Một giáo hoàng đứng trước các lời chỉ trích
la-croix.com, Guillaume Goubert, 2019-09-11
Câu trả lời sẽ ở trong biên niên sử của đời sống Giáo hội công giáo. Trên chuyến bay từ Madagascar về Rôma, được hỏi về rủi ro của một sự đứt đoạn giữa Tòa Thánh và công giáo Mỹ, Đức Phanxicô đã trả lời rất bình tĩnh: “Tôi không sợ các chuyện ly giáo.” Một câu trả lời chưa từng có từ miệng của một giáo hoàng, ít nhất là công khai. Theo thành ngữ tuyệt đẹp của cố Hồng y Roger Etchegaray “người đảm bảo đức tin chung”, giáo hoàng là người có nghĩa vụ phải làm mọi cách để duy trì tính hiệp nhất của Giáo hội. Từ đó người ta cho rằng ly giáo là nỗi ám ảnh của giáo hoàng.
Nhưng Đức Phanxicô nói với chúng ta ngài không sợ, như một tiếng vang cho câu nói nổi tiếng của Đức Gioan-Phaolô II trong thánh lễ mở đầu triều giáo hoàng của ngài tháng 10 năm 1978: “Non abbiate paura”, “Xin anh chị em đừng sợ.” Như thế Đức Phanxicô cũng có thể nói đến hai chuyện – chuyện này không loại chuyện kia. Một mặt, sác xuất của một cuộc ly giáo trong ngắn hạn không phải là lớn. Mặt kia, ngài không muốn để một rủi ro như vậy áp đặt mình.
Qua câu này, thực sự Đức Phanxicô muốn làm giảm tầm quan trọng của các chống đối của một phần công giáo Mỹ đang chống ngài (1), nhưng cũng như chính ngài nói, của “ở khắp nơi và ngay cả ở giáo triều.” Và, một cách ẩn ngầm, ngài đưa ra một con đường để vượt lên các căng thẳng này khi khẳng định các chỉ trích là hợp pháp khi được bày tỏ một cách thẳng thắn. “Một lời chỉ trích trung thực và cởi mở cho câu trả lời là xây dựng.” Và hơn thế nữa: “Đó là yêu Giáo hội.” Một giáo hoàng công khai mời thảo luận với ngài trong một tranh luận chỉ trích? Ở điểm này, chúng ta chưa từng thấy.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
1- “Làm thế nào người Mỹ muốn thay đổi giáo hoàng” (Comment l’Amérique veut changer de pape)
Xin đọc thêm: Một giáo hoàng đứng trước các lời chỉ trích
Vì sao Đức Phanxicô nói đến các rủi ro của ly giáo?
Ở Ấn Độ Dương, Đức Phanxicô đã gieo hạt giống của cuộc cách mạng thực sự