Đối diện với cuộc chiến ở Ukraine, Vatican như nghệ sĩ đu dây cố giữ thăng bằng

133

Đối diện với cuộc chiến ở Ukraine, Vatican như nghệ sĩ đu dây cố giữ thăng bằng

lalibre.be, 2022-03-19

Đối diện với cuộc chiến ở Ukraine, Vatican như nghệ sĩ đu dây cố giữ thăng bằng

Duy trì đối thoại với Giáo hội chính thống Nga mà không bị cho phản bội hàng triệu người công giáo Ukraine: kể từ đầu cuộc chiến, Vatican đã buộc phải rất tế nhị để giữ thăng bằng ngoại giao trong hy vọng đóng vai người hòa giải.

“Điều phối” giúp đỡ các cuộc đàm phán, chuyến đi chưa từng có của một giáo hoàng đến sứ quán Nga, điện đàm… Từ ngày thứ năm 24 tháng 2, Vatican liên tục nỗ lực để có được ngừng bắn.

Tuy nhiên, cơ chế trọng tài của Tòa thánh, dường như ít mạnh kể từ đầu cuộc chiến dù trong quá khứ Vatican đã có thể giải quyết các vụ tranh chấp lãnh thổ giữa Argentina và Chi-lê năm 1984 hay sự xích lại gần nhau giữa hai nước Cuba và Hoa Kỳ năm 2014

Dù giáo hoàng đã rất cẩn thận không gọi Nga là kẻ xâm lược, nhưng “chắc chắn ngài bị cho là quan tòa và thiên vi”, sử gia Bernard Lecomte nhấn mạnh với AFP, ông là chuyên gia về Vatican và Đông Âu, ông nhắc lại ở Ukraine có “năm đến sáu triệu người công giáo” theo nghi thức byzantin.

Vì thế Vatican buộc phải đóng vai nghệ sĩ đu dây thăng bằng, vừa lên án về mặt đạo đức chiến tranh, vừa cân nhắc để không làm phật ý Nga và Giáo hội chính thống mà người đứng đầu là thượng phụ Kyrill, đồng minh thân cận của Putin và là trụ cột trong hệ thống của ông.

Vì từ nhiều năm nay, Vatican tiến hành chiến dịch hâm nóng với Giáo hội chính thống Nga, năm 2016 Đức Phanxicô đã gặp thượng phụ Kyrill tại Cuba, một cuộc gặp lịch sử kể từ cuộc ly giáo năm 1054 giữa các tín hữu kitô Đông và Tây. Tháng 12 vừa qua, hai người còn nói đến khả năng một cuộc gặp với “người anh em” của mình đang lấp ló “ở chân trời”, giờ đây cuộc gặp này đang mang tính thỏa hiệp hơn bao giờ hết”.

 “Bước ngoặt”

Cân nhắc này đã làm cho một số nhà quan sát cho rằng Vatican quá dễ dãi, quan điểm này lại càng làm khó hiểu hơn khi thượng phụ Kyrill cho rằng, chiến dịch quân sự là để “chống lại thế lực của ác quỷ”, người Nga chiến đấu cho sự thống nhất lịch sử giữa Nga và Ukraine.

Những tuyên bố này buộc Đức Phanxicô, người cho đến lúc này luôn kềm mình trong những lời kêu gọi hòa bình, phải đi ra khỏi chiến hào của mình, chỉ định Nga là tác giả. Ngài công kích, đây là “cuộc tấn công vũ trang không thể chấp nhận được, thảm sát người vô tội”, ngài nhắc đến câu chuyện Ca-in giết A-ben em mình, ngày thứ sáu tuần rồi, ngài lên án đây là sự “lạm dụng đê tiện của quyền lực”.

Nhà sử học Na Uy Stein Tønnesson, thành viên của Viện Nghiên cứu Hòa bình ở Oslo nhận xét những tuyên bố này “làm tổn hại cho tính không thiên vị của ngài”, ông “bi quan” cho cơ hội đóng vai trò trung gian của Vatican.

Bà Constance Colonna-Cesari, tác giả quyển sách “Trong những bí mật của ngoại giao Vatican” (Dans les secrets de la diplomatie vaticane) phân tích: “Có một bước ngoặt thực sự: điều này đẩy chính sách ngoại giao của Vatican ra khỏi phòng tuyến của Realpolitik (chủ nghĩa thực dụng trong chính trị).”

Về phía thượng phụ Kyrill, ông gặp khó khăn trước các phản kháng của thành phần giáo sĩ của ông ở Ukraine, họ yêu cầu cắt đứt mọi quan hệ với giáo chủ Matxcơva.

 “Khả năng rất nhỏ”

Bên cạnh các nỗ lực ngoại giao mà giữ bí mật là hàng đầu, Vatican còn tích cực trong các hoạt động nhân đạo, thông qua các mạng lưới giúp người tị nạn hoặc cử các hồng y đến tại chỗ. Nhưng Phanxicô nhất quyết để ngỏ một cánh cửa khác: đối thoại tôn giáo.

Ngày thứ tư 16 tháng 3, ngài có buổi nói chuyện video trực tuyến với thượng phụ Kyrill, ngài kêu gọi “tránh ngôn ngữ chính trị”, “kết hiệp các nỗ lực để có hòa bình”.

Bà Constance Colonna-Cesari nói với AFP: “Tinh thần đại kết là hệ quả của hành động ngoại giao và qua về nhau”, bà nhắc lại “sức nặng của giáo hội chính thống đối với quyền lực của Nga”. Và đó không phải chỉ là một con tính: Đức Phanxicô thực hiện một sợi dây thực sự để đối thoại giữa các tôn giáo”.

Ông Bernard Lecomte cho biết thêm, Đức Phanxicô “thích giữ chiến hào thiêng liêng, với các giá trị, biểu tượng, tài liệu tham khảo nhưng trên hết là không nói về chính trị, điều này sẽ làm cho ngài mất uy tín ngay”.

Ngày thứ sáu 18 tháng 3, ngài mời các giám mục khắp nơi trên thế giới tham dự ngày thánh hiến nước Nga và Ukraine cho Đức Mẹ vào ngày 25 tháng 3 sắp tới tại Đền thờ Thánh Phêrô. “Chừng nào chúng ta vẫn còn ở cấp độ tâm linh, khả năng đối thoại sẽ rất rất nhỏ. Trong lịch sử, chúng ta biết, các kênh đối thoại này có thể rất quý.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Đức Phanxicô có phải là người duy nhất có thể tạo được hòa bình không?