Khi hối hận đè nặng

164

Khi hối hận đè nặng

lavie.fr, Jacques Arènes, 2020-07-29

Chuyên mục của nhà tâm lý và phân tâm Jacques Arènes trả lời độc giả trên tuần báo La Vie.

Hồi nhớ đôi khi đi đến cực điểm: chữ hối hận (remord) có liên hệ từ nguyên với ký ức. Một ký ức đau buồn, bị xáo trộn vì các sự việc không thể sửa lại được, một ký ức cứ vương vấn mãi. Trong cột báo này, tôi tiếp tục suy nghĩ về ý nghĩa của mạng lưới liên quan đến gánh nặng của các hành động và khả năng sửa lỗi lầm của chúng ta.

Tuần trước, để trả lời câu hỏi của một cô gái trẻ đã đánh cắp thẻ tín dụng của mẹ mình, tôi đề cập đến một khả thể có một lối thoát nào để chuộc tội. Khi hối hận trở nên trầm trọng, nó làm chúng ta cho rằng việc sửa lỗi lầm là không tưởng. Dĩ nhiên khi nào cũng có thể sửa chữa. Các hành vi được thực hiện sau đó là cái mốc đánh dấu trước và sau sự việc, vì họ đã làm tổn thương ai đó lâu dài, có khi là vĩnh viễn. Ngay cả trong trường hợp này, nếu không có sửa chữa, nếu không phục hồi được tính toàn vẹn của những gì đã tồn tại trước đó, nơi chính đương sự hoặc nơi lòng tin tưởng của đương sự đối với chúng ta, có thể nào có một lối thoát nào khả thể không? Đôi khi nó được tạo ra bởi sự tha thứ, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Vì tha thứ không phải lúc nào cũng có thể hình dung được, ít nhất là trong một thời gian trung bình.

Tôi nói ở đây là hối hận “thật”, không phải hối hận bệnh lý do một tưởng tượng nào đó tạo ra. Điều gì đó đã xảy ra, mà tôi là tác giả hoặc tôi để cho nó xảy ra, mà rồi không sửa được. Trong quyển Sa đọa (La Chute) của nhà văn Albert Camus, nhân vật chính đã hối hận vì không ngăn được một phụ nữ trẻ tự tử: sự sụp đổ của người phụ nữ kéo theo sự sụp đổ cá nhân của người kể chuyện, ông bị suy sụp. Điều này có thể tránh được không? Trên thực tế, chúng ta có thể mang gánh nặng hối hận nặng nề mà bị suy sụp bản thân, nó đưa đến tình trạng mình để cho đau khổ thấm vào lòng, để nó tác động trên mình hoặc mình gây tác động. Sự dày vò của hối hận cũng nuôi dưỡng suy nghĩ. Trong một số trường hợp, hối hận giúp chúng ta biết mình phải làm gì bây giờ, ngay lập tức. Các hành vi đã qua, đã được chôn vùi vĩnh viễn giúp chúng ta hiểu được sự nghiêm trọng của tồn tại, sức mạnh của những quyết định được đưa ra hoặc đã không đưa ra. Dày vò nặng hay nhẹ, hối hận không nhất thiết phải bị chôn vùi.

Đôi khi chúng ta phải mất cả cuộc đời để “chủ quan hóa” một hối hận, có nghĩa một kỷ niệm nói lên một cái gì đó về chúng ta và nó đã lọt ra khỏi tay chúng ta một thời gian, đôi khi rất lâu, vì chúng ta không nhận thức được tầm quan trọng các hành động của mình. Chẳng hạn, một người lớn tuổi áp đảo đã làm những người chung quanh mình nghẹt thở, hoặc người cha, người mẹ lơ đễnh với con cái nhưng lại rất mực yêu thương con, hoặc một đứa trẻ bị coi thường đã bám riết cha mình vào ngày hôm trước nó tự tử. Khi đó, chủ quan hóa hối hận là làm cho mình thành người hành động hoặc người vắng mặt. Đó là để phân định phần tối và không rõ của những gì chúng ta nghĩ.

Chúng ta có nên giảm thiểu hóa không? Chúng ta có nên quên không? Hay ngược lại, chúng ta biến nó thành gánh nặng suốt đời? Rõ ràng là chúng ta không hoàn toàn chọn thái độ nào là của mình, nhưng chúng ta nên đặt hối hận vào đúng chỗ của nó. Sẽ không thể xóa bỏ bằng mọi giá, nhưng nó cũng không nên chiếm hết chỗ, như một vết thương ái kỷ. Nếu nó được đặt vào đúng chỗ thì nó cũng có hai bí ẩn, là cuộc sống tự chính nó không bao giờ hoàn toàn minh bạch, phải đi tìm để biết mặt tối của nó, tuy nhiên nó chỉ là một cái bóng. Một cuộc sống không hối hận là một cuộc sống trống rỗng. Vì vậy nhà văn George Bernanos mô tả cái chết của Ông Ouine – một nhân vật bí ẩn và gần như quỷ quyệt trong cuốn tiểu thuyết cùng tên, chủ yếu nuôi dưỡng bản thân bằng cuộc sống của những người khác -, như một nỗi thống khổ không hối hận. Ông Ouine, ông Có-Không. Ông không bị ảnh hưởng bởi điều tốt cho bằng bị ảnh hưởng bởi điều ác. Khơi dậy tâm hồn mình trong tiếng rên rỉ cuối cùng của mình, ông Ouine kêu lên: “Tôi thậm chí không chút hối hận khi ném nó (tâm hồn tôi) trong hy vọng đánh lừa cơn đói của nó, tôi không còn thì giờ nữa, đến mức cho đến bây giờ, tôi sẽ mất không dưới một đời để có được hối hận. Chính chữ hối hận đã mất đi ý nghĩa của nó (…), tôi không còn có thể nhận thức được sự tách đôi này của chính tôi, sự từ chối này, sự phân hủy kỳ lạ này… Cả một cuộc đời, một cuộc đời dài, cả một thời thơ ấu, một tuổi thơ mới”. (Monsieur Ouine, tiểu thuyết thơ mộng)

Một cuộc đời, một cuộc sống lâu dài trưởng thành từ thời thơ ấu dưới ánh nắng của sự khác biệt, không phải là không có hối hận.

Marta An Nguyễn dịch

Bài đọc thêm: Tôi muốn chuộc lỗi, nhưng tôi không biết phải làm như thế nào?

“Tôi chỉ trích và phán xét rất nhiều… làm sao tôi thoát ra?