leparisien.fr, Christine Mateus và Vincent Mongaillard, 2018-09-29
Vài ngày sau khi có các đề xuất của Hội đồng Cố vấn Luân lý Quốc gia (CCNE), nhất là về vấn đề trợ sinh nhờ y khoa hoặc vấn đề về giai đoạn cuối đời, Đức Giám mục Aupetit nhắc lại quan điểm của Giáo hội. LP/Jean-Baptiste Quentin
Đây là lần đầu tiên, một trong các chức sắc cao cấp nhất của Giáo hội Pháp, Đức Giám mục Aupetit, giáo ph Paris lên tiếng sau các thông báo của Hội đồng Cố vấn Luân lý Quốc gia. Trợ sinh nhờ y khoa (PMA), mang thai mướn (GPA), giai đoạn cuối đời và tất cả các vấn đề khác. Kể cả vấn đề ấu dâm.
Đây là tiếng nói của Giáo hội được nghe và có ảnh hưởng nhất hiện nay. Đức Giám mục Michel Aupetit, 67 tuổi, Tổng Giám mục iáo phận Paris từ tháng 1, 2018 tiếp chúng tôi ở căn nhà của cha trong vòng một giờ, để đề cập đến các vấn đề thời sự đang làm các tín hữu của cha run rẩy: trợ sinh nhờ y khoa, mang thai mướn, các nghiên cứu trên phôi thai, trợ tử, phá thai… Chính nhờ chuyên ngành y khoa của giám mục trong các hồ sơ này, và để mạnh mẽ bảo vệ đường hướng bảo thủ của người công giáo mà Giáo hoàng Phanxicô đã chọn ngài làm giám mục giáo phận Paris.
Vì cách đây 23 năm, trước khi thụ phong linh mục, người con trai của nhân viên đường sắt này chưa bao giờ đặt chân đến nhà thờ hành nghề bác sĩ tổng quát. Từ những năm làm việc trong một phòng mạch ở ngoại ô mà sinh viên tốt nghiệp môn đạo đức sinh học còn giữ được ý nghĩa của tiếp xúc. Với cách tiếp xúc dễ dàng, cha trả lời với giọng truyền cảm, tự nhiên, không sáo ngữ để truyền đạt sứ điệp luôn rất bảo thủ.
Trợ sinhnhờ y khoa và mang thai mướn: “Người ta dùng phôi thai người làm vật thí nghiệm”
“Có thể nào nghĩ rằng một đứa bé không cần cha không?” giám mục hỏi về việc trợ sinh nhờ y khoa. LP/Jean-Baptiste Quentin
Làm thế nào cha đón nhận thông báo của Hội đồng Cố vấn Luân lý Quốc gia ngày thứ ba vừa qua về việc mở rộng trợ sinh nhờ y khoa cho phụ nữ độc thân và cho các cặp phụ nữ?
Tôi nhận tin mà không ngạc nhiên. Từ lâu tôi đã nghĩ Hội đồng Cố vấn Luân lý Quốc gia không còn như trước. Tôi biết Giáo sư Bernard. Vào thời đó, giáo sư có một ủy ban các nhà Hiền triết có thể nói lên ý kiến của mình một cách độc lập. Tôi chân thành thú nhận tôi không còn cảm thấy như vậy bây giờ. Hồi đó kết quả cũng khá được mong chờ, nhưng có một chút lo ngại. Người ta tự hỏi vì sao lại đưa vào Quốc hội (États-Généraux) vì nó không có một ảnh hưởng nào trên quyết định cuối cùng.
Cha nghĩ cộng đồng công giáo không được nghe trong các cuộc thảo luận này?
Vấn đề không phải ở đó. Vấn đề là Giáo hội công giáo bị đe dọa. Giáo hội công giáo là một thực thể làm khơi dậy ý thức. Câu hỏi thực sự là: phẩm giá của con người là gì? Nó vượt lên quan niệm của công giáo về nhân bản. Chúng ta nghĩ một xã hội phải xây dựng trên tình huynh đệ, trên việc tìm kiếm lợi ích chung. Vậy mà chúng ta không tìm thấy một lập luận nào ở mức độ này. Chúng ta chỉ có cảm tưởng có những kiểu “đúng, chúng ta sẽ”, “không, chúng ta sẽ không thể”, nhưng không có một lập luận thật sự.
Theo cha, đâu là các chủ đề chính bị chạm đến nhân phẩm nhiều nhất?
Có ít nhất là hai. Trước hết đó là vấn đề trợ sinh nhờ y khoa. Có thể nào nghĩ rằng một đứa bé không cần cha không? Bởi vì chính đây mới là vấn đề. Dĩ nhiên cũng có thể có những em bé được lớn lên mà không có cha, do tai nạn hay do các em bị bỏ, nhưng đây là nhà nước đưa ra sắc lệnh một đứa bé không cần cha.
Còn ý thứ hai?
Đó là vấn đề phôi thai. Việc nghiên cứu càng ngày càng mở ra nhiều. Ngày nay, chúng ta không có gì trong tài liệu luật pháp. Không có cả tình trạng pháp lý nào cho phôi thai. Sự trống không này cho phép làm các thử nghiệm và biến phôi thai thành vật thí nghiệm. Rồi càng ngày người ta càng dùng ít súc vật làm vt thí nghiệm, họ sẽ dùng phôi thai người. Vậy ấu trùng của con bọ vàng óng ánh sẽ được bảo vệ hơn phôi thai người sao? Điều này lại đặt ra vấn đề vượt ngoài biên giới của tôn giáo.
Cha cũng là bác sĩ, là người đam mê nghiên cứu. Như thế làm cho cha sợ…
Tôi hoàn toàn chủ trương nghiên cứu, nhưng có những nghiên cứu hợp pháp, có những nghiên cứu không hợp pháp. Như quý vị biết, các bác sĩ đức quốc xã cũng nghĩ họ phải làm nghiên cứu. Vì thế họ họ biện minh cho lý do của họ! Nghiên cứu không biện minh tất cả. Nghiên cứu có một mục đích và nếu mục đích thường là tốt, nhưng phương tiện dùng không phải lúc nào cũng tốt. Ví dụ chẩn đoán trước khi sinh là điều tốt, nhưng khi người ta dùng chẩn đoán này để loại em bé vì em bé đang mang một tì tật nào đó, thì đó là vấn đề luân lý.
Cha có kêu gọi người công giáo huy động chống việc mở rộng trợ sinh nhờ y khoa không?
Tôi kêu gọi người công giáo huy động bằng mộtlời, rồi.
Và nó không mang lại kết quả…
Một lời, nếu lời này là đúng, thì nó sẽ vượt qua lịch sử và cuối cùng sẽ chiến thắng. Luôn luôn là như vậy. Nó sẽ làm con đường đi từ ý thức qua ý thức.
Không kêu gọi biểu tình?
Việc biểu tình ngoài đường là của người công dân, không phải là việc của các giám mục. Không phải do chúng tôi tổ chức và chúng tôi cũng sẽ không làm việc này.
Và sẽ tham dự ?
Nếu tôi tham dự là ở cương vị công dân, không bao giờ ở cương vị giám mục. Là công dân, tôi được tự do. Phải phân biệt giữa lời nói của một công dân và của một giám mục.
Cha có nghĩ sẽ có một kiểu Biểu tình cho Tất cả lần thứ nhì không?
Tôi không chắc người dân đang huy động để làm như họ đã làm vào thời điểm Hôn nhân cho Tất cả. Vào thời điểm đó, nhất là khi họ huy động để chống trợ sinh nhờ y khoa vì họ biết hôn nhân sẽ dẫn đến vấn đề sinh sản, do đó dẫn đến quan hệ dòng dõi. Và đó là những gì có thể xảy ra. Họ sẽ tái huy động trong khi họ biết lần trước đã không được tích sự gì về mặt pháp lý? Tôi không biết. Dù sao tôi nghĩ các cuộc biểu tình với hàng trăm ngàn người xuống đường và không phải chỉ toàn người công giáo, cũng sẽ đánh thức lương tâm. Các cuộc biểu tình này cho thấy không có sự đồng thuận.
Cha có được chính phủ bảo đảm rằng việc mở rộng trợ sinh nhờ y khoa sẽ không kéo theo việc dỡ bỏ luật cấm mang thai cho người khác không?
Tôi không tin chút nào. Trước hết vì khi có biểu tình Hôn nhân cho Tất cả, chính quyền đã khẳng định với chúng ta sẽ không có trợ sinh nhờ y khoa. Nhân danh gì ngày nay người ta s từ chối mang thai mướn?
Tuần sau người điều khiển chương trình Marc-Olivier Fogiel sẽ ra quyển sách kể hạnh phúc của ông khi được làm cha hai bé gái nhờ dịch vụ mang thai mướn. Cha không tin hạnh phúc này và việc các em bé này có thể có hạnh phúc?
Bây giờ các em còn nhỏ, nhưng đến tuổi vị thành niên… Lúc đó con người đi tìm mình đến từ đâu. Hiểm nguy của một sự mất thăng bằng lúc đó rất quan trọng. Tất nhiên tôi không mong có gì tổn hại đến gia đình này, nhưng tôi chỉ đơn giản nói: chúng ta có đo lường được trẻ con sẽ sống trong tình trạng này như thế nào không? Làm sao chúng sẽ chấp nhận mình là đối tượng của một sự buôn bán như vậy? Không biết sự việc sinh ra trong các điều kiện này có làm cho họ được xoa dịu không?
Trở tử: “Một luật sẽ nói những gì chúng ta có thể làm và không thể làm, sẽ cực kỳ phức tạp”
Theo Đức Giám mục Aupetit, mở cánh cửa để giúp đỡ tích cực cho việc trợ tử thì “không được nghiêm túc cho lắm”. LP/Jean-Baptiste Quentin
Về giai đoạn cuối đời, ý kiến của Hội đồng Cố vấn Luân lý Quốc gia (CCNE) thì không nên đụng đến luật hiện nay nhưng họ cũng nêu lên các trường hợp đặc biệt đòi hỏi phải suy nghĩ để thay đổi luật ở bên lề. Theo cha, đây là một bước tiến đến việc giúp đỡ tích cực để trợ tử?
Đúng, thực sự có các nguy cơ thực tế dù đây là sự “mở ra” hoặc kiến nghị của những người ủng hộ cho việc này trong phong trào Lên đường, chẳng hạn như nghị viên Touraine là người ủng hộ trợ tử. Với tôi, nó có vẻ không thật nghiêm túc.
Theo cha, không nên đụng đến luật hiện nay về giai đoạn cuối đời…
Ít nhất luật này cũng xứng đáng tồn tại và cho phép có một hình thức uyển chuyển. Để có một bộ luật nói rằng chúng ta có thể làm hoặc không thể làm là một chuyện cực ky øphức tạp trong giai đoạn cuối đời. Quan trọng là người đó có thể sống những giây phút này một cách sâu đậm đặc biệt. Nếu chúng ta bỏ những giây phút mật thiết giữa người thân sắp ra đi và người ở lại thì có một cái gì như đã bị lấy mất. Cần thiết phải khái quát hóa các săn sóc chờ chết và cho phép người thân tham dự vào, với một sự dịu dàng cụ thể. Điều không tể chịu được là nhìn người thân đau khổ mà không thể làm gì.
Phá thai: “Bác sĩ quyết định, đó là điều chính”
Khi còn làm bác sĩ, giám mục Michel Aupetit “ý thức” và từ chối không phá thai. LP/Jean-Baptiste Quentin
Gần đây chủ tịch bác sĩ phụ khoa đoàn cho rằng phá thai là giết người đã gây tranh cãi dữ dội đến tận chính quyền. Cha có ủng hộ bác sĩ đó không?
Tôi ủng hộ bác sĩ đó trong lời của ông. Một bác sĩ có còn nói lên một cách tự do không? Câu trả lời là có. Tự do lương tâm là quyền căn bản nhất của mọi xã hội. Một xã hội tiêu diệt tự do, xã hội đó là xã hội độc tài. Phản đối theo lương tâm nằm trong quyền y khoa và quyền này bất khả xâm phạm. Quyền này phải được bảo vệ tuyệt đối, tôi có thể nói các bác sĩ sẽ phản ứng gay gắt nếu chúng ta đụng đến quyền này.
Các thượng nghĩ sĩ của Đảng Xã hội dưới trướng của bà Laurence Rossignol, cựu bộ trưởng Gia đình, ngày thứ sáu đã đưa ra một đề nghị vào luật để hủy bỏ điều khoản lương tâm này…
Thật khủng khiếp. Điều này có nghĩa chúng ta bước vào một hình thức độc tài và nói: “Quý vị không có quyền suy nghĩ, lương tâm của quý vị phải im”.
Cha có dùng quyền này khi hành nghề bác sĩ không, khi có các yêu cầu phá thai?
Đương nhiên là có, tôi giải thích với bệnh nhân: “Tôi, với lương tâm, tôi không thể”. Người bác sĩ được tự do, đó là điều chính. Cái đó gọi là tương quan bác sĩ-bệnh nhân. Nếu không, đây chỉ là một dịch vụ.
Ấu dâm: “Vì sao không có một ủy ban điều tra của quốc hội”
Giám mục Aupetit cho rằng, bậc sống độc thân của linh mục không liên quan đến vấn đề ấu dâm trong Giáo hội, đây là đặt “vấn đề sai”. LP/Jean-Baptiste Quentin
Trong các cuộc thảo luận đạo đức sinh hóa, một cách có hệ thống, Giáo hội đặt lợi ích của trẻ con lên trên hết. Nhưng làmthế nào để Giáo hội có thể có uy tín khi các em bé này đôi khi lại là miếng mồi cho các linh mục ấu dâm?
Điều bắt buộc tuyệt đối là Giáo hội phải nhất quán. Chúng ta phải có một cuộc trở lại tận căn, nếu không chắc chắn chúng ta sẽ không thể nào có được lời có uy tín. Phải cám ơn các nạn nhân mà chúng ta đã không biết lắng nghe họ, phải cám ơn giới truyền thông đã nêu lên tất cả các việc này. Đó là chuyện tốt. Khi có mụt mưng mủ, phải rạch để lấy mủ. Chúng tôi đã có các quyết định, chúng tôi đã có các khuyến cáo, chúng tôi được các luật gia tư vấn… Chúng tôi không thể nào tự mình giải quyết các vấn đề này, chúng tôi phải làm việc với luật dân sự và phải lắng nghe nạn nhân nhiều hơn, tháp tùng họ để họ được tái xây dựng lại.
Cha có ủng hộ việc thành lập một ủy ban điều tra của quốc hội để để làm sáng tỏ tất cả các tội ác của Giáo hội?
Tại sao không, tất nhiên rồi! Năm 2016 Hội đồng giám mục Pháp đã thành lập một ủy ban quốc gia chuyên môn độc lập. Nhưng điều này chưa đủ, chúng ta phải làm thêm một điều gì khác.
Theo cha, đây có phải là vi phạm đến thế tục?
Tôi không nghĩ như vậy. Đây thật sự là vấn đề của công lý. Nếu xã hội cho rằng quan trọng là phải làm sáng tỏ và nếu tình trạng cho thấy cần phải có sự can thiệp bên ngoài Giáo hội để đi đến cùng sự việc, thì tôi không thấy đây là vi phạm đến thế tục. Theo tôi, thế tục không phải vậy, thế tục là khả năng, cho mỗi người, có thể tự do giữ tôn giáo của mình.
Theo cha, trong lãnh vực chống nạn ấu dâm, Đức Phanxicô đã làm đủ chưa?
Ngài cố gắng làm nhiều nhất có thể với các phương tiện ngài có trong tay. Ngài phải theo dõi khắp nơi, đó là vấn đề. Dù là giáo hoàng, ngài có lời quyền uy nhưng ngài không có quyền lực. Giáo hội không phải là quân đội, tất cả mọi người không canh chừng mình.
Đứng trước các vụ tai tiếng của các linh mục ấu dâm, Giáo hội công giáo Đức vừa kêu gọi suy nghĩ về bậc sống độc thân. Có nên cho phép hàng giáo sĩ lập gia đình không?
Tôi nghĩ đây là đặt vấn đề sai. Cá nhân tôi, tôi nghĩ ấu dâm không hẳn liên hệ đến bậc sống độc thân. Đó là một cấu trúc não trạng và một số người có khuynh hướng ấu dâm sẽ núp trong Giáo hội và trong bậc sống độc thân. Nhưng đại đa số những người ấu dâm là người cha gia đình và lập gia đình. Nghĩ rằng cho các linh mục lập gia đình sẽ không còn vấn đề, đó chỉ là một ảo tưởng mơ màng.
Di dân: “Nếu có những người bị mất mát, dĩ nhiên mình phải đón nhận họ”
Giám mục Aupetit giải thích, chúng ta có thể “giúp suy nghĩ” cho những người muốn đóng cửa với người di dân. LP/Jean-Baptiste Quentin
Liệu nước Pháp có đón nhận chiếc tàu Aquarius, chiếc tàu nân đạo cứu người di dân trên biển và người điều hành không muốn cặp bến Marseille, nước Pháp?
Nếu có những người bị mấtmát, dĩ nhiên chúng ta phải đón nhận họ! Chúng ta không thể bỏ rơi những người gặp nạn. Họ ở đó, chúng ta phải săn sóc và đó là Phúc Âm. Nhưng sau đó, chắc chắn phải suy nghĩ về mặt chính trị, và vấn đề này không nhất thiết thuộc về chúng ta. Tại sao người dân ở các nước có một tiềm năng phi thường lại buộc phải ra đi để đến với chúng ta?
Một số lớn người công giáo muốn đóng cửa với người di dân, cha có bị sốc không?
Trước khi bị sốc, chúng ta phải nói chuyện với họ. Qua chứng từ, qua gặp gỡ, chúng ta giúp họ suy nghĩ lại. Tôi không nghĩ đây là vấn đề từ chối người khách lạ. Đúng hơn đây là vấn đề của một cảm giác bất an về văn hóa. Đất nước chúng ta cảm thấy bị đặt vấn đề vì một nền văn hóa đến từ nơi khác và không được hội nhập. Nếu chúng ta nói việc tiếp nhận người di dân là đúng, thì trong chừng mực có thể của mình, chúng ta mang đến cho họ các điều kiện sống xứng đáng và đó là điều trong Phúc Âm, điều này sẽ vạch con đường cho chính nó.
Marta An Nguyễn dịch
Xin đọc: Michel Aupetit, tân giám mục-bác sĩ địa phận Paris
Phỏng vấn Giám mục Michel Aupetit, giám mục địa phận Nanterre, nước Pháp