Vụ Abbé Pierre: “Xã hội không còn chịu được sự toàn quyền của một số người” 

62

Vụ Abbé Pierre: “Xã hội không còn chịu được sự toàn quyền của một số người” 

la-croix.com, Bà Axelle Brodiez-Dolino, Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia NRS trong lịch sử đương đại. 2024-09-17

Đối diện với những tiết lộ mới về vụ bạo lực tình dục của Abbé Pierre, một số thành phố và cơ quan thông báo họ sẽ đổi tên các địa điểm và cơ quan mang tên ông, bắt đầu từ Hiệp hội Abbé Pierre. Theo bà Axelle Brodiez-Dolino, sử gia và giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia CNRS, vấn đề chính nằm ở việc thiếu tinh thần đoàn kết.

Một người gỡ chân dung Abbé Pierre ngày 12 tháng 9 năm 2024. Jean-François FREY / L’ALSACE/MAXPPP

“Chúng ta có nên xóa tên Abbé Pierre không?” Một câu hỏi nhắc đến sự khác biệt rõ ràng về hoàn cảnh, về vấn đề đã khuấy động các cuộc tranh luận năm 2020: “Chúng ta có nên tháo bù-lon các bức tượng không?” (những nhân vật có quá khứ phân biệt chủng tộc). Nhận thức được mặt tối của một số nhân vật vĩ đại – đặc biệt khi các hành động này cho thấy sự thật của một xã hội mang tính hệ thống rộng lớn – họ hạ bệ các hình ảnh này. Nỗi đau của quá trình: chúng ta đã quá gắn bó với các hình ảnh này và tính đương đại của nó. Kinh thánh nói: “Mỗi việc có thời của mình” (Sách Giảng viên 3,1). Và bây giờ chúng ta ở trong thời của bàng hoàng, phẫn nộ, tức giận và nổi loạn – và điều này lại là một điều lành mạnh. Rồi sẽ đến lúc chúng ta phải tìm hiểu lịch sử, được hỗ trợ nhờ quyết định can đảm mở lưu khố của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Giáo hội Pháp (CNAEF). Trung tâm Ê-mau Abbé Pierre sẽ quyết định trong tinh thần dân chủ xem có xóa tên và gỡ bỏ chân dung của người sáng lập không. Dù thế nào, quyết định sẽ khó khăn. Trong hơn nửa thế kỷ, Abbé Pierre là hiện thân của lòng tốt, đồng cảm, vị tha, bình đẳng, công lý và lẽ phải, ông hy sinh bản thân và bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất, là “tiếng nói của những người không có tiếng nói”. Khuôn mặt gương sáng bây giờ lại thành khuôn mặt gương tối: người bảo vệ nạn nhân bây giờ lại là người lạm dụng nạn nhân, phụ nữ và trẻ vị thành niên dễ bị tổn thương. Trung tâm Ê-mau, một Hiệp hội đoàn kết phải trung thành với quan điểm đạo đức của mình để tiếp tục hoạt động, duy trì lòng tin của các tình nguyện viên và các nhà tài trợ.

Cũng như toàn thể xã hội, bây giờ Trung tâm Ê-mau phải giải cấu trúc và tái thiết: lên án mặt tối, tìm một nơi chốn cho mặt sáng; chấm dứt tình trạng anh hùng hóa và mang một danh tính quái gở – đúng hơn là lột xác một con người để được tái sinh hoàn toàn vào các giá trị.

Từ năm 1957, Abbé Pierre đã thất sủng?

Lịch sử của Trung tâm Ê-mau cho thấy công việc này sẽ không quá khó khăn: toàn bộ của tổ chức đã tan rã cực kỳ nhanh chóng (ít nhất là từ năm 1957 và chính xác là do những vụ bê bối hiện đã được tiết lộ) đã phá vỡ tình đoàn kết của người sáng lập, làm nảy sinh một cuộc chiến tranh chiến hào kéo dài nhiều thập kỷ giữa “những người có có thiện cảm với Abbé Pierre”, những người không biết và vẫn trung thành, và “những người ở Trung tâm Ê-mau”, những người ở địa vị cao biết sự thật và biến Abbé Pierre thành nhân vật thất sủng. Vì thế, theo một nghĩa nào đó, sự xa cách với người sáng lập đã có từ lâu. Hơn nữa, im lặng và xem thường nạn nhân là không xứng đáng với Giáo hội. Abbé Pierre không điều khiển Trung tâm Ê-mau sau khi ông ở Thụy Sĩ vào năm 1957-1958. Cuối cùng, Trung tâm có một ngoại lệ là vẫn giữ tên người sáng lập cho đến cuối năm 1987.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Tổng giám mục  Moulins-Beaufort: Trách nhiệm của Giáo hội trong vụ Abbé Pierre

Abbé Pierre: Bài học từ cú sa ngã

Vụ Abbé Pierre: “Chúng ta tạo ra một thần tượng hơn là thực thi công lý”