Đức Giám mục Aupetit: Tuần Thánh là “nguồn hy vọng”
Trưa Thứ Năm Tuần Thánh, 9 tháng 4, Từ Nhà thờ Thánh Tâm Montmartre, Đức Tổng Giám mục Michel Aupetit ban phép lành cho thành phố Paris.
lefigaro.fr, Jean-Marie Guénois, 2020-04-10
Đức Tổng Giám mục giáo phận Paris hy vọng thử thách này: “Dạy chúng ta đánh giá lại các lối sống của chúng ta. Việc ngưng ngang các sinh hoạt làm chúng ta phải tái xây dựng lại một xã hội vì lợi ích chung của mọi người.”
Le Figaro: Thủ tướng Pháp Édouard Philippe cho rằng cuộc khủng hoảng này cho “nhân loại thấy cái gì đẹp nhất và cái gì đen tối nhất của con người”. Cha đã thấy gì cho đến nay.
Đức Tổng Giám mục Aupetit: Nhân loại là gì? Những người cho rằng cá nhân là quan trọng chứ không phải giống loài họ thuộc về là quan trọng thì họ sẽ không thấy gì đặc biệt nơi nhân loại. Các nhà thần kinh học về nhận thức xây dựng trên năng lực riêng của con người nhấn mạnh đến việc triển khai vỏ não kết hợp, các nhà nhân văn nhấn mạnh vào khía cạnh đạo đức của lòng nhân, tự lập và công lý. Tín hữu kitô nhận biết trong nhân loại một hình ảnh thần thánh xây dựng trên tình yêu ra lệnh cho họ phải phục vụ người anh em. Đó là đạo đức xem hành động của con người là tốt hay xấu. Trong các thời điểm như thời điểm này, chúng ta thấy lòng quảng đại tuyệt vời xây dựng trên sự quên mình và phục vụ người khác. Các ví dụ thì rất nhiều và làm lên tinh thần. Tôi có thể nhân lên các tấm gương khéo léo và sáng tạo mà tôi thấy, nói lên động lực lớn lao của một tình huynh đệ chưa chết. Chúng ta cũng thấy sự trống rỗng của một vài lối sống mà thực chất là ích kỷ và thành tựu cho riêng cá nhân mình. Những người này ở trong tình trạng mỗi người sống cho mình trong một loại sinh tồn đáng khinh. Chúng ta cũng thấy một hệ thống quản trị đồi trụy gần như chuyên chế, không cho người bệnh, người sắp chết có được sự tháp tùng thiêng liêng hay được đối xử nhân bản cơ bản nhất.
Cha sẽ học gì từ thử thách cách ly này?
Mỗi người có thử thách của mình, có bài học để rút tỉa. Cách ly giúp chúng ta nhìn lại mình, đặt lại vấn đề, suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống. Đối với một tín hữu, cách ly là dịp để củng cố mối quan hệ của mình với Chúa qua cầu nguyện, qua chiêm niệm. Như sách Lê-vi trong Cựu Ước nói về luật Năm Thánh. Mỗi năm mươi năm, năm đặc biệt này đánh dấu “mỗi người sẽ trở về dòng họ của mình” (Lv 25, 10). Đất đai còn bị bỏ hoang, tất cả mọi sự đều san bằng, nợ được xóa, mỗi người đi về di sản của mình, người nô lệ được tự do. Hôm nay, sự khôn ngoan này không áp đặt trên chúng ta bằng luật, nhưng bởi sự ràng buộc của các sự kiện mà chúng ta không kiểm soát được. Bởi vì thử thách này dạy chúng ta phải dám đặt lại vấn đề cho tất cả mọi thứ, liên tục đánh giá lại các lối sống của chúng ta, các giả định về ý thức hệ, về sự kiêu ngạo cho rằng mình thống trị thế giới.
Và nước Pháp?
Rõ ràng là ngày nay điều cần thiết phải tìm lại sự hợp nhất quốc gia và những gì đã xây dựng lên nó. Cuộc khủng hoảng “áo vàng” nhắc chúng ta nhớ sự phân chia xã hội, giữa giới tự cho mình là ưu tú và đội ngũ những người nghèo bị coi thường, nhưng đó lại là những người làm cho đất nước chúng ta hoạt động. Các sự kiện đau đớn vì cách ly đã giúp chúng ta rất nhiều trong việc tìm lại ý nghĩa của tình huynh đệ, một trong các nguyên tắc xây dựng nền Dân chủ Cộng hòa của chúng ta. Đứng trước căn bệnh tấn công bất chấp người giàu, người nghèo, người yếu, người mạnh, chúng ta đứng trước kinh nghiệm của sự bấp bênh chung, nhắc chúng ta thức tỉnh phải săn sóc người khác.
Cha thấy điều gì cần thay đổi trong đất nước?
Toàn thế giới nhìn vào đất nước trọng cá nhân chủ nghĩa của chúng ta với cặp mắt dịu dàng và vui thích. Con số các nhà ngoại giao nước ngoài tôi gặp họ cười xã hội thế tục kiểu Pháp của chúng ta và chủ nghĩa chống tôn giáo không nói tên của nó. Các bối cảnh hiện nay giúp chúng ta lượng định lại một cách sắc bén như tôi đã đề nghị ở trên. Nhưng những gì dường như đối với tôi là thách thức lớn cho tương lai sẽ là xem lại các ảo tưởng của chúng ta về sự toàn năng được mở ra bởi kỹ thuật. Chúng ta đã thách thức các quy luật tự nhiên, biến các ham muốn cá nhân thành chuẩn mực tuyệt đối. Một con vi-rút nhỏ bé hủy hết tất cả sự an toàn tự kiêu này và buộc chúng ta phải hết sức khiêm nhường để tìm lại minh triết mà ngày xưa nhà văn Rabelais đã nói: “Khoa học không có lương tâm chỉ là sự hủy hoại của tâm hồn.”
Giai đoạn này có làm thay đổi mọi thứ trong cuộc sống của cha không?
Cách đây không lâu, tôi đã nghĩ đến việc xem lại cách tôi thi hành sứ vụ của tôi. Theo tôi, trách vụ này thiết yếu là phải ở giữa dân Chúa, gần tất cả những người cần được phục vụ, đặc biệt là những người mong manh nhất, yếu đuối nhất. Và đại dịch tàn khốc xảy đến bất ngờ này đã làm tôi cảm thấy chỗ đứng của mình phải gần người dân lớn đến chừng nào.
Theo cha, hậu coronavirus sẽ như thế nào?
Tôi không phải là nhà tiên tri. Tôi chỉ là một Tổng Giám mục. Có thể đồng bào chúng ta sẽ quên giai đoạn đau đớn này và sẽ trở lại nếp sống địa ngục của một xã hội buông thả để lại chúng ta trên bề mặt của cuộc sống. Tuy nhiên, chấn thương gây ra bởi sự chấm dứt ngang và tàn bạo các sinh hoạt của chúng ta, nếu nó kéo dài trong một thời gian dài, sẽ cho chúng ta một mong muốn xây dựng lại một xã hội vì lợi ích chung, trong sự dịu dàng và tiếp nhận nhau, phục vụ trong tinh thần huynh đệ. Mỗi người chúng ta đứng trước lựa chọn mà Chúa đã cho chúng ta trong Thánh Kinh: “Ta đặt trước mặt con hai con đường: sự sống hay cái chết. Như thế các con hãy chọn sự sống!” Mục vụ tông đồ của tôi thiết yếu truyền hy vọng, vậy chúng ta hãy hy vọng!
Và trước mắt, thông điệp Phục Sinh nào cho đất nước trong cuộc khủng hoảng này?
Lễ Phục Sinh chúng ta kỷ niệm cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô, chiến thắng của sự sống trên cái chết, của tình yêu trên hận thù. Thông điệp này mang một nguồn hy vọng phi thường, vì nó cho chúng ta thấy, từ cái ác tuyệt đối Chúa rút ra điều thiện còn cao lớn hơn, vượt đến vô tận những gì chúng ta có thể mong ước.
Thời gian cách ly giúp chúng ta tìm lại chính mình, đặt lại vấn đề và suy nghĩ về ý nghĩa đời sống của m
Marta An Nguyễn dịch
Xin đọc thêm: Đức Tổng Giám mục giáo phận Paris ban phép lành cho thành phố Paris