“Và nếu tại Ngày Thế Giới Trẻ ở Lisbon, chúng ta nói với giới trẻ về thời sự của Giáo hội?”

130

“Và nếu tại Ngày Thế Giới Trẻ ở Lisbon, chúng ta nói với giới trẻ về thời sự của Giáo hội?”

la-croix.com, Triết gia Jean-Louis Schlegel, nhà xã hội về tôn giáo, 2023-07-14

Theo truyền thống, Ngày Thế Giới Trẻ là dịp để tụ họp lễ hội, hiệp thông và cầu nguyện. Năm nay, ngày này sẽ diễn ra từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 8 tại Lisbon. Một triệu thanh niên được mong đợi ở đó. Theo triết gia Jean-Louis Schlegel, chúng ta cũng có thể nhân cơ hội để nói với các bạn trẻ về thời sự của Giáo hội và những vấn đề liên quan đến Giáo hội.

Ảnh: nhà thờ Bombarral, ngày 7 tháng 7 năm 2023. PATRICIA DE MELO MOREIRA/AFP

Trong ba tuần nữa, Ngày Thế Giới Trẻ sẽ diễn ra ở Lisbon, dự trù có hơn 40.000 các bạn trẻ người Pháp tham dự. Điều bình thường cho một cuộc gặp chung quanh giáo hoàng, đó là khoảnh khắc tuyệt vời để đi hành hương, để chia sẻ ngôn ngữ, văn hóa, kinh nghiệm, niềm vui, hy vọng và bất hạnh của người anh em đến từ khắp nơi trên thế giới.

Thật tốt khi đó là nơi giao thoa của lễ hội, của hội nhập tập thể, và có thể có những cú sét ái tình ngay từ cái nhìn đầu tiên – như đã từng xảy ra. Điều cần thiết là có những giờ chầu, giờ thinh lặng. Và ước gì, chúng ta có thể hy vọng, những ngày này là dịp để trải nghiệm tâm linh và gặp gỡ với “Đấng Khác”, nơi khám phá (và tái khám phá) Chúa Kitô và Tin Mừng.

Một mỏ neo trong xã hội ngày nay

Tôi không biết các bạn trẻ có đi đền thờ Fatima như Đức Phanxicô hay không. Nếu họ đi thì tốt, hơn là lãng phí thời gian với những thông điệp và “bí mật”, bị công cụ chính trị hóa và trở nên không lợi ích, những người trẻ sáng mắt sẽ trải nghiệm ở đây ơn nước mắt cho nhân loại đang đau khổ.

Bằng cách diễn giải lại theo cách này, để trải nghiệm những gì có thể trải nghiệm ở những ngày này, tôi có cảm tưởng đây sẽ chỉ dành cho cảm giác và trái tim, vốn thực sự có thể đáp ứng tốt những mong chờ của một giới trẻ “rất ngoan đạo”, để dùng lại các danh từ của một thăm dò trên báo La Croix về “các định hướng của những người trẻ công giáo tham dự Ngày Thế Giới Trẻ”.

Nhưng liệu chúng ta có nên cố gắng đáp ứng tốt nhất nhu cầu chính yếu này của những người trẻ vẫn còn là người công giáo không? Chúng ta có nên tưởng tượng tốt hơn, hoặc đòi hỏi nhiều hơn, bằng cách dành phần của họ cho lý trí và cho sự liên quan lịch sử của Giáo hội không? Chẳng lẽ các bài giáo lý của các giám mục Pháp có mặt ở Lisbon từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 8 không là dịp để thực thi công lý đối với khía cạnh ngẫm nghĩ hơn này sao (ít nhất là vào những ngày mà chúng không bị thay thế bởi những “nhân chứng vĩ đại”…)?

Giải thích về Công đồng Vatican II

Có lẽ trước tiên các giám mục nên tự thuyết phục mình về tầm quan trọng của bài tập này và chuẩn bị cho nó một cách nghiêm túc. Sau đó, điều quan trọng là phải chống lại cám dỗ rõ ràng nhất vào lúc này: đó là một loại mộ đạo và tâm linh rẻ tiền, những bài bình luận ngoan đạo và có tính khai sáng về một đoạn Kinh thánh hoặc Phúc âm, để đưa ra một giáo huấn cung cấp thức ăn cho suy nghĩ về các chủ đề hiện đang mang tính quyết định cho Giáo hội, trong đó nhiều người trẻ công giáo (và không chỉ có họ) không biết đến sự tồn tại.

Trong những thời điểm truyền thống hóa lại, phụng vụ và các chuyện khác, chẳng hạn, điều quan trọng là phải nhắc lại rằng đã có Công đồng Vatican II và giải thích sự đổi mới thần học mà Công đồng biểu thị cho Giáo hội và việc hội nhập “vào thế giới của thời đại này”, mà không che giấu những khó khăn trong việc thực hiện và những tranh chấp mà nó đã phải chịu.

Theo tôi, dường như cũng nên đề xuất một suy nghĩ trực diện, dù chủ đề đau đớn đến đâu, về các lạm dụng tình dục và thiêng liêng đang làm lung lay Giáo hội và tạo một khủng hoảng lòng tin tưởng chưa từng có, do các nguyên nhân “có hệ thống” của chúng, trong số những nguyên nhân khác, do một “chủ nghĩa giáo quyền” nội bộ đã trở nên không thể chịu đựng nổi. Cuối cùng, chủ đề thời sự của Giáo hội là Thượng hội đồng về tính đồng nghị, sẽ diễn ra ở Rôma hai tháng sau Ngày Thế Giới Trẻ, và trong quá trình chuẩn bị, giới trẻ đã tham gia rất ít: nói chuyện với họ – xin họ thảo luận – các vấn đề của cuộc họp này cho Giáo hội, do đó, cho họ và cho tương lai của họ trong Giáo hội này, liệu nó có đi ra ngoài khuôn khổ của ngày Thế Giới Trẻ không?

Khi làm như vậy, vấn đề không phải là đưa giới trẻ đi sai đường hoặc áp đặt lên họ những chủ đề mà họ không quan tâm, nhưng nhắc lại việc nói lên đức tin vui tươi trong các buổi tụ họp phụng vụ và lễ hội chỉ có ý nghĩa khi được đồng hành với những lo lắng và âu lo của Giáo hội và thế giới của thời đại chúng ta.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Ngày Thế Giới Trẻ, một sự kiện Giáo hội không thể thay thế trong cuộc đời của một người trẻ

Ngày Thế Giới Trẻ, một kinh nghiệm về tính công giáo