Merkel, Biden, Macron, Al-Sistani, Orban… các cuộc gặp lớn của Đức Phanxicô năm 2021

45

Merkel, Biden, Macron, Al-Sistani, Orban… các cuộc gặp lớn của Đức Phanxicô năm 2021

fr.aleteia.org, Camille Dalmas và Hugues Lefèvre, 2021-12-22

Sau khi bị tê liệt do đại dịch gây ra năm 2020, sự trở lại bình thường tương đối của các buổi tiếp kiến đã diễn ra năm nay tại Vatican. Các nguyên thủ quốc gia và các nhà lãnh đạo tôn giáo một lần nữa được Đức Phanxicô tiếp. Sau đây là mười cuộc gặp trong năm 2021 của Đức Phanxicô.

1. Ngày 20 tháng 2: Đức Phanxicô rời Vatican để đi thăm bà Edith Bruck

Không báo trước, cuộc gặp đầu tiên của Đức Phanxicô bên ngoài Vatican, ngài đi thăm nhà thơ Edith Bruck, người sống sót sau thảm họa diệt chủng người do thái Holocaust. Trong căn hộ của bà, học giả do thái đã kể cho ngài nghe “thảm kịch địa ngục” của các trại tập trung” Đức Quốc xã mà khi còn nhỏ bà đã sống ở đó, một phần lớn gia đình của bà đã chết tại đây. Hai người ngoài tám mươi nói chuyện về xã hội hiện nay đang bị tác động nặng của đại dịch và về hoàn cảnh của những người lớn tuổi.

Bài đọc thêm: Đức Phanxicô thăm bà Edith Bruck, người sống sót của Trại tập trung Auschwitz

 2. Ngày 6 tháng 3: Đức Phanxicô gặp giáo chủ hồi giáo shiite Al-Sistani ở Iraq

Một cuộc gặp chưa từng có trong một chuyến đi lịch sử. Như vậy là chúng ta hiểu việc Đức Phanxicô đến nhà lãnh đạo lãnh đạo giáo phái shiite Al-Sistani ở thành phố Nadjaf có tầm quan trọng đến như thế nào. Lần đầu tiên đến thăm Iraq, ngài dứt khoát phải gặp giáo chủ Al-Sistani, sau khi đã thành công trong việc thiết lập một đối thoại chặt chẽ với giáo phái hồi giáo sunni.

Theo linh mục Christopher Clohessy, một học giả lỗi lạc của giáo phái hồi giáo shiite, qua cuộc gặp gỡ này, Đức Phanxicô đã gởi đến người shiite thông điệp, họ không bị lãng quên và họ “là một phần không thể thiếu của tiến trình đối thoại và hòa bình trên thế giới”.

Bài đọc thêm: Cuộc gặp lịch sử giữa Đức Phanxicô và Đại Giáo Trưởng Al-Sistani

3. Ngày 1 tháng 4: Đức Phanxicô đến nhà hồng y Angelo Becciu ngày Thứ Năm Tuần Thánh

Đây chắc chắn là một trong những cử chỉ ngoạn mục nhất của Đức Phanxicô năm 2021. Bằng cách kín đáo đến thăm hồng y Becciu ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Phanxicô đã làm mọi người kinh ngạc. Chúng ta biết, vài tháng trước đó, cựu nhân vật số 3 của Tòa Thánh đã bị giáo hoàng cách chức vì tham nhũng trong vụ tòa nhà ở London.

Vatican không đưa ra lời giải thích nào về chuyến đi thăm riêng trong ngày kỷ niệm Bữa Tiệc Ly mà trong thánh lễ, vị chủ tế rửa chân cho một số người như Chúa Kitô đã làm với các môn đệ của Ngài.

Vài tuần sau, hồng y Becciu cùng với 9 bị cáo khác đã ra tòa về vụ nhà ở London, đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử tư pháp Vatican.

Bài đọc thêm: Vụ Becciu: Bài tập lòng tin của Giáo hoàng

4. Ngày 12 tháng 9: Đức Phanxicô gặp thủ tướng Hungary Viktor Orban

Cuộc gặp gỡ giữa Đức Phanxicô và thủ tướng Viktor gần như kín đáo, diễn ra ngày 12 tháng 9 tại sân bay Budapest, nhưng rõ ràng đã có một bầu khí không mấy chắc chung quanh việc gặp này. Hai người có quan điểm đối lập về chính sách di cư nhưng chưa bao giờ công khai chỉ trích nhau.

Nhưng hòa bình ngoài mặt dường như lung lay trước chuyến đi Hungary khi ngài nói ngài không chắc liệu mình có gặp thủ tướng ở Budapest hay không. Vấn đề: cuộc họp với thủ tướng Orban bị chính thức hóa. Nhưng rốt cuộc sự cố được dàn xếp và đã có cuộc gặp.

Trong cuộc gặp, gần như thủ tướng Hungary bị lu mờ đàng sau tổng thống Janos Ader. Không còn nóng sốt, cuộc thảo luận giữa hai bên tập trung vào các chủ đề hội tụ giữa Tòa thánh và chính phủ Hungary: gia đình và môi trường.

Bài đọc thêm: Đức Phanxicô ở Hungary: Chiến dịch tái chinh phục

5. Ngày 1 tháng 10: Bà Angela Merkel gặp Đức Phanxicô lần cuối ở Vatican

Mãn nhiệm kỳ sau 16 năm cầm quyền, Bà Angela Merkel đã đến Vatican gặp Đức Phanxicô lần thứ tư và cũng là lần cuối ngày 1 tháng 10 trong chuyến đi từ giã của bà. Sáu ngày sau, bà và giáo hoàng đã gặp lại trong hội nghị thượng đỉnh liên tôn ở Rôma, nơi bà là chính trị gia duy nhất phát biểu.

Theo một người thân cận của giáo hoàng, hai cuộc gặp đã làm chứng cho mối quan hệ quý trọng gắn kết giáo hoàng và một trong số các nhà lãnh đạo chính trị thế giới đã gõ cửa Tòa thánh “để tìm kiếm sự khôn ngoan hơn là sự đảm bảo”.

Sau đó, Đức Phanxicô đã không quên vinh danh bà trên báo chí, ngài mô tả bà là một trong những “nhà lãnh đạo vĩ đại sẽ đi vào lịch sử” và đó là gương mẫu của một nữ lãnh đạo.

Bài đọc thêm: Buổi tiếp kiến cuối cùng giữa giáo hoàng và bà Angela Merkel ngày 7 tháng 10

6. Ngày 29 tháng 10: Đức Phanxicô tiếp tổng thống công giáo Joe Biden

Chuyến đi Vatican của tổng thống Mỹ Joe Biden, tổng thống công giáo thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ, đã được mong chờ và xem xét kỹ trong bối cảnh Giáo hội Hoa Kỳ bị căng thẳng nặng chung quanh cuộc tranh luận về tính nhất quán của bí tích Thánh Thể – có nghĩa là khả năng không được rước lễ của một nhân vật chính trị ủng hộ việc phá thai như ông Joe Biden.

Cuộc gặp đặc biệt kéo dài 75 phút và trong thân tình. Sau cuộc tiếp kiến, ông Joe Biden cho biết đã không đưa vấn đề phá thai ra thảo luận với Đức Phanxicô. Các nhà báo hỏi liệu giáo hoàng có cho phép ông tiếp tục rước lễ hay không, ông trả lời ‘có’.

Bài đọc thêm: Tổng thống Biden rước lễ ở Rôma trong bối cảnh tranh luận ở Hoa Kỳ

7. Ngày 30 tháng 10: Thủ tướng Ấn Narendra Modi mời Đức Phanxicô đến thăm Ấn Độ

Trên đường đi dự cuộc họp G20 tổ chức tại Rôma, Thủ tướng Modi cũng đã đến Vatican để gặp Đức Phanxicô. Buổi tiếp kiến của ông với Đức Phanxicô được công bố vào giờ chót và ít được bình luận – hầu hết các cuộc gặp sau đều bị lu mờ bởi cuộc gặp với tổng thống Biden ngày hôm trước. Các bức ảnh chính thức của buổi tiếp kiến dài gần một giờ cho thấy hai nguyên thủ đang mỉm cười. Ông Narendra Modi cho biết cuộc gặp “rất nồng hậu.”

Trong cuộc gặp đầu tiên với Đức Phanxicô, thủ tướng Modi chính thức mời Đức Phanxicô viếng thăm Ấn Độ. Tin này đáp ứng sau nhiều năm chờ đợi khi giáo hoàng  bày tỏ nguyện vọng muốn đi thăm Ấn Độ của ngài.

Trong cuộc họp, vấn đề các cuộc đàn áp tôn giáo nhân danh học thuyết tôn giáo dân tộc của đảng của ông Narendra Modi đã không được nêu ra.

Bài đọc thêm: Đức Phanxicô gặp thủ tướng Ấn độ Narendra Modi: dấu hiệu cho người thiểu số?

8. Ngày 12 tháng 11: Đức Phanxicô gặp 500 người nghèo ở Assisi

Giáo hoàng của người nghèo ở thị trấn Poverello gặp 500 người nghèo. Để kỷ niệm Ngày Thế giới Người nghèo, Đức Phanxicô đã đến Assisi, đây là lần thứ năm trong triều giáo hoàng của ngài. Tại đây, 500 người nghèo, người bị tổn thương đã từ khắp châu Âu về để cùng cầu nguyện với ngài trong tình huynh đệ tại đền thánh Mẹ Maria các Thiên thần.

Tại đây Đức Phanxicô đã nghe chứng từ của những người mà theo ngài, phải là trọng tâm của Giáo hội.

Bài đọc thêm: Ở Assisi, nước mắt của người nghèo là nước mắt của niềm vui

9. Ngày 26 tháng 11: Khi tổng thống Pháp Emmanuel Macron xưng hô thân tình với giáo hoàng

Rất ít thông tin về cuộc gặp lần thứ hai giữa tổng thống Pháp và Đức Phanxicô. Nhưng chính sự gần gũi và thời gian tiếp kiến kéo dài gần một giờ đã làm các nhà quan sát ngạc nhiên.

Trên hình ảnh-video do Vatican phát, chúng ta thấy hai người mỉm cười và họ xưng hô thân mật với nhau, chẳng hạn tổng thống Pháp nói: “Con làm cha mệt mỏi với tất cả những chuyện này”, và Đức Phanxicô trả lời: “Không, con không làm cha mệt.”

Bài đọc thêm: Làm sao Tổng thống Macron (lại một lần nữa) có được một buổi tiếp kiến với giáo hoàng

10. Ngày 4 tháng 12: Trước Đức Tổng Giám mục Jéronymos II, Đức Phanxicô xin được “tha thứ”

Trong chuyến đi Hy Lạp, Đức Phanxicô không được đón tiếp nồng hậu, trước Tòa giám mục Chính thống giáo Athens – một linh mục lớn tuổi hét lên bằng tiếng Hy Lạp: “Giáo hoàng, ngài là người dị giáo!”. Tại vùng đất chính thống giáo, nơi người dân vẫn còn bị tổn thương do thái độ của người la-mã ở vào một số thời điểm trong lịch sử, Đức Phanxicô đến xin được tha thứ.

Bài đọc thêm:  Đức Tổng Giám mục Jéronymos II cám ơn “Người Anh Em Giáo hoàng Rôma”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch