Françoise Combes, thiên hà và đậu phụng
la-croix.com, Mikael Corre, 2018-04-29
Giáo sư Collège de France, một hệ thống trường học đặc biệt ở Pháp, không có tương đương ở nước ngoài, từ bốn mươi năm nay bà Françoise Combes làm việc về các nguồn gốc của Vũ trụ. Bà là phụ nữ đầu tiên giữ ghế giáo sư thiên văn ở Viện được thành lập vào thế kỷ 16 này.
Françoise Combes trên mái nhà Đài thiên văn Paris (Observatoire de Paris) năm 2016. / Julien Faure/Leemage
Bà chưa bao giờ xem tập đầu phim Star Wars nhưng nhớ rất rõ “cuộc chiến các ngôi sao”, dự án điên rồ của Tổng thống Ronald Reagan muốn phủ nước Mỹ bằng các vệ tinh laser làm mộc khiên phòng chống các hỏa tiển của Liên Xô. Bà Françoise Combes sinh năm 1952, bà bắt đầu nghiên cứu ở Trường Sư Phạm Paris về sự tiến triển và sinh ra các thiên hà (“Tôi không nghĩ làm thiên văn ngay từ đầu, nhưng tôi thích biết Vũ trụ sinh ra như thế nào”) khi dự án này “cho tiền cho các nhà nghiên cứu Mỹ rất nhiều” và được công bố vào tháng 3 năm 1983.
Lúc đó là hai tháng rưỡi sau khi phim Jedi Cuối Cùng được chiếu ở rạp, cuốn thứ ba và cuốn hay nhất trong các phim của nhà đạo diễn George Lucas. Nhưng bà Françoise Combes cũng không xem (bà không xem một phim nào trong loạt phim Star Wars). “Tôi không nghĩ tôi thích mấy loại phim này, hàng tá con người kéo nhau bằng tia laser trên không gian…”
Theo bà, giả tưởng hay không, con người chẳng làm gì được trong việc này. Khi còn nhỏ, bà đi du lịch rất nhiều, ở Tahiti, ở Algeria, ở Tân-Calêđônia theo bước chân của người cha làm trong quân đội, bây giờ bà sống ở Meudon, Paris. “Lên cung trăng thì dễ, vì đó là ngoại ô gần nhất. nhưng lên sao Hỏa và các sao khác thì phơi mình ra với rất nhiều phóng xạ trong hy vọng là không bao giờ trở về. Người dân không hình dung khó khăn như thế nào khi thám hiểm không gian. Tốt hơn là nên gởi người máy đi thám hiểm, ít nhất không ai bị chết”.
Mẹ của ba người con
Bà Françoise Combes không có một thích thú nào để con người phải chịu hy sinh trên bàn thờ thám hiểm không gian. Bà không có một chút nào ghét nhân loại: dù cho con người đã từng có mặt hàng triệu triệu năm nhỏ xíu trên trái đất này, thì đối với bà mẹ của ba người con (trong đó có hai người con là nhà nghiên cứu) và đã sáu lần làm bà nội-ngoại thì con người là “cùng đích của Vũ trụ”. “Nếu Vũ trụ chỉ là các hành tinh và sỏi đá thì Vũ trụ này hơi buồn. Sự phát triển đời sống con người là một cái gì làm rực sáng. Một cái gì mà đối với chúng tôi nó mang lại một ý nghĩa”.
Một ý nghĩa mà người phụ nữ có khuôn mặt thanh lịch và mái tóc ngắn kiên định: phân biệt nó với tôn giáo: “Phải biết chia các chương trình dự định ra. Khoa học nói Vũ trụ được tạo ra như thế nào nhưng không nói vì sao. Chúng ta cũng không biết những gì xảy ra trước Big Bang. Người ta nghĩ Vũ trụ được sinh ra do sự giao động của sự trống rỗng lượng tử. Theo tôi đó là lý thuyết đúng nhất, nhưng đó cũng chỉ là một lý thuyết”.
Ở trong văn phòng rất giản dị (chỉ vài hình ảnh thiên hà) ở Đài Thiên Văn quận 4 Paris, bà thường trả lời các cuộc phỏng vấn tại đây, bà Françoise Combes triển khai các câu hỏi về: “Vũ trụ quá mênh mông, tôi không hiểu vì sao chỉ có một mình chúng ta. Tôi nghĩ vũ trụ này có vô số sự sống”.
Giả thuyết có đời sống ngoài trái đất sẽ giống như cái gì?
Điểm khởi đầu của sự chứng minh này là các hành tinh ngoại hành được xác định trong vùng lân cận Mặt trời. “Chúng ta có thể ngoại suy những gì chúng ta có trong giải Ngân hà. Trên 300 tỷ hành tinh, chỉ có thể có 10 % với nước lỏng ở một khoảng cách xa các ngôi sao của chúng. Nhân lên với vô số lượng hành tinh, như thế cho chúng ta thấy, chúng ta không nhất thiết là những người duy nhất”. Hoặc.
Nhưng giả thuyết có đời sống ngoài trái đất thì sẽ giống như cái gì? “Chúng ta tìm thấy ở khắp mọi nơi trong Vũ trụ đều có cùng loại hóa học như ở Trái đất. Mà sự sống chúng ta biết, được cấu thành từ các-bon. Chúng ta có thể hình dung một số vi khuẩn hay cả những người sống vào cuối thời đại đồ đá (người Cro-Magnon) hay người Neandertal, tôi không biết gì”.
Dù có (hay không) một đời sống ở nơi khác là một chuyện, nhưng tìm được nó lại là một chuyện khác: “Sẽ là rất khó vì phải đi rất xa”. Bà Françoise Combes kể, có một số người nghĩ gởi một binh đoàn buồm nhỏ (những chiếc buồm chỉ năn5g 3 gram) có trang bị con chíp đẩy bằng laser với tốc độ bằng 0.2 tốc độ ánh sáng để khám phá những vùng cận tinh Proxima Centauri. Chuyến đi sẽ kéo dài 20 năm. Đó sẽ là chuyến thám hiểm đầu tiên ở quỹ đạo ngôi sao khác ngoài Mặt trời. “Nhưng những nơi này vẫn còn quá gần với chúng ta để mong tìm ở đó một sự sống”.
Không thể có giao tiếp
Nếu không đi được, chúng ta có thể tưởng tượng có một giao tiếp từ đang xa không? “Đừng nghĩ là chúng ta có thể nói chuyện được với người ngoài hành tinh. Nếu họ tồn tại dưới một hình thức nào đó, tôi nghĩ là có. Nhưng sẽ không bao giờ có cách nào để nói chuyện được. Chẳng hạn, nếu chúng ta thử gởi một tin nhắn vào Andromeda, thì phải cần cả triệu năm mới đến đó”. Vì vậy chúng ta nên giới hạn các nghiên cứu của mình để tìm dấu vết của những đời sống đã qua. Đó là thực tế khắc nghiệt của ngành thiên văn: chúng ta không bao giờ thấy cái gì đương đại. Chúng ta càng thấy xa, thì chúng ta càng trở ngược lại với thời gian. Chắc chắn đó là điều mà bốn mươi năm nghiên cứu của bà Françoise Combes chỉ dành để tìm hiểu đời sống trong Vũ trụ hơn là tìm để hiểu nguồn gốc của nó. “Hiện nay chúng ta chỉ có thể quan sát những gì đã xảy ra cho đến Big Bang, có nghĩa là cách đây 13,8 tỷ năm hay chính xác chỉ 300 000 hay 400 000 năm sau Big Bang vì trước đó chúng ta không thấy gì. Vũ trụ mờ đục”.
Để nghe bà nói với sự nghiêm nhặt và rõ ràng về “mười lăm phút đầu tiên của Vũ trụ”, lúc mà chúng ta thấy “các ngôi sao và các thiên hà được thành lập” chỉ là thuốc giải độc. Nó chữa lành cho các ý tưởng sai lầm của các lang băm lấp đầy thư viện chúng ta bằng những phân tích ngụy-khoa học, biến khoa thiên văn thành loại thờ cúng huyền bí. “Đúng là luôn có những người thêu dệt thực tế, những người ráng nhìn trong Vũ trụ những thứ không tồn tại. Về phần tôi, tôi nhìn những gì là thật”.
Nghệ sĩ tạo hình
Nhưng không phải vì thế mà bà không nhìn cái đẹp. Ngược lại là đàng khác, trong thực tế, Vũ trụ thường cho thấy những điều phi thường hơn là những gì mình có thể hình dung.” Luôn luôn, bà Françoise Combes chỉnh lại. Chẳng hạn một thiên thể cực xa và cực sáng (quasar) là đã khác thường hơn những vật ngoài hành tinh xanh gởi các tín hiệu nhỏ”. Thật hiếu kỳ cho chủ đề các lỗ đen vĩ đại ở trọng tâm các hành tinh, và “nhiệt động lực của nó”, mà các con bà đặt cho bà các câu hỏi nhiều nhất. “Đó là những thế giới quay mỗi giây 1000 lần chung quanh chính nó, thật là vô cùng khổng lồ. Khoa học giả tưởng thường ít gây ngạc nhiên hơn các thực tế loại này”.
Bà Françoise Combes rất mê khoa tạo hình, bà ngoại của bà đã dạy cho bà vẽ tranh dầu và bà thích sao lại các bức tranh ấn tượng, óc tưởng tượng của bà rất phong phú, bà không coi thường nó chút nào. Tưởng tượng thường là điểm khởi đầu của các khám phá khoa học. Bà Françoise Combes kể một ít về trí tưởng tượng của mình, thường là rất phức tạp để hiểu (“sự bất đối xứng giữa các vũ trụ vật chất và phi vật chất” hay các bí mật của việc tạo thành các “vòm” của một vài thiên hà “theo dạng của hột đậu phụng”… ) Bà còn kể các đêm gần các viễn vọng kính Mỹ mà bà phải trèo lên, tay cầm đinh vít để “thay ống dò” hay để “vít lại máy dao động tại chỗ”. Đó là vào những năm 1970, “giai đoạn lớn trong việc theo đuổi các phân tử” trong các thiên hà lân cận. “Chúng tôi tìm cách để xác định tốt hơn phân tử khí này, nó là cái nôi của các ngôi sao”.
Bà là người đầu tiên dò tìm phân tử CO trong Andromeda. Đó là “thời gian của những người tiên phong”. “Bốn mươi năm gần đây là những năm tiến bộ khủng khiếp. Tôi không nghĩ những tiến bộ này có thể lũy tiến trong các năm sắp tới. Chúng ta không thể nào tăng thêm đến vô cùng kích thước các viễn vọng kính. Chúng càng ngày càng rất đắt”. Bà cười liền ngay đó. “Nhưng có thể có một cuộc cách mạng trong mười hay hai mươi năm sắp tới. Có thể trí tưởng tượng của tôi có giới hạn. Chúng ta luôn thiếu trí tưởng tượng”.
Về bà Françoise Combes
12 – tháng 8 – 1952. Sinh tại Montpellier.
- Bắt đầu sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu ở Trường Sư Phạm Paris (ENS, Paris). Các nghiên cứu đầu tiên về vũ trụ vật chất và phi vật chất.
- Trình luận án thiên văn về cấu trúc và năng động các thiên hà.
- Bà Françoise Combes là nhà thiên văn ở Đài Thiên Văn Paris (cho đến năm 2014). Vừa nghiên cứu về lý thuyết và quan sát thiên văn, bà đào sâu các hiểu biết của chúng ta về các “hành tinh bị chận” và các “hành tinh đậu phụng”.
- Phụ nữ nhà thiên văn đầu tiên ở Viện Hàn lâm Khoa học.
- Phụ nữ đầu tiên ở ghế Thiên văn của Collège de France và là giáo sư ở đây. Bà đọc bài diễn văn mở đầu về chất đen trong Vũ trụ.
Marta An Nguyễn dịch