Cầu xin chắc chắn được nhận lời

271

Ronald Rolheiser, 2009-11-29

Có nhiều đoạn trong Phúc Âm, Đưùc Giê-su bảo đảm với chúng ta rằng, nếu chúng ta xin điều gì đó nhân danh Người, chúng ta sẽ được nhận lời.
Chẳng hạn, trong Phúc Âm thánh Mát-thêu, Người nói: Hãy xin thì sẽ được, bởi vì ai xin thì đều sẽ được. Trong Phúc Âm thánh Gio-an người hưùa với chúng ta rằng, nếu chúng ta xin bất cưù điều gì nhân danh Người, Chúa Cha sẽ ban cho điều đó.
Tại sao không lúc nào nó được ưùng nghiệm? Đôi khi chúng ta cầu xin một điều gì đó nhân danh Đưùc Giê-su, và lời cầu xin không được nhận lời. Đôi khi đúng là chúng ta đã kêu lên tới trời bằng lời cầu xin của mình và dường như tất cả đều không được đáp lại. Phải chăng Đưùc Giê-su đã hưùa vu vơ khi Người xác quyết với chúng ta rằng Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta bất cưù điều gì chúng ta xin, nhân danh Người?
Các tác giả thiêng liêng và các nhà biện giải đã đưa ra nhiều câu trả lời cho câu hỏi này: Có thể nhưõng lời cầu xin của chúng ta không được nhận lời vì chúng ta đã xin không đúng. Một người mẹ yêu con sẽ không đưa dao cho con mình chơi, phải không? Cũng có thể lời cầu xin của chúng ta được nhận lời, nhưng ở một tầng mưùc sâu đậm hơn và khi đến lúc chúng ta mới hiểu được câu trả lời. C.S. Lewis từng nói rằng chúng ta sẽ dùng hầu hết đời sống vĩnh cưõu của mình để cám ơn Thiên Chúa đã không đáp lại lời cầu xin của mình!
Các câu trả lời này đều có giá trị, dù không phải là nhưõng câu trả lời của Đưùc Giê-su. Quả thật, khi Người hưùa lời cầu xin của chúng ta sẽ được nhận lời, Người không nói thêm với điều kiện chúng ta chỉ xin nhưõng điều đúng. Người mời gọi chúng ta xin bất cưù điều gì nhân danh Người. Người không chỉ định đó phải là điều đúng. Vậy thì tại sao nhưõng lời cầu xin của chúng ta không lúc nào được nhận lời?
Linh mục Jerome Murphy-O’Connor, một học giả Kinh Thánh nổi tiếng, gợi ý rằng, trong Phúc Âm thánh Mát-thêu, cũng như trong phần lớn Tân Ước, lời cầu xin luôn dính liền với các hoạt động bác ái cụ thể trong cộng đồn. Vì vậy để thật sự cầu xin cho người nào thì phải cụ thể mở lịng ra để giúp người đó. Để thật sự cầu xin cho hịa bình và công lý thì phải làm việc tích cực cho hịa bình và công lý. Khi chúng ta cầu xin “qua Đưùc Ki-tô”, chúng ta không chỉ cầu xin qua Đưùc Ki-tô đã sống lại trên trời nhưng cịn qua “Nhiệm Thể của Đưùc Ki-tô” trên mặt đất này, là chính chúng ta. Chúng ta cần phải tự mình giúp cho lời cầu xin của chính mình. Vì vậy khi lời cầu xin của chúng ta dường như không được nhận lời, thì có thể chúng ta, Nhiệm Thể của Đưùc Ki-tô trên mặt đất này, chưa dành hết tâm trí để cố gắng trả lời cho lời cầu xin của chính mình, chúng ta chưa thật sự cầu xin “qua Đưùc Ki-tô”.
Nhà thần học Karl Rahner, khi bình giải về lời hưùa của Đưùc Giê-su trong Phúc Âm thánh Gio-an rằng bất cưù điều gì chúng ta xin Đưùc Giê-su nhân danh Người chúng ta sẽ nhận được, đã đưa ra suy tư này:
Cầu xin một điều gì đó nhân danh Đưùc Giê-su không có nghĩa xin bằng miệng mà tâm hồn thì rối bời, quả tim chia rẻ, thèm muốn, cơn mê khốn cùng của chúng ta về mọi sự, làm chúng ta khao khát. Không, cầu xin nhân danh Đưùc Giê-su có nghĩa là đi vào trong Người, sống với Người, nên một với Người trong tình yêu và đưùc tin. Nếu Người ở trong chúng ta qua đưùc tin, tình yêu, ân sủng, Thần Khí, thì khi đó sự cầu xin của chúng ta mới nảy sinh từ tâm điểm của sự sống, đó chính là bản thân Đưùc Giê-su, và chỉ khi tất cả lời cầu xin và ao ước của chúng ta hợp nhất nơi Người và Thần Khí của Người, thì khi đó Chúa Cha mới nghe lời cầu xin của chúng ta. Khi đó lời cầu xin trở nên giản dị và thành thật, hài hịa, đúng mực, và khiêm tốn. Khi đó nhưõng gì thánh Phao-lô nói trong thư gởi tín hưõu Rô-ma có thể áp dụng cho chúng ta: Chúng ta không biết cách cầu xin theo cách chúng ta phải làm, nhưng chính Thần Khí của Đưùc Giê-su đã cầu bàu cho chúng ta, chỉ một lời cầu xin, “Áp-ba! Cha ơi!” Người khát khao điều đó từ khởi nguồn: Người khát khao Thiên Chúa, Người xin Thiên Chúa vì Thiên Chúa, Người cầu xin Thiên Chúa thay cho chúng ta. Mọi sự đều bao gồm và chưùa đựng trong lời cầu xin này. …[Nếu chúng ta cầu xin theo cách này] chúng ta sẽ thấy Thiên Chúa đang thật sự đáp lại lời cầu xin của chúng ta, bằng cách này hay cách khác. Khi đó chúng ta sẽ không cịn cảm thấy “cách này hay cách khác” là lời xin lỗi mong manh của người ngoan đạo, và Phúc Âm là lời cầu xin không được đáp lại. Không. Lời cầu xin của chúng ta được nhận lời, nhưng chính vì đó là lời cầu xin nhân danh Đưùc Giê-su; và nhưõng gì cuối cùng chúng ta cầu xin cùng Thiên Chúa là để làm cho đời sống chúng ta được lớn lên, để lấp đầy đời sống chúng ta với Người, để chiến thắng, để cuộc đời phân rẻ của chúng ta được hợp lại thành một, để ngàn lẻ một ước muốn của chúng ta nên một với Người… Cầu xin nhân danh Đưùc Giê-su là lời cầu được nhận lời, là đón nhận Thiên Chúa và ơn phúc của Ngài, và khi đó, dù trong nước mắt, đau đớn, khốn cùng, khi dường như chúng ta vẫn chưa được nhận lời, tâm hồn chúng ta đã được nghỉ ngơi trong Thiên Chúa dù chúng ta đang hành trình, dù chưa có niềm vui trọn vẹn của Thiên Chúa.
Nếu chúng ta chưa cầu nguyện như thế, thì Đưùc Giê-su vẫn cịn nói với chúng ta: “Cho đến lúc này, con vẫn chưa cầu xin điều gì nhân danh Ta. Con có thể đã cố gắng, con có thể có ý như vậy, nhưng con chưa làm cho Ta có sưùc mạnh và sưùc nặng trong lời cầu xin của con.”
J.B. Thái Hòa dịch