Đức Phanxicô vinh danh Đức Piô VII, người của hiệp thông và của đức ái trong thời kỳ khó khăn

28

Đức Phanxicô vinh danh Đức Piô VII, người của hiệp thông và của đức ái trong thời kỳ khó khăn

vaticannews.va, 2024-04-20

Sáng thứ bảy 20 tháng 4, Đức Phanxicô gặp giáo dân hành hương của các giáo phận Cesena-Sarsina, Savona, Imola và Tivoli, nhân kỷ niệm 200 năm ngày Đức Piô VII qua đời, 20 tháng 8 năm 1823. Trong bài phát biểu, Đức Phanxicô nêu ba giá trị then chốt trong chân dung Đức Piô VII: hiệp thông, chứng tá và lòng thương xót.

Đức Piô VII được đào tạo ở Tu viện Biển Đức Cesena, ngài phục vụ ở các giáo phận Imola và Tivoli, bị giam cầm ở Savona dưới thời vua Napoléon, đó là một số giai đoạn đánh dấu cuộc đời của Đấng Tôi Tớ Chúa Piô VII. Nhắc lại hành trình của Đức Piô VII, Đức Phanxicô ghi nhớ chứng từ vĩ đại của Đức Piô VII, sinh tại Cesena năm 1742, trong giai đoạn lịch sử được đánh dấu bằng những biến động sâu sắc về chính trị và xã hội. Ngài nói, sự hiệp thông, chứng tá và lòng thương xót là những yếu tố thiết yếu trong hành trình Đức Piô VII “cần thiết cho hành trình cá nhân và cộng đồng của chúng ta ngày nay”.

Sự cống hiến Đức Piô VII cho Thiên Chúa và cho Giáo hội

Đức Piô VII, Barnaba Niccolò Maria Luigi Chiaramonti đã và đang là tấm gương cao đẹp của một mục tử nhân lành, người hy sinh mạng sống vì đàn chiên của mình. Ngài là người của văn hóa, của đạo đức. Ngài là tu sĩ, tu viện trưởng, giám mục và giáo hoàng. Trong tất cả các nhiệm vụ này, ngài luôn giữ một lòng tôn kính Thiên Chúa và Giáo hội, dù phải trả giá bằng những hy sinh lớn lao, khi bị bắt, khi đứng trước những người đề nghị cho ngài một lối thoát để đổi lấy thỏa hiệp về trách nhiệm mục vụ của ngài, ngài đã trả lời: “Chúng tôi không được, chúng tôi không thể, chúng tôi không muốn, Non debemus, non possumus, non Volumemus”, với cái giá là quyền tự do cá nhân, những gì ngài hứa sẽ làm, với sự giúp đỡ của Chúa vào ngày ngài được bầu chọn.

Gương hiệp thông của ngài khuyến khích chúng ta trở thành những người xây dựng cho sự hiệp nhất

Những rối loạn do Cách mạng Pháp 1789 và các cuộc xâm lược của Napoléon gây ra đã tạo ra và tiếp tục tạo ra những rạn nứt đau đớn, cả trong lòng dân Chúa lẫn trong mối quan hệ của họ với thế giới xung quanh: những tổn thương cả về mặt đạo đức và thể xác. Đức Phanxicô nhấn mạnh: “Trong bối cảnh khó khăn này, Đức Piô VII là người ủng hộ và bảo vệ đầy thuyết phục cho tinh thần hiệp thông. Gan dạ, bình tĩnh, kiên trì bảo vệ hiệp nhất, ngài đã thay đổi thói kiêu ngạo của những người muốn cô lập và xa lánh ngài, công khai tước bỏ mọi phẩm giá bằng cách biến nó thành cơ hội để nói lên sứ điệp cống hiến và tình yêu dành cho cộng đồng, cho Giáo hội, nơi dân Chúa đáp lại một cách nhiệt tình. Kết quả là một cộng đồng nghèo hơn về mặt vật chất nhưng gắn kết hơn về mặt đạo đức, mạnh mẽ hơn và đáng tin cậy hơn. Tấm gương của ngài khích lệ chúng ta trong thời đại chúng ta, dù phải hy sinh để thành người xây dựng hiệp nhất trong Giáo hội hoàn vũ, trong Giáo hội địa phương, trong các giáo xứ và trong các gia đình: thực hiện hiệp thông, khuyến khích hòa giải, thúc đẩy hòa bình, trung thành với sự thật trong đức ái!”

Một giá trị khác Đức Phanxicô muốn nêu lên khi nói về Đức Piô VII, đó là chứng tá cuộc sống của ngài: Ngài là người có bản tính hiền lành, can đảm loan báo Tin Mừng, qua lời nói và cuộc sống của ngài. Đức Phanxicô nhấn mạnh với các hồng y cử tri vào đầu triều của ngài: “Giáo hội cần gương tốt của chúng ta; để mọi người hiểu khi khiêm tốn, không xem trọng của cải, khi kiên nhẫn, khi bác ái, khi làm nghĩa vụ linh mục, hình ảnh Đấng Tạo Hóa được thể hiện và duy trì chiều kích đích thực của Giáo hội. Khi sống và phát huy chứng tá của mình cách xứng đáng, cả lúc thuận lợi cũng như lúc gian nan, trên bình diện cá nhân cũng như trên bình diện Giáo hội, Đức Piô VII đã hoàn thành lý tưởng tiên tri kitô giáo, dù ngài phải đụng độ với những kẻ có quyền lực ở thời đại ngài.” 

Có lòng thương xót và quan tâm đến người túng thiếu

Dù có những trở ngại nặng nề của các sự kiện thời Napoléon, Đức Piô VII đã cụ thể hóa sự quan tâm của mình với những người túng thiếu, nổi bật với một số sáng kiến và cải cách xã hội quy mô lớn và đã có những đổi mới vào thời đó, như việc xem xét lại các quan hệ ‘chư hầu’, giải phóng nông dân nghèo, bãi bỏ nhiều đặc quyền của những người ở cấp cao như ‘quà cáp, sách nhiễu, tra tấn’, thành lập một khoa phẫu thuật tại Đại học La Sapienza để cải thiện hỗ trợ y tế và tăng cường nghiên cứu.

Một người nhiệt thành trong sứ mệnh của mình

Đức Phanxicô ca ngợi Đức Piô VII: “Ngài là giáo hoàng thứ 251 của Giáo hội công giáo, là người rất thông minh, rất ngoan đạo và khéo léo. Ngài rất khéo léo khi bị giam cầm. Ngài gởi tin nhắn bằng vải lanh, do đó ngài đã lãnh đạo Giáo hội bằng vải lanh! Ngài dùng trí thông minh để hoàn thành nhiệm vụ cai trị Giáo hội mà Chúa giao phó. Ngài thể hiện đức ái “với những người bách hại: thẳng thắn tố cáo lỗi lầm và lạm dụng của họ nhưng mở con đường đối thoại với họ và trên hết, luôn đề nghị ân xá họ. Ngài ân cần với các Quốc gia giáo hoàng, với các gia đình của Napoléon, những người vài năm trước đó đã bắt ngài làm tù binh, đến khi họ bị thất bại, ngài xin họ được đối xử nhân đạo trong tù”.

Đức Phanxicô vinh danh các đức tính của Đức Liô VII: “Yêu sự thật, đoàn kết, đối thoại, quan tâm đến những người nhỏ bé nhất, tha thứ, kiên trì tìm kiếm hòa bình”, qua đó ngài mời gọi chúng ta suy ngẫm về những giá trị mà Đức Piô VII để lại. Và trên hết “nhận đức tính này thành những đức tính của chúng ta, làm chứng, để phong cách dịu dàng và ước muốn hy sinh có thể phát triển trong chúng ta và trong cộng đồng chúng ta”.

Đức Phanxicô kết luận, hiền lành không có nghĩa là “khờ nhưng đúng hơn là thông minh, như Chúa đã khuyên chúng ta: “Anh em phải khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu.”

Marta An Nguyễn dịch

Vì sao Đức Phanxicô ca ngợi Thánh Piô X, tiền nhiệm của ngài