Lời chứng của bà Toshiko Kato, người sống sót sau vụ sóng thần năm 2011

596

Lời chứng của bà Toshiko Kato, người sống sót sau vụ sóng thần năm 2011

Lời chứng của bà Toshiko Kato, hiệu trưởng một vườn trẻ công giáo, người sống sót sau vụ sóng thần tháng 3 năm 2011: “Dạy cho trẻ em sự quý giá của cuộc sống và cách bảo vệ cuộc sống của các em.”

fr.zenit.org, Anita Bourdin, 2019-11-25

“Dạy cho trẻ em sự quý giá của cuộc sống và cách bảo vệ cuộc sống của các em.”: đó là ơn gọi của bà Toshiko Kato, hiệu trưởng một vườn trẻ công giáo,  người sống sót sau vụ sóng thần tháng 3 năm 2011

Đây cũng là chủ đề của chuyến đi của Đức Phanxicô tại Nhật: “Bảo vệ mọi sự sống.”

Ngày thứ hai 25 tháng 11, bà cùng với 800 người sống sót sau “ba thảm họa” gặp Đức Phanxicô ở Trung tâm hội nghị “Bellesalle Hanzomon” ở Tokyo.

Ba thảm họa này là vụ động đất 9 độ richter, vụ sóng thần và vụ nhà máy nguyên tử Fukushima bị nổ. Có tất cả khoảng 18 000 người chết và 50 000 vẫn còn phải di rời ở các vùng khác trong nước Nhật, đó là không kể các người bị thương, bị chấn thương thể lý hay tâm lý.

Bà là người lên nói chứng từ đầu tiên, trước nhà sư Tokuun Tanaka và anh Matsuki Kamoshita, hai người sống sót sau vụ thảm họa hạt nhân ở Fukushima.

Chứng từ của bà Toshiko Kato

Con tên là Toshiko Kato, con là hiệu trưởng vườn trẻ công giáo ở Miyako,  tỉnh Iwate. Con đi làm vào ngày bị sóng thần. Một em bé gái trên đường đi học về đã bị chết.

Từ ngày đó, con tiếp tục suy nghĩ về làm sao dạy cho trẻ em biết sự quý giá của cuộc sống và cách bảo vệ cuộc sống của các em, cũng như trách nhiệm nặng nề đứng đầu vườn trẻ của con, làm sao con có các lựa chọn tốt nhất để bảo vệ đời sống các em.

Cùng với phần còn lại của thành phố, nhà con bị sóng thần quét sạch. Con đê xây chung quanh thành phố để chống sóng thần bị sập. Nó lớn đến mức mà nhiều người nước ngoài đến đây xem. Các vật dụng được trí tuệ và sức mạnh của con người xây dựng bị phá hủy và cuốn trôi, nhưng các vật thể do thiên nhiên tạo ra thì không bị cuốn. Con hiểu, con người không thể chống lại thiên nhiên và chúng ta cần minh triết để sống với thiên nhiên.

Sáng hôm đó, trước khi rời nhà, con không thể nào hình dung cuộc sống quen thuộc hàng ngày của con đã chấm dứt trong chốc lát, rất nhiều người sẽ chết. Con vô tư, chỉ lo những gì mình có bổn phận phải làm. Con còn nhớ, khi con ở giữa đống gạch vụn mà trước đó là ngôi nhà của con, con tạ ơn vì đời sống của mình đã được cứu, được còn sống và đơn giản là con trân trọng cuộc sống.

Qua trận động đất này, con nhận được nhiều hơn những gì con mất. Rất nhiều người trên toàn thế giới mở lòng và con có thể tìm thấy hy vọng khi thấy mọi người hợp nhau lại để giúp đỡ.

Tám năm sau, con dần dần ráp nối lại những gì có trước và sau thời điểm đó. Cái gì quan trọng và cái gì mình phải bảo vệ? Nếu chúng ta không làm gì thì kết quả là con số không, nhưng nếu mình bước một bước thì mình sẽ tiến tới trước một bước. Con hiểu một sự thật hiển nhiên là ngày hôm nay là kế tiếp của ngày hôm qua và chúng được kết nối với ngày mai. Cuộc sống là điều quan trọng nhất và không có một cuộc sống tốt đẹp nào là hoài công.

Con cầu nguyện để biết làm sao bảo vệ đời sống của các em bé đau khổ trên quả đất này, con muốn suy nghĩ về những gì con có thể làm với cuộc sống đã ban cho con và tiến từng bước một.

Con xin chân thành cám ơn.

Marta An Nguyễn dịch

Xin đọc thêm: Tiếng kêu của anh Matsuki Kamoshita, người sống sót của nhà máy hạt nhân Fukushima

Tu sĩ Phật giáo Tokuun Tanaka, người sống sót sau thảm họa hạt nhân ở  Fukushima

Một cuộc gặp gỡ cảm động, một lần nữa, Đức Phanxicô cho thấy Chúa Giêsu ở bên cạnh cô gái bị cha mẹ vắng mặt hoặc của sinh viên bị nhục và bị sách nhiễu bởi những người nghĩ rằng sống là cạnh tranh , trong đó người mạnh áp đặt luật của mình… Người xem thấy trong cảm xúc kiềm giữ của các bạn trẻ Nhật Bản, và trong đau khổ của người nhập cư trẻ Phi Luật Tân là nỗi khát khao một cái gì khác ngoài áp lực đang làm kiệt sức và khô héo tâm hồn chúng ta.