , không được phép và không được kết luận một cách quá sớm.” Nghiên cứu trích dẫn lời một nhân chứng đương thời mà họ phỏng vấn, người này cảm thấy phiền hà và khó hiểu, rằng Giáo hội luôn lùi lại và sau đó khi nhìn lại thì hiểu biết hơn. Theo quan điểm của ông, có quá nhiều những thứ “nhìn lại sau đó”, những điều mà nhẽ ra phải có đủ nhận thức từ lúc đó để biết sớm hơn và hành động nhiều hơn

Nói cách khác, những lời chuyên gia: Chẳng phải việc bảo vệ những người yếu đuối nhất có phải là điều tất nhiên cho chính hình ảnh của Giáo hội không? Như thử một tối thiểu về đạo đức sao? Ở đây không phải chúng ta đối diện với một giáo điều gần như bất di bất dịch mà không có sự phát triển giáo điều nào có thể được khẳng định không? Theo đúng sứ mệnh của họ, các nhà thẩm định dùng sự tự hiểu biết của Giáo hội như một tiêu chuẩn bổ sung cho các khía cạnh của Giáo hội và luật hình sự. Trong sự hiểu biết bản thân này, ưu tiên của các tiêu chuẩn phải có tiếng nói. Chúng không được phát triển dần dần sau thực tế, như một sự hiểu lầm cho các tuyên bố về đạo đức theo tình huống. Như chúng ta có thể thấy, nghiên cứu Munich không cho phép bản thân nó được nhường bước ở đây. Như thể, vì nó đã trở nên không thể nhận ra, chúng ta phải nhớ lại nhiệm vụ sáng lập là tồn tại với thời gian, khởi đi từ những tài liệu xa xôi là tài sản văn hóa đã thấm đậm, Hiến chế Mục vụ “Gaudium et spes” của Công đồng Vatican II, được ấn định “sự bất khả xâm phạm của con người” và dứt khoát từ bỏ “nỗi ô nhục” của một lịch sử bạo lực kitô giáo.

Ở mức độ nào thì một chiến lược biện minh bị giam trong lô-gích của hệ thống pháp luật, tương thích với hình ảnh neo giữ một cách siêu hình như vậy, để có thể có được sự trắng án trước tòa vì thiếu bằng chứng và hơn nữa, để minh oan nên viện dẫn vì theo thời buổi ư? Điều gì còn lại của yếu tố cánh chung của ý tưởng kitô giáo, tức là đi trước thời đại của mình theo quan điểm về vĩnh cửu (sub specie aeternitatis), để thách thức với khái niệm thời buổi? Một ý tưởng đã định hình thần học của Joseph Ratzinger.

Trong tuyên bố dài 82 trang được Đức Bênêđíctô XVI ký, các nhận xét sơ bộ cho biết: “Tôi quan tâm đến việc lượng định chính xác về mặt lịch sử và đặt chúng trong bối cảnh của thời đó, tình hình luật pháp vào thời đó, tinh thần của thời đó và các quan điểm nổi trội thời đó.” Tất nhiên, mức độ đó như một vấn đề có phương pháp, vì các hành động và sự thiếu sót không xảy ra như những ý tưởng thuần túy, nhưng gắn liền với địa điểm và thời gian. Và thật đáng ngạc nhiên khi tuyên bố này cảnh báo một cách rõ ràng và lặp đi lặp lại “hồi chiếu không thể chấp nhận được” của quan điểm ngày nay đối với quá khứ. Thương cảm với các nạn nhân? Theo “tiêu chuẩn ngày nay”, ngay cả trong trường hợp pháp luật không yêu cầu, thì việc “hết lòng với nạn nhân trong những vụ này là điều đáng mong đợi và đúng đắn”, theo Đức Ratzinger. Trên thực tế, chỉ theo tiêu chuẩn ngày nay? Có nên nói không điều kiện khi đối diện với hành vi sai trái của các cấp bậc không? Ở đây chúng ta chỉ nói đến các quan điểm tùy tiện, mặc dù “đúng” với thời của năm 2022 không?

Đối với Đức Ratzinger, người thường giữ đạo đức theo sự thật, việc nhầm lẫn quy chuẩn trong cách diễn đạt của câu nói này thật đáng kinh ngạc. Dĩ nhiên bây giờ đã có nghiên cứu phòng ngừa để đối phó với nạn ấu dâm trong thời trước đó. Các quy luật của Giáo hội và hình sự về vấn đề này luôn liên tục thắt chặt. Cấu trúc phức tạp của các tiêu chuẩn sẽ phải được tính đến từng chi tiết. Nhưng đường hướng phòng thủ hợp pháp nghiêm ngặt vẫn còn thiếu sót. Nó dẫn đến sự thất bại trong cách phân biệt, ví dụ khác biệt giữa thói phô bày thô tục và lạm dụng được xử lý trong văn bản viết hoặc ít nhất là được Đức Ratzinger cho phép.

Luật sư Martin Pusch đã đưa ra điều này trong phần trình bày của nghiên cứu, chẳng hạn khi bản tóm tắt của Đức Ratzinger phản bác mức độ liên quan của các quy phạm pháp luật nào đó, “các hành động với người khác, chứ không phải các hành động trước người khác”. Do đó, có thể giả định, theo Đức Ratzinger, “rằng các hành động, ngay cả khi chúng là tội lỗi nghiêm trọng, không được quy định trong quy trình hình sự liên quan đến những người khác”. Câu hỏi hiển nhiên chỉ có thể là: Vì thế chúng ta có thể bỏ qua các vụ phô bày thô tục trước mặt trẻ em không? Đức Ratzinger khẳng định là “tội lỗi” và “đáng trách về mặt đạo đức” của những hành động này, nhưng điều đó không thay đổi thực tế là chúng “xuất hiện theo một khía cạnh khác so với quan điểm tội phạm.” Nhẹ hoặc theo thời?

Câu hỏi được đặt ra bởi câu trả lời cho tuyên bố này từ Thành phố Vatican là: liệu sự phân biệt bắt buộc về mặt pháp lý có thể là tiếng nói cuối cùng khi nạn lạm dụng trẻ em đang được đề cập đến không? Chúng ta sẽ đặt bao nhiêu hình nón ánh sáng? Nó chỉ trở nên rõ ràng trong bóng tối của Giáo hội, nơi mà việc bảo vệ những người yếu thế nhất được tái khẳng định mà không cần xem là ưu tiên hàng đầu, thông qua các quy định ngày càng phức tạp, và nơi đó người có chủ quyền thừa nhận hành vi sai trái nếu không có ưu tiên này.

Tất cả những điều này đã nằm trong chương trình học tập của Giáo hội trong nhiều năm. Xấu hổ và sốc: Mỗi nghiên cứu lạm dụng mới sẽ lặp lại mô hình của nghiên cứu Munich, chỉ cần không có giáo hoàng danh dự. Sẽ cần bao nhiêu nghiên cứu nữa để làm cho chúng thành dư thừa?

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Đức Bênêđíctô XVI nhìn nhận một lời chứng sai lầm trong vụ lạm dụng ở Đức