Các bạn trẻ Phi châu ở tiền-thượng hội đồng: “Chúng tôi mong muốn hòa bình”
la-croix.com, Gauthier Vaillant, Rôma, 2018-03-25
Báo Thập giá đã gặp các bạn trẻ tham dự tiền-thượng hội đồng tổ chức ở Rôma từ 19 đến 24 tháng 3 – -2018. Chủng sinh Stanislas Kambashi, 29 tuổi người Công-gô là phát ngôn viên của các bạn trẻ Phi châu vùng thượng Sahara.
Các bạn trẻ đại diện ở tiền-thượng hội đồng của Rwanda, Cameroun, Haiti, Cộng hòa Dân chủ Công-gô và Mali ở trường Mẹ Giáo Hội, Rôma ngày thứ sáu 23 tháng 3 – 2018. / Gauthier Vaillant
Chính ở bên ngoài ngôi trường Mẹ Giáo Hội nơi tổ chức tiền-thượng hội đồng mà chúng tôi mới có thể gặp các bạn trẻ tham dự. Báo chí không được quyền vào bên trong. Trong giờ nghỉ giải lao giữa hai buổi làm việc, một nhóm bạn trẻ không ngại thời tiết lạnh của Rôma đã đi ra ngoài gặp chúng tôi. Họ đại diện cho các nước Phi châu vùng nói tiếng Pháp, Camerun, Mali, Cộng hòa Dân chủ Công-gô và cả Haiti. Với những người mới đến Rôma vài ngày thì khí hậu rõ ràng khắc khe với họ.
“Ở Phi châu, đời sống các tín hữu kitô được xây dựng chung quanh giáo xứ”
Làm thế nào các anh sống buổi họp quốc tế này? Stanislas Kambashi, đại diện nước Cộng hòa Dân chủ Công-gô, anh là phát ngôn viên của nhóm. Anh sống ở Rôma, 29 tuổi và là chủng sinh Dòng Tên. Anh thấy sự khác biệt rõ rệt giữa các kitô hữu ở Phi châu và kitô hữu ở Âu châu.
Anh cho biết: “Ở Phi châu, đời sống tín hữu kitô được xây dựng chung quanh giáo xứ”. Một sự khác biệt rõ rệt với nước Pháp, tại đây, người công giáo nhất là người trẻ càng ngày càng bỏ nhà thờ “gần nhà”, họ theo các ưu tiên được chọn lựa theo cảm xúc của mình, theo hình thức phụng vụ nào họ thích…
Anh Stanislas cho biết: “Đối với giới trẻ Phi châu, quan trọng là tìm được an ninh xã hội, ở nhiều nước, an ninh này không được bảo đảm. Chính vì vậy, rất nhiều người buộc phải di cư: các người trẻ rời xứ không phải vì họ mong muốn, nhưng vì họ không có một viễn cảnh nào trong nước”, các bạn trẻ khác gật đầu đồng ý với anh. “Định nghĩa của đời sống dễ chịu ở Phi châu trước hết là điều kiện vật chất. Đây không phải là điều kiện của các bạn ở Âu châu, các bạn này nhấn mạnh đến sự phát triển cá nhân. Trên tất cả, chúng tôi muốn chấm dứt chiến tranh và các căng thẳng. Chúng tôi muốn có hòa bình”.
Ở nước tôi, chúng tôi đi bộ hàng giờ để đi lễ!”
Vì thế cái hố so với các người trẻ Âu châu thì rất lớn. Anh Stanislas nói đến các khác biệt “đập vào mắt”. Khi hỏi anh ví dụ nào, anh trả lời ngay: “Ở Âu châu, nhà thờ trống không!”
Jackson François, người bên cạnh anh là người Haiti, sinh viên ngành quản trị xác nhận: “Người ta cho chúng tôi biết, ở Âu châu nếu không ở gần nhà thờ thì họ không đi lễ. Ở nước tôi, chúng tôi đi bộ hàng giờ để đi lễ!” Thật sự anh không hiểu tại sao các bạn thích có nhiều chỗ và có trách nhiệm hơn trong Giáo hội: “Ở Haiti, các người trẻ là động lực mạnh của Giáo hội. Các phong trào rất năng động và các bạn trẻ điều hành thánh lễ”.
Như vậy thì các bạn trẻ ở đây muốn gì? Anh Stanislas ghi nhận: “Trong nhiều nước Phi châu, Giáo hội đã làm rất nhiều, nhất là cho hòa bình, Chúng tôi đến đây chỉ xin Giáo hội tiếp tục, và xin Giáo hội nâng đỡ các gia đình trong công việc giáo dục của họ. Chúng tôi cũng xin Giáo hội tiếp tục làm cho các giáo xứ được thu hút hơn, để làm thế nào mà những người của Giáo hội là các chứng nhân gương mẫu”. Cuối cùng, các bạn trẻ Phi châu cũng mong chờ Giáo hội khuyến khích họ trong mong muốn dấn thân vào mặt xã hội của mình”.
Còn bầu khí của tiền-thượng hội đồng? Anh Stanislas cho biết: “Vui vẻ, đồng đội… ”, nhưng bạn trẻ đại diện nước Camerun đứng đàng sau anh Stanislas kêu lên: “… nhưng lạnh quá!” làm cho tất cả mọi người cười oà lên.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc: “Chúng tôi cần những gương mẫu xác thực”
Tài liệu cuối cùng của các người trẻ là “kim chỉ nam” cho Thượng Hội đồng Giám mục tháng 10 sắp tới
Tiền-thượng hội đồng giới trẻ: một cơ hội cho Giáo hội, một thách đố cho các giám mục