Đức Phanxicô phong các tân hồng y trong đường hướng cải cách của mình

476

Đức Phanxicô phong các tân hồng y trong đường hướng cải cách của mình

lefigaro.fr, Jean-Marie Guénois, 2019-10-05

Chỉ sau sáu năm triều giáo hoàng của mình, Đức Phanxicô đã phong 53% hồng y cử tri.

Công nghị (phong các tân hồng y) được Đức Phanxicô bất ngờ công bố vào ngày 1 tháng 9 và đã diễn ra tại Rôma vào ngày thứ bảy 5 tháng 10, chắc chắn mang tính cách “chính trị” nhất trong triều giáo hoàng của ngài. Chân dung của 13 tân hồng y được Đức Phanxicô chọn là thông điệp rõ ràng cho Giáo hội công giáo: hơn bao giờ hết, Đức Phanxicô muốn một Giáo hội dấn thân với người nghèo nhất, kết giao với đạo Hồi và hành động cho hệ sinh thái.

Định hướng quyết tâm này cũng được phản ánh qua cách bổ nhiệm. Đức Phanxicô vượt qua các quy tắc truyền thống mà phần lớn ngài tôn trọng trong năm lần công nghị trước đây. Quan điểm “ghế hồng y” theo đó Tổng Giám mục của một thành phố lớn sẽ đương nhiên trở thành hồng y đã bị chôn vùi.

Ví dụ điển hình nhất là của giáo phận Milan, nhưng cũng ở cả Venise và Krakow, nơi xuất thân ba giáo hoàng, Đức Gioan XXIII, Đức Gioan-Phaolô I và Đức Gioan-Phaolô II đã không còn được thấy. Tổng giám mục của giáo phận sẽ tự động trở thành hồng y sau đó.

Đức Phanxicô 82 tuổi đã đích thân chọn các tân hồng y, hồng y đoàn gồm 129 hồng y tuổi dưới 80, đủ điều kiện để bầu người kế vị khi đến ngày. Khi trao “mũ đỏ” cho các tân hồng y ngày thứ bảy 5 tháng 10, Đức Phanxicô đã phong 53% số hồng y cử tri chỉ trong sáu năm triều giáo hoàng của ngài.

Tuy nhiên đây không phải là đa số cần có để bầu tân giáo hoàng, phải cần có hai phần ba số phiếu. Nhưng năng động bầu cử của năm mật nghị cuối cùng cho thấy, khoảng 40% số phiếu có được ngay từ đầu là bước đầu tiến hành cuộc bầu chọn giáo hoàng. Đây là thách thức cho các bổ nhiệm này, dù Giáo hội khi nào cũng cho rằng, khi có mật nghị các hồng y được Đức Chúa Thánh Thần trợ giúp.

Sáng tạo

Nhưng về mặt địa chính trị thì lại không có sự mới lạ. Với 43% hồng y cử tri, châu Âu chắc chắn vẫn dưới con số 50% trong thời Đức Phanxicô, dù người Ý vẫn chiếm đa số trong nhóm này. Với mức 13% của mỗi châu, Châu Phi và Châu Á gần như ổn định, nhưng còn nhiều hơn Bắc Mỹ (10%) và thấp hơn Châu Mỹ La Tinh (18%).

Các tân hồng y được chọn là ai? Hai người là biểu tượng đặc biệt: người đầu tiên sẽ không bầu giáo hoàng vì ngài đã 82 tuổi, nhưng Đức Giám mục Michael Louis Fitzgerald đã được phục hồi. Ngài thuộc Dòng Trắng, từng là chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn và đã bị Đức Bênêđictô XVI loại ra – đây là một trong các quyết định đầu tiên của ngài – ngài gởi Giám mục Fitzgerald đi làm Sứ thần Tòa Thánh ở Ai Cập vì ngài thấy giám mục quá ủng hộ người hồi giáo.

Xin đọc: Tân hồng y Michael Fitzgerald, người phục vụ cho đối thoại

Tân hồng y kia thậm chí chưa là giám mục, đây là điều sáng tạo của Đức Phanxicô. Linh mục Dòng Tên Michael Czerny, người Canada, 73 tuổi hiện là phó tổng thư ký phân bộ Di dân và Tị nạn của Bộ Phát triển toàn diện con người, ngài cũng là thư ký đặc biệt của thượng hội đồng Amazon. Ngài là một trong các cây viết Thông điệp Chúc tụng Chúa Laudato Si về hệ sinh thái. Nói cách khác, đây là giám chức thân cận với Đức Phanxicô.

 

Xin đọc: Linh mục Dòng Tên Michael Czerny: Tân hồng y của vùng ngoại vi

Một tu sĩ dòng Tên khác cũng cùng đường hướng với Đức Phanxicô, và ngài tuyên bố công khai: Đức Giám mục Jean-Claude Hollerich, 61 tuổi, Tổng giám mục giáo phận Luxembourg, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Liên hiệp châu Âu (Comece). Cũng thân cận với Đức Phanxicô là Giám mục Matteo Zuppi, 63 tuổi nổi tiếng ở Ý, thuộc giáo phận Bologna, nhưng trên hết ngài là một trong các thành viên chủ chốt của Cộng đoàn Sant’Egidio, một cộng đoàn lo cho những người nghèo nhất và trên bình diện quốc tế. Cộng đoàn Sant’Egidio và các tu sĩ Dòng Tên là “cộng đoàn” có ảnh hưởng nhất trong triều giáo hoàng hiện nay. Một người thân cận khác với Đức Phanxicô là Giám mục Bồ Đào Nha Jose Tolentino Mendonça, 53 tuổi, người giữ thư khố ở Vatican cũng được phong hồng y.

Hai nhà tiên phong đối thoại với Hồi giáo cũng được phong hồng y: Giám mục Angel Ayuso Guixot, 67 tuổi, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại liên tôn và là cây viết cho “Tuyên ngôn về tình huynh đệ của con người” mà Đức Phanxicô đã ký với Đại học Hồi giáo al-Azhar ở Cairo, Abu Dhabi vào mùa xuân năm ngoái. Và Giám mục Cristobal Lopez Romero, 67 tuổi, người Tây Ban Nha, Tổng Giám mục Rabat (Marốc), người đã đón Đức Phanxicô trong chuyến đi đến đất nước này.

Cuối cùng là bốn tổng giám mục khác, những người làm việc tại địa phương, người bảo vệ quyền của các dân tộc cũng được phong: Giám mục Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo, 69 tuổi, Tổng Giám mục Jakarta (Indonesia), người ủng hộ cho quyền của các Hội đồng giám mục trong Giáo hội. Giám mục Juan de la Caridad Garcia Rodriguez, 71 tuổi, Tổng giám mục San Cristobal, Havana (Cuba), và Giám mục Alvaro Ramazzini Imeri, 72 tuổi, người Guatemala. Và Đức Giám mục Fridolin Ambongo Besungu, 59 tuổi, Tổng Giám mục Kinshasa (Cộng hòa Dân chủ Congo), người đóng một vai trò quan trọg trong việc ổn định thứ trật chính trị trong nước.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc thêm: Bổ nhiệm mười ba tân hồng y, Đức Phanxicô ưu tiên cho vùng ngoại vi

Mười ba hồng y mới: Các tân hồng y làm việc “ngoài chương trình”

Các hồng y tương lai phản ứng khi nhận được tin phong hồng y