Kết quả của Nhập Thể trong đời sống thiêng liêng (1/6)
Trích sách: Khát Khao Nên Thánh, Đi tìm một Linh đạo Kitô, The Holy Longing: The Search for a Christian Spirituality, Ronald Rolheiser
Giảng lời Chúa bất cứ bạn đi đâu, dùng bất cứ chữ nào, nếu thấy cần.
Francis Assisi
Để hiểu thế nào là cầu nguyện
Trong phúc âm thánh Ma-thêu, Đức Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện sao cho có hiệu quả: “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ thì sẽ mở. Vì thế, hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ thì sẽ mở.” Sự thật, có bao giờ bạn ngạc nhiên vì sao chuyện này không bao giờ đúng không? Rất nhiều lần chúng ta xin mà không được, tìm mà không thấy, gõ mà không mở. Lời hứa của Chúa Giêsu hầu như trái ngược. Tại sao khi nào Chúa cũng không nhận lời chúng ta cầu xin?
Chúng ta có hàng tá câu trả lời. Có lẽ chúng ta không đủ lòng tin. Có lẽ chúng ta xin những chuyện không đúng, những chuyện không tốt cho chúng ta. Hay là Thiên Chúa đã ban những gì chúng ta xin theo một cách khác. Thiên Chúa là cha mẹ yêu thương biết cái gì tốt cho con cái – cha mẹ nào lại cho con chơi dao? Có ngày chúng ta sẽ hiểu được sự thông thái khôn vời của Thiên Chúa khi Người không nhận lời chúng ta. C.S. Lewis đã từng nói chúng ta sẽ đời đời tạ ơn Chúa vì Ngài đã không nhận lời chúng ta xin!
Ông nói đúng. Có khôn ngoan và sự thật trong mọi lý do, nhưng không có lý do nào là lý do thật, theo phúc âm thánh Mát-thêu, tại sao lời cầu nguyện thường không được nhận lời. Trong bốn Phúc Âm, thì phúc âm thánh Mát-thêu liên kết lời cầu nguyện với hành động cụ thể trong cộng đoàn ki-tô giáo. Ông là nhà thần học ki-tô giáo, chứ không đơn thuần là người hữu thần. Vì thế, đối với ông, lời cầu nguyện có sức mạnh liên kết với hành động cụ thể trong phạm vi cộng đoàn đức tin và đức ái – và ngược lại. Là kitô hữu, chúng ta cầu nguyện với Thiên Chúa “nhờ Chúa Kitô”, và trong cố gắng đáp trả lời cầu xin đó, Chúa nhập thể, có nghĩa là, sức mạnh Thiên Chúa phần nào tùy thuộc vào hành động của con người. Điều đó nghĩa là gì?
Là kitô hữu, câu cuối cùng của tất cả lời cầu nguyện đều có công thức: “Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con”. Công thức này không phải là thói quen, là dấu chỉ bề ngoài để nói cho Chúa biết là lời cầu nguyện đã heat, nó còn hơn thế. Khi chúng ta cầu nguyện “nhờ Đức Giêsu” là chúng ta đang cầu nguyện nhờ nhiệm thể Chúa Kitô, bao gồm: Chúa Giêsu, Thánh Thể, và thân thể của kitô hữu (chúng ta) ở trên trần thế này. Chúng ta cầu nguyện nhờ tất cả những điều này. Vì thế, không những Chúa trên trời nhận lời cầu nguyện và ban ơn. Chúng ta cũng làm nhiệm vụ đó vì chúng ta là nhiệm thể Chúa Kitô, có trách nhiệm đáp trả lời cầu nguyện này. Cầu nguyện trong tư cách kitô hữu, buộc chúng ta tham dự cụ thể để cố gắng đáp trả lại lời cầu nguyện. Ví dụ trường hợp sau đây.
Một nữ tu già đến gặp cha linh hướng. Bà chia sẽ về việc một nữ tu trẻ muốn bỏ dòng. Bà rất mến cô này, thích nhiệt huyết và tính năng hoạt của cô đem đến cho cộng đoàn. Tuy vậy, năm vừa qua, bà thấy cô có vẽ buồn buồn, không biết nỗi buồn đó như thế nào, cô ra khoỉ dòng dù cộng đoàn rất muốn cô ở lại. Vì thế, bà cầu nguyện cho cô, cầu cho cô ở lại, cầu cho cô nhận ra ai cũng quý mến cô, cầu cho cô tin vào sức mạnh của Thiên Chúa để vượt lên các hoài nghi của cô. Nhưng bà chưa bao giờ đến nói chuyện với cô lần nào. Bà chưa bao giờ nói là cộng đoàn yêu mến cô biết ngần nào. Bây giờ bà buồn vì cô đã rời dòng. Vấn đề thật rõ ràng. Nữ tu lớn tuổi kia đã cầu nguyện như người hữu thần, chứ không như một kitô hữu. Bà chưa bao giờ để thịt da vào lời cầu nguyện. Bà chưa bao giờ cố gắng góp phần cụ thể của mình vào những chuyện bà xin Chúa. Bà để Thiên Chúa làm mọi sự. Nhưng làm sao Chúa nói cho nữ tu trẻ kia biết mọi người yêu mến cô trong khi chẳng ai nói với cô điều đó. Khi chúng ta cầu nguyện “nhờ Đức Giêsu”, là chúng ta dự phần vào lời cầu nguyện hơn là xin Chúa trên trời cầu bàu. Cộng đoàn cũng vậy và chính chúng ta cũng vậy, không phải chỉ cầu nguyện mà phải cố gắng đem lại cái gì cho những lời mình xin.
Hẳn…, nếu mẹ tôi đau và tôi cầu cho bà lành bệnh mà không đem bà đi bác sĩ, thì tôi cầu nguyện như người hữu thần chứ không phải là kitô hữu. Tôi đã không nhập thân vào lời cầu nguyện. Thật khó để Chúa nhậm lời những lời cầu nguyện như thế. Nếu tôi biết bạn tôi buồn chán, tôi cầu nguyện cho cô mà không hỏi han cô, thì tôi cầu nguyện như người hữu thần, chứ không phải là kitô hữu. Chúa sẽ an ủi cô ấy như thế nào đây? Gởi một điện thư từ trên trời xuống hay sao? Không, chính giọng nói và tình thương của tôi phải được nói lên, vì tôi là nhiệm thể của Chúa Kitô, hay đúng hơn, tôi đang cầu nguyện nhờ Mình Chúa Kitô, và tôi hiện diện ở đây, sẵn sàng nói chuyện với cô. Nếu hôm nay tôi cầu nguyện cho bạn tôi, nhưng tôi không gởi cho anh mấy chữ là tôi đang nghĩ về anh, thì làm sao lời cầu nguyện của tôi đến với bạn tôi được? Nếu tôi cầu nguyện cho thế giới hòa bình, mà tâm hồn tôi không tha thứ cho người đã làm tôi buồn thì, làm sao Chúa mang lại hòa bình cho thế giới này được? Lời cầu nguyện cần nhập thân.
Một cảnh phim trong phim Trứng Rắn của Ingmar Bergman đã chứng minh hùng hồn chuyện này. Diễn biến bộ phim thế này: Sau khi lễ xong, một linh mục đang ở trong phòng thánh thì có một phụ nữ bước vào. Gia cảnh nghèo túng, góa bụa ở tuổi trung niên, đau khổ khủng khiếp về tính thận trọng của tôn giáo, bà khóc nức nỡ và cho rằng không ai thương bà: “Thưa cha, con quá đơn độc, không ai thương con! Chúa thì ở quá xa! Con không nghĩ Chúa còn thương con. Con hết cách rồi! Đời con quá đen tối!” Lúc đầu, vị linh mục bực bội hơn là thông cảm, nhưng rồi cha quay lại nói với bà:
“Con quỳ xuống, cha ban phép lành cho con. Chúa ở quá xa. Người không thể chạm đến con bây giờ, cha biết, cha sẽ đặt tay trên con và chạm đến con – để con biết rằng con không cô độc, không phải con không được ai thương, con không ở trong tối tăm. Chúa đang ở đây và Người yêu mến con. Khi cha chạm đến con thì Thiên Chúa cũng sẽ chạm đến con.” Kitô hữu là người cầu nguyện như thế, là người nhập thân vào lời cầu nguyện.
Nguyễn Kim Long dịch
Xin đọc thêm: Đức Kitô Là Nền Tảng Cho Linh Đạo Kitô Giáo (1/2)
Đức Kitô Là Nền Tảng Cho Linh Đạo Kitô Giáo (2/2)
Lời nói đầu sách Khát Khao Nên Thánh, Đi tìm một Linh đạo Kitô