“Chào Mừng vào Thiên Đàng”: “Bạn hãy dấn thân cho tự do tôn giáo”

218

aleteia.org, Pierre Dohet, 2015-08-08

Wolfgang ThierseWolfgang Thierse, chính trị gia công giáo người Đức, cựu chủ tịch Bundestag ở Nghị viện Đức. Ông đến với lễ hội “Chào Mừng vào Thiên Đàng”, Hautecombe để làm chứng cho tầm nhìn của mình về xã hội và đa nguyên. Ông đưa ra bảy điểm cần lưu ý.

Một quốc gia Trung lập

Một xã hội giáo dân như xã hội Đức trước hết là nhờ tính trung lập của quốc gia đối với các tôn giáo và các ý thức hệ. Đặc biệt, xã hội này không gạt tôn giáo ra khỏi địa hạt công cộng, cũng không nghiêng về một tôn giáo nào. Chủ nghĩa vô thần cũng không phải là lựa chọn ưu đãi của nhà cầm quyền. Quốc gia giáo dân phải làm sao để có được sự sống chung của các tôn giáo, mời gọi các tôn giáo cùng làm việc vì lợi ích chung, song song với các công việc của xã hội.

Cần thiết có các lợi ích chung

Một xã hội đa dạng sẽ có những nghịch lý vì tính đa dạng của mình, nhưng đó lại là một thách thức: làm sao tạo được đơn vị hiệp nhất dù có những khác biệt? Xã hội cần dựa trên một ngôn ngữ chung, công nhận các luật lệ chung, các quan hệ xã hội. Nhưng những điều này chưa đủ tạo cho xã hội thành một đơn vị hiệp nhất, nhất là khi có khó khăn. Ngoài những điểm chung trên, phải có các giá trị chung, đó là điều cần thiết: phải có một thỏa thuận chung thế nào là tự do và vì sao tự do là cần thiết; phải chia sẻ cùng một quan điểm về công chính và những gì công chính bao gồm; các định nghĩa thân cận với tình tương trợ; một khái niệm được mọi người chấp nhận về nhân phẩm con người; một sự thông hiểu tích cực về lòng bao dung. Những giá trị này là nền tảng luân lý cho sự thành công của một xã hội dân chủ, nhưng nó không được thiết lập bởi một một quốc gia tự do và thế tục. Nó phải được sống, được trao truyền, được lặp lại những gì đã được các tôn giáo mang trách nhiệm, không được áp đặt nhưng phải được thực hiện trong tinh thần đối thoại.

Sự nâng đỡ của các tôn giáo

Thông điệp bác ái của các tôn giáo chỉ có thể thực hiện trọn vẹn khi được liên kết với chính trị. Tình đoàn kết, tầm mức thiết yếu của Giáo hội phải được các cơ quan phục vụ cho công chúng thông qua. Các tôn giáo phải có tiếng nói trong các cuộc thảo luận, lý luận quốc gia, đối diện với các tiếng nói khác, đặc biệt với tiếng nói của kinh tế vì tiếng nói kinh tế không nhất thiết phải là tiếng nói duy nhất để hiểu thế giới. Nếu quốc gia là trung lập nhưng nó lại dựa trên những người không trung lập, đó là những người có tinh thần dấn thân.

Không dửng dưng

Tính đa dạng mang tính chất đòi hỏi cao, vì nó phải đảm bảo để các quan hệ được ôn hòa, vì các lối sống đa dạng và khác biệt nhau. Không dửng dưng, không quay lưng với sự chạm trán vì thiếu xác quyết hay vì hèn, nhưng sống trong tinh thần bao dung, một con đường không phải dễ đi. Phải tìm một tương quan đúng giữa xác quyết riêng của mình và việc công nhận quyền của người khác, tôn trọng xác quyết của họ; và trong sự tôn trọng này là xây dựng và chia sẻ. Lịch sử cho thấy tiến trình này là một tiến trình học việc lâu dài và đối với nhiều người, đây vẫn là một tiến trình đang trên đường đi. Điều thiết yếu cho xã hội là người dân có thể khẳng định sự khác biệt của mình mà họ không sợ.

Là Kitô hữu, chúng ta là một phần trong sự đa diện, chúng ta không phải là thành phần tách biệt dù chúng ta có đức tin của mình. Chúng ta phải tìm một phương cách đúng để có tiếng nói và tham dự vào cuộc thảo luận công cộng, không giữ đức tin của mình trong nội bộ với nhau. Giáo hội có quyền nói: nhà cầm quyền sẽ bị khước từ khi họ tỏ ra độc tài.

Giáo hội cần tự do để sống

Âu Châu là đất của người di dân nên cần phải tìm hiểu về nét đa dạng của các dân tộc mà Âu Châu cưu mang. Đứng trước nạn bạo hành của Hồi giáo, trong ý muốn che giấu vấn đề nhưng thật sự là có chủ trương loại bỏ tất cả các tôn giáo. Cần phải tìm một con đường thẳng thắn hơn để đối thoại với người Hồi giáo, để làm cho họ phải nhìn lại vấn đề và phải đặt ra những điều kiện. Đúng, Hồi giáo là một phần của đất nước chúng ta, nhưng Hồi giáo kiểu nào? Tinh thần dân chủ có thể làm phong phú cho các tôn giáo. Cũng như trong rất nhiều lãnh vực, từ nghệ thuật đến khoa học, các cơ cấu chưa được dân chủ hóa: đó không phải là con đường đi tìm cái đẹp, cái đúng. Nhưng thật phong phú nếu chúng ta có được tinh thần dân chủ trong các giáo xứ, trong các thượng hội đồng.

Để kết luận, ông Wolfgang Thierse mời gọi những người tham dự lễ hội “Chào Mừng vào Thiên Đàng” dấn thân đấu tranh cho tự do tôn giáo, không phải cho tiện nghi riêng của mình nhưng là một đòi hỏi cho tất cả những người chúng ta cùng sống với họ.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Xin mời các bạn xem các “xưởng sinh hoạt” ở đan viện Hautecombe:

https://www.youtube.com/watch?v=FIFy98tMQRQ#t=20

Và xem họ cười:

https://www.youtube.com/watch?v=289UI398_xM