Home Blog Page 3

Tham nhũng, thiếu minh bạch, biển thủ: Thách thức của Đức Lêô về tình trạng tài chính của Vatican

Tham nhũng, thiếu minh bạch, biển thủ: Thách thức của Đức Lêô về tình trạng tài chính của Vatican

Bị loại khỏi mật nghị nhưng chưa hoàn toàn thất sủng, Hồng y Becciu ngoài 70 vẫn tham dự các cuộc họp tiền mật nghị. Ở Vatican ngày 5 tháng 5 © Pascal Rostain cho Paris Match

parismatch.com, François de Labarre, 2025-05-14

Hồng y Becciu là gương mặt tiêu biểu cho những bê bối tài chính làm mục nát giáo triều. Đây là một việc làm vừa cấp bách vừa nguy hiểm của Đức Lêô.

Ngày thứ ba 6 tháng 5, một người đi vội vã trên Quảng trường Thánh Phêrô vắng vẻ giữa các hàng cột. Đó là Hồng y Angelo Becciu, ngài nóng lòng muốn đọc báo. Từng là người giật dây và đỡ đầu cho các mạng lưới tài chính mờ ám. Trong phiên xử sơ thẩm ngài bị kết án năm năm rưỡi tù vì tội gian lận và biển thủ công quỹ. Nhà báo và tác giả nổi tiếng Gianluigi Nuzzi viết trên nhật báo La Stampa: “Hành trình của một hồng y, biểu tượng cho cuộc chiến chống tham nhũng mà Đức Phanxicô quyết liệt theo đuổi, nhưng với một số người, đây là một việc bất công.”

Bài viết được đưa ra vào lúc chiến dịch truyền thông nhằm bôi nhọ công việc của công tố viên Alessandro Diddi đang ở cao điểm. Bị cho là nghiêm khắc, hồng y vướng vào các bẫy của các phe nhóm ở Vatican giăng ra. Mười hai năm nỗ lực của Đức Phanxicô vẫn không đủ để ngài thực hiện các lời hứa của mình. Hệ thống tư pháp của Tòa Thánh không đủ sức chống lại tội phạm tài chính. Sau nhiều thập niên dung túng, lẽ ra phải có cả một đội ngũ thẩm phán mới giải quyết nổi vấn đề. Năm 2020, các chuyên gia đã viết: “Số lượng thẩm phán quá ít.” Năm 2025, tình trạng vẫn không thay đổi.

Người gắn liền với cuộc chiến này là Hồng y Angelo Becciu, 76 tuổi. Là nhà ngoại giao lão luyện, kín tiếng theo kiểu người Sardegna, ngài đã làm sứ thần Tòa Thánh tại Angola rồi Cuba năm 2009. Hai năm sau, ngài về Rôma để đảm nhiệm chức vụ chiến lược là Phó Quốc vụ khanh. Ngài từng nói “ngài không hào hứng làm việc ở Giáo triều”. Để thuyết phục ngài, Hồng y Tarcisio Bertone Quốc vụ khanh của Đức Bênêđictô XVI đã ca ngợi đội ngũ “đoàn kết và tài giỏi”, nhưng điều này không đúng. Hồng y Becciu nhanh chóng hòa nhập và làm theo những gì “hệ thống” yêu cầu. Trong phiên tòa, ngài nói ngài “theo sát thông lệ của các vị tiền nhiệm”. Theo nhà vatican học Marco Politi, Vatican vẫn là một “thuộc địa của Ý”. Và Phủ Quốc vụ khanh là trung tâm quyền lực.

Danh sách đen

Đức Bênêđictô XVI đã siết chặt quản lý, tăng thêm minh bạch. Ngài thành lập cơ quan giám sát tài chính và ban hành luật chống rửa tiền đầu tiên. Ngài tự hào về điều này. Nhưng cố vấn tài chính thân cận nhất của ngài lại là người phản bội lớn nhất: Hồng y Bertone bị cáo buộc làm luật mất tác dụng và cho sa thải Chủ tịch Viện Giáo vụ (IOR) – ngân hàng Vatican – một người thân cận với Giáo hoàng. Không những không báo trước cho Đức Bênêđictô XVI, Hồng y Bertone còn viện cớ một “báo cáo tâm lý” được một người quen viết qua loa sau bữa ăn tối để hợp thức hóa việc sa thải. Giới chuyên gia châu Âu lo lắng. Người Mỹ đưa Vatican vào “danh sách đen” của các ngân hàng quốc tế và cắt đứt quan hệ. Trong nhiều tháng, không ai điều khiển được tình hình. Hàng triệu âu kim bốc khói.

Ngày 28 tháng 2 năm 2013, khi Đức Bênêđictô XVI từ nhiệm, du khách vào xem Bảo tàng viện Vatican không thể dùng thẻ ngân hàng. Ngân hàng Trung ương Ý ngừng dịch vụ thanh toán điện tử. Lý do: “Ngân hàng hoàn toàn không có biện pháp chống rửa tiền.”

Cải cách của Đức Phanxicô

 Vấn đề được giải quyết ngay sau khi Đức Phanxicô đắc cử. Ngài khởi xướng hàng loạt cải cách và thành lập Ban Thư ký Kinh tế, giao cho Hồng y George Pell người Úc đứng đầu. Với vóc dáng cao to 1m95, Hồng y Pell tuyên bố sẽ mở cuộc chiến không khoan nhượng với tham nhũng. Nhóm của ngài gõ cửa khắp nơi để đòi sổ sách kế toán. Mục tiêu: xác định nguồn gốc và các khoản tiền đi đâu. Một thành viên kể lại: “Chúng tôi như các chú giúp lễ, chúng tôi nghĩ uy quyền Giáo hoàng là đủ, nhưng Giáo triều không hợp tác. Họ cản trở tất cả. Chúng tôi chỉ dừng lại ở bề mặt, và ai cũng nghĩ chúng tôi chẳng trụ được lâu.” Hồng y Bertone bị buộc phải rút lui về căn hộ 700 mét vuông, được sửa sang bằng tiền của Bệnh viện Nhi đồng Gesù. Lúc này Hồng y Becciu là người nắm thực quyền trong giáo triều, ngài ra vào văn phòng giáo hoàng như nơi không người.

Ngày 28 tháng 6 năm 2018, Đức Phanxicô phong Giám mục  Angelo Becciu làm hồng y và bổ nhiệm ngài làm Bộ trưởng Bộ Phong thánh, cơ quan đảm trách các tiến trình phong chân phước và phong thánh. © Alessandra Tarantino/AP/SIPA

Một điểm tích cực của Đức Phanxicô: nhóm của Hồng y George Pell đã dọn sạch ngân hàng Vatican, nơi bị tai tiếng từ thập niên 1980. 5.000 tài khoản của người trốn thuế bị xóa. Chủ tịch Chủ tịch Viện Giáo vụ IOR Jean-Baptiste de Franssu tuyên bố Vatican không còn là thiên đàng trốn thuế. Có vẻ mọi việc đang đi đúng hướng. Một cuộc kiểm toán được giao cho hãng Price Waterhouse Coopers, nhưng Hồng y Becciu tuyên bố hủy bỏ. Một động tác đánh lạc hướng khác: Cơ quan Quản lý Tài sản Tòa Thánh (Apsa) – một tổ chức tài chính khổng lồ – đột ngột không còn bị cơ quan giám sát tài chính quốc tế kiểm soát.

Apsa quản lý tài sản động sản và bất động sản của Tòa Thánh, nhưng theo thời gian, đã giành được những quyền hạn mơ hồ và quá rộng: như một quỹ đen cho các “nhiệm vụ đặc biệt” và là ngân hàng song song cho “bạn bè của giáo triều”. Điều tra tư pháp đã phát hiện khoảng 100 tài khoản mã hóa do Apsa quản lý ở Thụy Sĩ, đặc biệt tại Ngân hàng BSI – nơi đã bị cơ quan giám sát tài chính Thụy Sĩ giải thể năm 2016. Hồng y George Pell tin rằng còn nhiều điều chưa được khám phá, nhưng ngài bị buộc phải dừng lại. Bị cáo buộc lạm dụng, ngài rời Vatican để về Úc hầu tòa. Bị kết án và ngồi tù 400 ngày tại trại giam an ninh cao, ngài được Tòa án Tối cao tuyên bố trắng án hoàn toàn. Khi về lại Vatican năm 2020, ngài tố cáo Hồng y Becciu âm mưu gài bẫy ngài. Ngài yêu cầu điều tra các khoản chuyển tiền từ Phủ Quốc vụ khanh chuyển sang Úc, nghi ngờ đó là số tiền chi cho người tố cáo. Hồng y Becciu phủ nhận. Vụ việc dừng lại tại đó.

Vụ án “London”

Các thẩm phán Vatican bận rộn với vụ “London”. Năm 2014, Phủ Quốc vụ khanh giao “quỹ chiến lược” 200 triệu đô-la cho nhà đầu tư Ý-Anh Raffaele Mincione. Người này đầu tư thua lỗ, thu về lợi nhuận hơn 100 triệu euro nhờ hoa hồng và lợi tức vô lý. Đổi lại, Vatican nhận về một tòa nhà ở London và một khoản nợ. Năm 2020, Đức Phanxicô tức giận khi biết sự việc. Người kế nhiệm hồng y Becciu là Đức ông Peđa Parra lại tiếp tục mắc sai lầm. Vatican dính thêm vụ lừa đảo và cuối cùng phải bán lỗ tòa nhà. Tổng thiệt hại: 140 triệu âu kim. Hậu quả nặng nề hơn: các khoản tiền đóng góp bị sụt giảm nghiêm trọng.

Năm 2020, Hồng y Becciu bị liên lụy trong một vụ án, liên quan đến một tòa nhà sang trọng ở London. © Gregorio Borgia/AP/SIPA

Hồng y Becciu là người đầu tiên bị truy tố, bị nghi ngờ là trung tâm của một hệ thống tài chính mờ ám. Ngài còn bị tố ghi âm lén cuộc trò chuyện với Đức Giáo hoàng. Cùng thời gian đó, ngài chuyển 575.000 âu kim cho một nữ cố vấn với lý do giúp giải cứu một nữ tu người Colombia bị bắt cóc ở Mali. Nhưng số tiền lại bị bà cố vấn này chi tiêu trong các khách sạn sang trọng, mua sắm các vật dụng xa xỉ, Hồng y cho đó là “âm mưu bôi nhọ”, nhưng Đức Phanxicô không lay chuyển. Ngày 24 tháng 9 năm 2020, ngài buộc Hồng y Becciu từ chức, bị tước bỏ mọi quyền hạn. Theo ý nguyện của Đức Phanxicô, Hồng y Becciu không được dự mật nghị tiếp theo.

 Cái chết của Hồng y George Pell

Thời gian trôi qua. Đức Phanxicô qua đời. Ngày 5 tháng 5 năm 2025, từ cửa sổ dinh thự trên cao của Bộ Giáo lý Đức tin, Hồng y Becciu nhìn các hồng y vào phòng mật nghị. Sau khi tuyên bố ngài sẽ dự mật nghị, cuối cùng Hồng y từ bỏ tham dự. Báo chí Ý cố tô vẽ cho ngài, nhưng chẳng ích gì. Các nhà tài trợ Mỹ từng đến Rôma với mong muốn Vatican phải làm trong sạch bộ máy không nhân nhượng. Trong một cuộc gặp, Hồng y Becciu bị cho là “kẻ trộm, là kẻ sát nhân”.

Các nhóm bảo thủ Anglo-Saxon chưa nguôi vụ George Pell. Tháng 1 năm 2023, hồng y Pell đột ngột qua đời ở Rôma vì biến chứng tim sau ca mổ nhẹ. Điều kỳ lạ: khi linh cữu về Úc, người thân mở ra thì thấy thi thể ngài trong tình trạng bẩn thỉu, mặc sơ sài, thân thể bầm tím. Nhiều người cho rằng ngài bị sát hại. Một số khác cho đó là thông điệp cuối cùng của “giới giang hồ”: “Tạm biệt Hồng y…” Một lần nữa, vụ việc chìm xuồng. Nhưng giáo dân Mỹ đang ở Rôma rất đông cảnh giác. Năm 2013, họ đã tụ họp ngoài mật nghị để yêu cầu minh bạch triệt để tài chính, cải tổ cơ cấu quản trị. Lần này, họ sẽ không chấp nhận thỏa hiệp. Họ biết ngân hàng Apsa vẫn chưa bị cơ quan giám sát tài chính kiểm soát. Các báo cáo tài chính của Apsa được công bố nhưng không được kiểm toán độc lập. Theo nguồn tin của chúng tôi, một công ty quản lý gần đây đã từ chối thực hiện các lệnh đầu tư do lo ngại rửa tiền: “Họ sợ rằng các khoản tiền từ Apsa sẽ ‘làm nhiễm bẩn’ các kênh tài chính khác của Vatican.”

Được các nhà tài trợ Mỹ hậu thuẫn, Đức Lêô XIV biết rõ chương trình hành động của ngài: phải đặt Apsa dưới sự giám sát của một cơ quan kiểm tra, kiểm toán tài khoản qua một tổ chức độc lập và làm rõ chức năng của tổ chức này. Ngài cũng phải buộc các cơ quan áp dụng các quy tắc do Đức Phanxicô đề ra nhưng chưa bao giờ thực thi: giao việc quản lý tài khoản ủy thác cho một mình ngân hàng Vatican và đảm bảo Hội đồng đạo đức có thể thực sự hoạt động. Chỉ khi đó mới có thể khẳng định tài chính Vatican đã được làm sạch. Còn về Hồng y Becciu, nếu được tòa án Vatican tha bổng, ngài sẽ không nhận được chìa khóa vào thiên đàng mà chỉ là chìa khóa căn phòng của một viện dưỡng lão.

Têrêxa Trần Tuyết Hiền

Đức Lêô XIV, “giáo hoàng toán học” nói lên sự thống nhất của đức tin và lý trí

Hồng y Tagke: “Đức Lêô XIV là mục tử lãnh đạo bằng cách lắng nghe mọi người”

Huấn luyện viên Valerio Masella kể về việc tập thể dục thể thao cho Đức Lêô

Xin cho tôi biết Giáo hoàng Lêô nào ám ảnh bạn, tôi sẽ cho bạn biết bạn là Giáo hoàng nào!

Bài giảng đầu tiên của Đức Lêô XIV

Phụng vụ mới được Đức Lêô mong muốn cho lễ khai mạc triều của ngài

Từ Robert Francis Prevost đến Lêô XIV, tiểu sử của Tân Giáo hoàng

Từ Robert Francis Prevost đến Lêô XIV, tiểu sử của Tân Giáo hoàng

lavie.fr, Marie-Lucile Kubacki, Laurence Desjoyaux và Aymeric Christensen, 2025-05-14

Đức Lêô XIV ở ban-công Đền thờ Thánh Phêrô ngày 11 tháng 5 REUTERS / REMO CASILLI

Lời nói và hành động đầu tiên của Giáo hoàng Lêô được bầu ngày 8 tháng 5 năm 2025 cho thấy ngài là con người của tổng hợp và thống nhất. Trên thực tế, cuộc đời của Đức Lêô XIV là cuộc đời của những trải nghiệm phong phú và đa dạng, được viết trên nhiều châu lục với những người biết ngài kể lại.

Vào khoảng 7:20 tối ngày 8 tháng 5, ánh sáng tắt dần , Tân Giáo hoàng ra ban-công Đền thờ Thánh Phêrô, ngài tuyên bố với giọng điệu gợi nhớ Đức Gioan-Phaolô II: “Cái ác sẽ không thắng thế” đã làm giáo dân vỗ tay như sấm. Một ngày trước đó, ngài dự mật nghị với tên Robert Francis Prevost, hôm nay ngài là Giáo hoàng Lêô XIV đầu tiên sinh ra tại Hoa Kỳ. Cảm xúc rõ ràng của ngài – nước mắt trào trên mặt -, nụ cười tự nhiên, lời nói giản dị ấm áp và đầy đức tin của ngài lập tức chạm vào tâm hồn đám đông. Một lần nữa, tiến trình mật nghị đã mang lại thành quả. Giáo hội công giáo có Giáo hoàng mới.

Một cuộc bầu cử diễn ra nhanh chóng, chỉ trong bốn vòng phiếu, dấu hiệu cho thấy có một đồng thuận nhanh chóng. Với nhiều người công giáo trên thế giới, sự lựa chọn này là điều bất ngờ. Mặc dù tên của ngài đã bắt đầu xuất hiện trong các cuộc họp tiền mật nghị nhưng ngài không phải là một trong những ‘papabili’ được nhắc đến nhiều nhất, có lẽ cũng do tính kín đáo của ngài.

Ngài đến Vatican đầu năm 2023 để làm Bộ trưởng Bộ Giám mục, một Bộ quan trọng, ngài là nhân vật kín đáo, mặc áo chùng đen, mỗi buổi sáng, ngài băng Quảng trường Thánh Phêrô để đến văn phòng làm việc.

“Chúa yêu thương tất cả mọi người”

Qua những lời nói đầu tiên và qua việc chọn tên Lêô của ngài, ngài cho thấy ngài liên kết về mặt trí tuệ với Đức Phanxicô và cám ơn Đức Phanxicô rất nhiều. Ngài chào giáo dân: “Tôi xin gởi lời chào hòa bình đến anh chị em. Bình an của Chúa ở với anh chị em! Đây là bình an của Chúa Kitô phục sinh, một bình an vô song đến từ Thiên Chúa, Đấng yêu thương chúng ta không điều kiện. Chúa yêu thương tất cả mọi người. Cái ác sẽ không thể thắng thế. Tất cả chúng ta đều ở trong tay Chúa. (…) Không sợ hãi, tất cả chúng ta hiệp nhất tay trong tay, với Thiên Chúa, chúng ta tiến về phía trước: chúng ta là môn đệ của Chúa Kitô, Chúa Kitô đi trước chúng ta. Thế giới cần ánh sáng của Ngài. Chúng ta cần Ngài là cây cầu để giúp chúng ta đến được với Chúa.”

Ngài nói tiếp: “Tôi xin cám ơn các hồng y bạn, các bạn đã chọn tôi làm người kế vị Thánh Phêrô, chúng ta cùng bước đi như anh em, như một Giáo hội thống nhất, luôn tìm kiếm hòa bình, công lý, luôn làm việc như người tín hữu trung thành với Chúa Giêsu Kitô, không sợ hãi, để công bố Tin Mừng, để trở thành nhà truyền giáo. Tôi là con của Thánh Augustinô, ngài đã nói: ‘Với anh em, tôi là tín hữu kitô, vì anh em, tôi là giám mục.’ Theo nghĩa này, tất cả chúng ta đều hướng về quê hương Thiên Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta. Chúng ta trở thành một Giáo hội công đồng, một Giáo hội bước đi, luôn tìm kiếm hòa bình, luôn tìm kiếm lòng bác ái, luôn tìm cách gần gũi với tất cả những ai đang đau khổ.”

Một bài phát biểu kết hợp ảnh hưởng về tính công đồng, sợi dây xã hội và sự cởi mở của Đức Phanxicô, về chiều kích thiêng liêng được khẳng định của Đức Bênêđíctô XVI và từ Đức Gioan Phaolô II tinh thần truyền giáo “không sợ hãi” và từ Đức Lêô XIII, người ngài tôn kính khi chọn tên Lêô XIV của ngài, sống trong thời đại cách mạng công nghiệp, do sự phát triển của trí tuệ nhân tạo.

Cam kết mục vụ

Để duy trì tính liên tục này, ngài đã thể hiện cá tính của ngài khi ngài nhấn mạnh ngài thuộc Dòng Thánh Augustinô, Giáo phụ của Giáo hội, tác giả quyển Tự Thú. Một linh đạo ngài thấm nhuần sâu sắc, dựa trên nội tâm, giảng dạy và cam kết phục vụ Giáo hội.

Ngày 8 tháng 5, lần đầu tiên Đức Lêô XIV xuất hiện trước đám đông tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô. Francesco Sforza / AP / SIPA

Ngài xuất hiện với chiếc áo mozetta và khăn choàng màu tím thêu huy hiệu giáo hoàng, giống như Đức Bênêđíctô XVI và Đức Gioan-Phaolô II trước ngài nhưng không giống Đức Phanxicô vì Đức Phanxicô không mặc phẩm phục này trong lần xuất hiện đầu tiên năm 2013. Ngài vẫn đi đôi giày đen, ngài không mang đôi giày đỏ. Dù chưa được xác nhận chính thức, tất cả mọi thứ đều cho thấy ngài có thể ở căn hộ của giáo hoàng. Không vì sở thích xa hoa (Đức Phanxicô cần sống trong môi trường gần gũi với người khác) nhưng Đức Lêô được biết là người cần thinh lặng, cần những khoảnh khắc ở một mình.

Một hình thức tổng hợp

Đức Lêô 69 tuổi, ngài còn trẻ và có những đức tính mà các hồng y đề cập trong các phiên họp chung. Vừa là nhà truyền giáo vừa là chuyên gia về Giáo triều, ngài sống ở Peru, đất nước rung chuyển ví tình hình chính trị bất ổn. Ngài làm việc tại Vatican 2 năm, khoảng thời gian vừa ít vừa nhiều: chưa đủ để trở nên quá “thông hiểu” nhưng đủ để hiểu được văn hóa xung quanh, những cạm bẫy của thói thời thượng và những vết thương mà cách quản lý nội bộ đôi khi gay go của Đức Phanxicô gây ra. Trong một thời gian ngắn, ngài đã tạo uy tín ở nơi nhiều chông gai này, với tư cách là người biết cách làm việc và biết cách làm cho người khác làm việc. Một hình thức đơn giản và vững chắc. Có mặt ở cả Rôma và tiếp xúc với các Giáo hội trên toàn thế giới, là người của thực địa và của guồng máy, chân dung của ngài là chân dung của một tổng hợp giữa hai cực thường đối lập nhau ở Rôma.

Các hồng y bầu cho ngài – nhiều hồng y là mục tử ở những nơi người có đạo là thiểu số – rõ ràng họ muốn bầu một nhà truyền giáo. Một người Bắc Mỹ gốc Pháp-Ý, có gốc gác gắn liền với giáo phận Chicago và giáo phận Chiclayo ở Peru, nhưng bản sắc của ngài trước hết và trên hết là một tu sĩ, ngài thuộc về Gia đình Thánh Augustinô. Một giáo hoàng toàn cầu hóa, ngài thông thạo hơn sáu ngôn ngữ, ngài nói được tiếng Anh, Ý, Tây Ban Nha, hiểu được tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Đức… và tiếng la-tinh.

Một người công giáo trẻ tâm sự: “Tôi háo hức chờ Tân Giáo hoàng xuất hiện ở ban-công Đền thờ Thánh Phêrô. Tôi chưa biết ngài nhưng tôi yêu mến ngài ngay. Ngài đã chinh phục tôi ngay từ những lời đầu tiên, với lời kêu gọi khẩn thiết về hòa bình và công lý, với một cảm xúc rõ ràng, với đôi mắt ướt và nụ cười gần như trẻ thơ của ngài. Tôi không nghĩ mình sẽ xúc động đến vậy, hạnh phúc đến vậy khi tôi thấy ngài. Tôi nghĩ đó là cảm thức đức tin đã đánh động tôi, đã làm tôi hồi hộp. Ngọn gió lớn của Chúa Thánh Thần đã thổi và đánh thức hy vọng trong tôi. Và rồi ngài đọc Kinh Kính Mừng, ngài nhấn mạnh khi cầu nguyện với giáo dân ở Quảng trường, ở mọi nơi trên toàn thế giới… Ngài không thể kết thúc bài phát biểu của ngài hay hơn thế!” Một bà người Ý ngoài 70 tuổi tâm sự: “Tôi thực sự không biết phải giải thích như thế nào. Ngài thật điềm đạm. Chúng tôi có cảm tình với ngài ngay.”

Giữa hai châu Mỹ

Ngoài những lời nói và cử chỉ đầu tiên, Đức Lêô XIV là ai? Ngài sinh ngày 14 tháng 9 năm 1955 tại Chicago, Illinois. Thần học gia và nhà nhân chủng học Michel Chambon của Đại học Notre Dame giải thích: “Về mặt lịch sử, Chicago là thành phố công nghiệp lớn của Mỹ, hơi xa nhưng không hoàn toàn ở vùng ngoại vi. Không phải Boston với giới trí thức tinh hoa, New York với giới tinh hoa hào nhoáng, Washington với giới quyền lực, hay California với giới tinh hoa tự do: Chicago thấm nhuần văn hóa đại chúng. Nhà thờ địa phương do người Ireland đến đây đào kênh nối Ngũ Đại Hồ với sông Mississippi xây dựng, tạo điều kiện cho tầng lớp lao động trở nên giàu có nhờ làm việc chăm chỉ. Một Giáo hội không rao giảng, nhưng tự hào về lịch sử của mình và mở cửa cho người nhập cư – nhiều người gốc Tây Ban Nha, một cộng đồng công giáo định cư trong các tòa nhà cũ của Ireland.

Ngày 9 tháng 5, Thánh lễ của các hồng y tại Nhà nguyện Sistine. Truyền thông Vatican, AP / Sipa

Thân phụ của ngài người gốc Pháp và Ý, là hiệu trưởng trường học. Mẹ của ngài là thủ thư, người gốc Tây Ban Nha. Ngài lớn lên với hai người anh, ngài vào Dòng Thánh Âugustinô khi 22 tuổi, khấn trọn khi 26 tuổi. Một ơn gọi còn trẻ nhưng đã trưởng thành. Là người có bằng toán học, thạc sĩ thần học và tiến sĩ giáo luật, ngài chịu chức năm 27 tuổi, năm 1985 ngài được cử đi truyền giáo ở Peru, khởi đầu cho một loạt các chuyến đi qua lại giữa Bắc Mỹ và Châu Mỹ la-tinh.

Hai năm sau ngài về Mỹ để phụ trách việc thúc đẩy ơn gọi và chỉ đạo các hoạt động truyền giáo. Chuyến dừng chân ở Mỹ chỉ kéo dài một năm. Ngài về lại Peru để điều hành Chủng viện Trujillo trong 10 năm. Hai nhiệm vụ liên quan đến đào tạo, một lãnh vực của những người tài giỏi, người có năng lực cao. Ngài cũng lo cho một giáo xứ nghèo ở ngoại ô thành phố.

Sự nhạy cảm xã hội và quan tâm đến tình trạng đói nghèo

Ngài là nhà quản lý đứng đầu trong Tu hội của ngài. Năm 1999, ngài được bầu làm Bề trên Giám tỉnh của Tỉnh dòng Madre del Buon Consiglio thuộc Tổng giáo phận Chicago, sau đó là Bề trên Tổng quyền Dòng Augustinô từ năm 2001 đến năm 2013, các tu sĩ Dòng tiếp tục tín nhiệm ngài, ngài làm hai nhiệm kỳ liên tiếp. Ngài đi khắp thế giới, ngài có tầm nhìn và kinh nghiệm khó ai có thể có như ngài. Một bề trên phải đi khắp nơi để thăm anh em mình, các sinh hoạt của họ, sống với họ, tìm hiểu hoàn cảnh sống của họ, thường ở những nơi nghèo khổ. Những trải nghiệm độc đáo có thể làm thay đổi con người…

Năm 2014, ngài về lại Peru một lần nữa, Đức Phanxicô bổ nhiệm ngài làm giám quản tông tòa của giáo phận Chiclayo, một năm sau ngài là giám mục ở đây. Năm 2020, ngài làm giám quản tông tòa Callao. Ngài đã dành hơn 20 năm ở Châu Mỹ la-tinh, nơi ngài được đánh động về sự nhạy cảm xã hội và tình trạng nghèo đói, được đánh thức nhờ ngài có kinh nghiệm ở Hoa Kỳ. Bà Leslie, một giáo viên ở  Chiclayo phụ trách mục vụ thanh thiếu niên chia sẻ với trang La Vie: “Tháng 12 năm 2014, chúng tôi gặp Robert Prevost lần đầu. Ngài đến chia vui với chúng tôi trong dịp mừng năm mới của ban mục vụ giới trẻ giáo xứ Santa María, ở nhà thờ chính tòa Chiclayo. Tối hôm đó, ngài ở lại nói chuyện với chúng tôi, ngài đã chiếm được trái tim chúng tôi, chúng tôi hát các bài hát Giáng Sinh với nhau, ngài hát bài Feliz Navidad. Từ đó ngài hợp tác chặt chẽ với chúng tôi, không giống các giám mục trước đó. Ngài thích được gọi là ‘Roberto’. Ngài chăm sóc người dân vùng Lambayeque bị lũ lụt Yaku tàn phá tháng 3 năm 2023.”

Bà nói tiếp: “Trong đại dịch Covid, ngài làm việc không mệt mỏi để có tài trợ, có máy hỗ trợ oxy cho những người thiếu thốn nhất. Ngài đến thăm tất cả các quận trong khu vực và luôn quan tâm đến các vấn đề xã hội.”

Ơn gọi truyền giáo

Bắt đầu năm 2023 ngài làm việc ở Giáo triều, Đức Phanxicô bổ nhiệm ngài làm Bộ trưởng Bộ Giám mục. Trong cuộc phỏng vấn tháng 5 năm 2023 với ông Andrea Tornielli, Giám đốc Bộ Truyền thông Vatican, ngài cho biết ngài vẫn cho mình là nhà truyền giáo. Ngài nói: “Giống như mọi kitô hữu, ơn gọi của tôi là nhà truyền giáo loan báo Tin Mừng ở bất cứ nơi nào tôi đến. Cuộc sống của tôi đã thay đổi nhiều: Tôi có cơ hội phục vụ Giáo hoàng, phục vụ Giáo hội và bây giờ là Giáo triều Rôma. Đó là sứ mệnh rất khác so với sứ mệnh tôi đã có trước đây, nhưng đó cũng là cơ hội để tôi có kinh nghiệm trong cuộc sống, luôn nói ‘xin vâng’ khi được yêu cầu phục vụ. Chính trong tinh thần này tôi kết thúc sứ mệnh ở Peru, sau 8 năm rưỡi làm giám mục và gần 20 năm làm nhà truyền giáo, để bắt đầu một sứ mệnh mới tại Rôma.”

Ngày 10 tháng 5, Tân Giáo hoàng đến viếng mộ Đức Phanxicô tại Đền thờ Đức Bà Cả / Francesco Sforza / AP / Sipa

Một ngày sau khi được bầu, trong bài phát biểu đầu tiên trước các hồng y, ngài nhấn mạnh đến màu sắc truyền giáo này, biến trực giác lớn lao của Tông huấn Niềm vui Tin Mừng Evangelii gaudium (2013) của Đức Phanxicô thành một phần quan trọng trong chương trình giáo hoàng của ngài: quay trở lại với quyền tối thượng của Chúa Kitô trong lời công bố, hoán cải truyền giáo của toàn thể cộng đồng kitô giáo, sự phát triển tính công đồng và đồng nghị, chú trọng đến cảm thức đức tin, sensus fidei đặc biệt là dưới hình thức chân thực và bao hàm nhất của cảm thức này như lòng mộ đạo bình dân, yêu thương những người nhỏ bé nhất, những người bị bỏ rơi, cuối cùng là đối thoại can đảm và tin tưởng với thế giới đương đại trong các thành phần và thực tế khác nhau của nó.

Mở đầu bài phát biểu, Đức Lêô trích dẫn Sách Các Vua (1 V19:12) nhắc lại Chúa đến với chúng ta qua làn gió nhẹ. Một tuyên bố phù hợp với tư tưởng của Đức Bênêđíctô XVI được Đức Phanxicô nhắc lại, theo đó đức tin được “phát triển nhờ thu hút chứ không nhờ quyến dụ”.

Sự hiệp nhất của Giáo hội

Trung thành với khái niệm về giám mục của Đức Phanxicô “mục tử mang mùi chiên của mình”, Đức Lêô tuyên bố trong cuộc phỏng vấn với ông Andrea Tornielli: “Chúng ta không được ẩn mình sau một ý tưởng về thẩm quyền không còn ý nghĩa ngày nay. Thẩm quyền của chúng ta là thẩm quyền phục vụ, đồng hành với các linh mục, mục tử và giáo viên. Chúng ta thường quan tâm đến việc dạy giáo lý, cách sống đức tin, nhưng chúng ta quên nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta là dạy ý nghĩa của việc biết Chúa Giêsu Kitô và làm chứng về sự gần gũi của chúng ta với Chúa. Trước hết và quan trọng nhất là truyền đạt vẻ đẹp của đức tin, vẻ đẹp và niềm vui khi biết Chúa Giêsu, chúng ta chia sẻ trải nghiệm này của mình.”

Ngài buồn lòng về những cãi vã phe phái và chia rẽ về ý thức hệ đang làm rạn nứt thế giới công giáo: “Sự thiếu thống nhất là một vết thương rất đau cho Giáo hội. Những chia rẽ và tranh cãi trong Giáo hội không giúp ích gì. Chúng ta, các giám mục, phải đặc biệt đẩy nhanh con đường hướng tới sự thống nhất, hướng tới sự hiệp thông trong Giáo hội.” Trong Thượng hội đồng về tính đồng nghị, ngài chia sẻ về tầm quan trọng của tính đồng nghị, ngài quan tâm nhiều đến sự hiệp thông của các giám mục. Trong bài phát biểu trước các hồng y ngày 9 tháng 5 năm 2025, ngài tập trung vào tầm quan trọng của việc hợp tác với Hồng y đoàn, đáp lại yêu cầu được nêu rõ trong các buổi họp Đại hội đồng.

Một chút cảm xúc

Theo những người biết ngài, ngài là người lắng nghe và rất cẩn thận về những điều ngài chia sẻ. Ngài được cho là người khiêm tốn, suy nghĩ nhiều trước khi hành động, thích viết lách và cân nhắc từng từ ngữ ngài dùng. Ngài là người thực dụng, nhạy cảm với sự kết hợp với một chút cảm xúc. Ngài biết cách làm việc nhóm, biết ơn các đồng nghiệp, kín đáo và giản dị, không nghe lời nịnh hót.

Linh mục Xavier Lefebvre, giáo xứ Thánh Augustinô ở Paris xúc động nhớ lại chuyến thăm của ngài khi linh mục nằm bệnh viện: “Ngài là người nhạy cảm và quan tâm đến người khác. Ngày hôm đó, chúng tôi đã có một cuộc thảo luận sâu sắc, tôi cám ơn ngài về đức tính thận trọng, nhân đạo và thông minh của ngài trong việc quản lý giáo phận. Ngài lắng nghe, gần như bối rối vì ngài quá khiêm nhường.”

Phương châm giám mục của ngài là “In illo una unum” thành ngữ của Thánh Augustinô trong bài giảng Thánh vịnh 127 (Với anh em, tôi là tín hữu kitô, vì anh em, tôi là giám mục). Đó là tất cả những gì ngài nói với các hồng y ở Nhà nguyện Sistine, các ngài đề cập đến sự hiệp nhất là một trong những vấn đề chính của mật nghị.

Các hồ sơ nóng bỏng

Đức Lêô XIV sẽ là Giáo hoàng như thế nào? Nếu các đường nét chính của ngài đã được thấy rõ – nhà truyền giáo, người của đoàn kết, tâm linh và xã hội, chú ý đến sự rõ ràng của giáo lý và cổ điển hơn Đức Phanxicô về phương diện này, nhưng thực sự mang tính công đồng, đồng thời vẫn mang tính đồng thuận, thận trọng… mọi thứ vẫn chưa được nêu ra và chúng ta phải cẩn thận để tiểu sử của ngài không trở nên tuyệt đối. Ngài sẽ có lập trường như thế nào về những vấn đề cấp bách như chiến tranh Ukraine, thỏa thuận với Trung Quốc, chiến tranh ở Trung Đông, hay các vấn đề phụng vụ? Ngài sẽ cai quản Giáo hội hoàn vũ như thế nào và sẽ truyền thông ra sao? Chỉ có người rất tinh xảo mới có thể trả lời được.

Ngày 11 tháng 5, trong giờ Kinh Nữ vương Thiên Đàng tại Quảng trường Thánh Phêrô – Hình ảnh Marko Djurica / Reuters IT

Hiện tại, có vẻ như ngài đã làm xong chương trình phục vụ của ngài. Một cách nhẹ nhàng nhưng tạo nhất trí. Khi chọn danh hiệu Lêô XIV, ngài đã gởi một tín hiệu rõ ràng, nhắc đến Đức Lêô XIII là nhắc đến Giáo hoàng cuối cùng của thế kỷ 19, một giáo hoàng kiên định về mặt giáo lý, nhưng cho đến nay ngài vẫn được biết đến nhiều nhất qua Thông điệp Tân sự, Rerum novarum, thông điệp xã hội đầu tiên trong lịch sử. Với Đức Lêô XIV, ngài mong muốn lắng nghe và hiểu thời đại của mình, được đánh dấu qua sự gia tăng bất bình đẳng toàn cầu, qua những đột phá công nghệ chưa từng có, đồng thời loan báo Phúc Âm và củng cố đức tin cho anh em mình, sứ mệnh của tất cả những người kế vị Thánh Phêrô.

Marta An Nguyễn dịch

Đức Lêô XIV – Vị Mục Tử Nhân Lành

Đức Lêô XIV: Làm sao một nhà truyền giáo ở Peru lại thành người đứng đầu Vatican

Đức Lêô XIV, Giáo hoàng của cân bằng và xoa dịu

Vì sao Đức Lêô XIV sẽ là Giáo hoàng Dòng Âugustinô cao cả và tốt lành

Học thuyết ngoại giao của Đức Lêô  XIV: Hòa bình, Công lý, Chân lý

Hồng y Parolin: “Trong thời gian mật nghị, Đức Lêô XIV không bao giờ mất đi nụ cười dịu hiền của ngài.”

Học thuyết ngoại giao của Đức Lêô  XIV: Hòa bình, Công lý, Chân lý

Học thuyết ngoại giao của Đức Lêô  XIV: Hòa bình, Công lý, Chân lý

firstthings.com, Thomas Joseph White, 2025-05-13

Chúng ta đang ở những ngày đầu của triều Đức Lêô XIV. Không ai tiên đoán điều gì sẽ xảy ra với triều của ngài, chắc chắn ngài và các cộng sự của ngài sẽ quyết định những gì phải làm. Nhưng mỗi triều giáo hoàng đều kế thừa các công việc của những Giáo hoàng tiền nhiệm và thêm vào các điều  mới. Quan trọng, mỗi triều giáo hoàng đều có sự hợp tác của giáo dân vào sứ vụ của các ngài và được thống nhất bởi những lý tưởng chung. Vì vậy, dù vẫn còn sớm, nhưng đây cũng là thời điểm thích hợp để đưa ra một số mong chờ với triều Đức Lêô qua con đường của Đức Lêô XIII và Thông điệp Tân sự Rerum Novarum.

Trong những năm gần đây, Giáo hội công giáo đã qua ba triều giáo hoàng: Giáo hoàng Thánh Gioan Phaolô II, Giáo hoàng Bênêđictô XVI và Giáo hoàng Phanxicô. Mỗi ngài đều có phong cách xuất sắc riêng, ảnh hưởng đến đời sống thiêng liêng của giáo dân. Các ngài có những hạn chế không thể tránh khỏi của con người, nhưng các hạn chế này luôn ở trong lòng thương xót Chúa. Sự ổn định qua thời gian không phụ thuộc vào sức mạnh của con người nhưng là ơn của Chúa, để thấy nơi Thánh Phêrô nguyên tắc về sự hiệp nhất giáo lý và là tiêu chuẩn của sự hiệp thông phổ quát được tình yêu đích thực xây dựng. Giáo hoàng nói lên bản chất truyền giáo của Giáo hội. Phêrô và Phaolô là các Thánh tông đồ của các dân tộc, các ngài được sai đi để đến với tất cả mọi người – những người đau khổ, những người bất lực, những người bị xa lánh và những người lo âu. Vai trò của Thánh Phêrô là rao giảng Phúc âm không sợ hãi, mở rộng cánh cửa của lòng thương xót, để tất cả chúng ta đều được gặp Chúa Kitô.

Nhiệm thể huyền bí

Điều đã tạo ấn tượng đầu tiên của triều Đức Lêô là ngài ý thức rõ thách thức và cơ hội nằm trong sự kế thừa của các giáo hoàng gần đây. Ngài là người kế nhiệm trực tiếp của Đức Phanxicô, nhưng ngài cũng kế thừa di sản của các giáo hoàng đi trước, hiểu từng người và từ đó hiểu chính ngài trong mầu nhiệm của Giáo hội. Tìm sự hiệp nhất của chúng ta là một trong Chúa Kitô – phương châm Thánh Augustinô In Illo uno unum – Chúng ta nên một trong Chúa Kitô.

Theo Thánh Augustinô, nhờ ân sủng của phép rửa tội, tất cả chúng ta đều là chi thể của Chúa Kitô. Đào sâu cuộc sống của chúng ta trong Chúa Kitô, chúng ta sẽ ý thức được sự hiệp nhất trong nhiệm thể huyền nhiệm của Ngài. Với phương châm này, Đức Lêô khuyến khích chúng ta cùng nhau bước đi dưới sự bảo trợ của Chúa Kitô: Giáo hội là mầu nhiệm lấy Chúa Kitô làm trọng tâm. Những căng thẳng trong Giáo hội công giáo, giữa những ủng hộ các giáo hoàng khác nhau có thể được giải quyết khi chúng ta suy nghĩ sâu hơn về những đường nét khách quan của cuộc sống chung của chúng ta trong Chúa Kitô, chúng ta tiếp nhận và hoán cải theo sự hiện diện và mầu nhiệm của Chúa. Tóm lại, tất cả chúng ta đều cần hoán cải.

Mỗi triều giáo hoàng đều có những điều để học, để tìm kiếm sự hiệp nhất toàn diện hơn: từ Thánh Gioan Phaolô II, chứng nhân truyền giáo về giáo huấn và giữ đức tin công giáo trước một thế giới thế tục hóa; từ Đức Bênêđíctô XVI trong việc đi tìm một đời sống phụng vụ, một suy tư thần học sâu sắc hơn; từ Phanxicô về lòng thương xót, về tinh thần đoàn kết cụ thể, về quan tâm đến người nghèo, người ở bên lề Giáo hội, về sự đóng góp của giáo dân. Chắc chắn đã có một điều gì đó để học hỏi từ tất cả những chứng nhân vĩ đại của đức tin công giáo. Điều tôi muốn gợi ý là sự hiệp nhất công giáo sâu sắc hơn, một hiệp nhất mà chúng ta cần đi tìm ngay bây giờ theo một cách mới, vượt qua các xung đột ý thức hệ của con người và của chính trị. Nhiệm thể Chúa Kitô có thể có một bên trái, một bên phải, nhưng nhiệm thể này cũng có một trung tâm nằm ở vị trí quan trọng trong đầu và trong trái tim – mang lại sự sống cho toàn cơ thể. Nếu chúng ta có thể xác định được trọng tâm này, chúng ta sẽ nên một trong Chúa Kitô, trong giáo lý của Ngài và trong việc thực thi đức bác ái và lòng thương xót. Tôi tin chắc Đức Lêô sẽ đi con đường này.

Đây là điều mà giáo dân công giáo Hoa Kỳ có thể làm tốt để hỗ trợ và vun đắp. Giáo hội Hoa Kỳ sống động và vững mạnh dù có những thách thức nghiêm trọng trong các thập kỷ gần đây. Bằng cách thúc đẩy sự tiếp nhận giáo huấn toàn diện hơn, người công giáo Mỹ (và ở những nơi khác) có thể phục vụ tốt hơn cho sứ mệnh của Đức Lêô. Ở đây tôi muốn nói đến các vấn đề liên quan đến đời sống thiêng liêng và bí tích, đến việc nuôi dưỡng các nhân đức trí tuệ (học vấn và giáo dục công giáo), và từ đó đến các nguyên tắc và chính sách chính trị: đến sự thật cơ bản về bản chất con người; tôn trọng phẩm giá của sự sống từ khi thụ thai đến khi chết tự nhiên; đức tính tiết độ và lòng thương xót với tất cả mọi người; vai trò của công lý xã hội và các chính sách ưu tiên cho những ai dễ bị tổn thương nhất, điều này bắt buộc phải đối xử công bằng và bác ái với người nhập cư và những người ở mọi quốc gia phải chịu cảnh nghèo đói, thiếu giáo dục hoặc bị đàn áp vì đức tin tôn giáo của họ. Chúng ta không rập khuôn theo suy nghĩ thế gian, nhưng chúng ta tập trung vào Chúa Kitô. Tinh thần của Chúa Kitô ở thời đại sắp tới sẽ như thế nào? Điều này liên quan đến mỗi chúng ta, chúng ta đoàn kết sâu sắc hơn trong sứ mệnh chung của lòng thương xót, truyền giáo và trung thành với chân lý.

Tân sự – Rerum Novarum

Năm 1891, Đức Lêô XIII đã công bố thông điệp mang tính bước ngoặt Rerum Novarum (Tân sự) 25 năm trước khi cuộc Cách mạng Cộng sản năm 1917 bắt đầu, một cuộc cách mạng đã làm thay đổi bộ mặt thế giới. Trong thông điệp này, ngài đưa ra con đường trung dung giữa hai thái cực.

Một mặt, ngài phản ứng với những thay đổi mới và mang tính cách mạng từ sự ra đời của chủ nghĩa tư bản công nghiệp. Chống lại các hoạt động bóc lột của các nhà công nghiệp, Đức Lêô XIII tìm cách nhấn mạnh đến quyền của người lao động với giờ làm việc hợp lý, mức lương công bằng, tự tổ chức và tiếp cận với một loạt các hàng hóa mà nhà nước nên bảo vệ và thúc đẩy theo một cách nào đó. Ở đây, chúng ta có thể nghĩ đến quyền công bằng, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, tự do ngôn luận chính trị và tự do tôn giáo, tất cả những quyền mà giáo quyền đã nhấn mạnh trong 150 năm kể từ thời điểm ban hành Thông điệp Tân sự Rerum Novarum.

Mặt khác, ngài phản ứng với sự xuất hiện của “chủ nghĩa xã hội” thế tục tìm cách phủ nhận quyền sở hữu tư nhân, xóa bỏ vai trò của tôn giáo trong đời sống công cộng và thẩm quyền định nghĩa lại gia đình con người tự nhiên (đặc biệt với luật ly hôn mới, trên thực tế Giáo hội không thể công khai xác định hoặc định nghĩa hôn nhân tự nhiên hay hôn nhân bí tích là gì). Ở đây, về cơ bản, ngài tìm cách đối đầu với sự tuyệt đối hóa về mặt lý thuyết của nhà nước như một thẩm quyền tối cao trong mọi vấn đề của con người.

Đây là những cân nhắc kịp thời. Ngày nay, Giáo hội đang đối diện với một kỷ nguyên mới của sự hỗn loạn chính trị và thay đổi công nghệ. Chúng ta có lý do để lo sợ về việc tạo ra một trật tự thế giới thế tục không có sự nhạy cảm về mặt tôn giáo, nơi những người có ảnh hưởng nhất xem thường các tín ngưỡng tôn giáo, thậm chí họ còn chế giễu đức tin kitô giáo. Đã có rất nhiều ví dụ thực tế. Chúng ta có lý do để lo sợ về sự xuất hiện các hình thức chủ nghĩa dân tộc bị bóp méo, các hình thức tôn giáo thay thế, hoặc nguy hiểm hơn là một cái gì đó liên minh với tôn giáo trong các tham vọng chính trị của họ. Các cuộc xung đột ngày nay ở Ukraine, Israel, Pakistan và Ấn Độ: chúng ta nên cảnh giác về những cách mà giáo dân theo thiên chúa giáo, hồi giáo, do thái giáo phớt lờ giáo lý đức tin tôn giáo của họ hoặc công khai dùng đức tin tôn giáo để theo đuổi các mục đích chính trị. Công nghệ hiện đại đang làm nảy sinh những khả năng mới về sự phân cực ý thức hệ, sự giám sát của nhà nước và vũ khí chết người. Trong bối cảnh này, điều đáng chú ý là Đức Lêô XIII đã nhắc đến ba xã hội: gia đình, nhà nước và Giáo hội phải cùng bổ túc cho nhau, mỗi xã hội đều nói đến con người trong phẩm giá tự nhiên của mình.

Trước tiên, Đức Lêô XIII lưu ý trong Thông điệp Tân sự, nhà nước giả định thực tế của gia đình, vì mỗi công dân bắt đầu cuộc sống là một đứa trẻ được sinh ra và được cha mẹ giáo dục. Vì thế không có gia đình thì không có nhà nước, và vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái là vô giá với lợi ích chung, cha mẹ đóng góp bằng chính cách sống của họ. Cũng vậy, cha mẹ có quyền tự nhiên để giáo dục con cái, điều này bao gồm quyền được giáo dục tôn giáo, qua đó con người vượt ra ngoài nhà nước, hướng tới việc tìm kiếm chân lý và mầu nhiệm siêu việt của Thiên Chúa. Quan điểm giáo dục này, khi được thực hiện đúng đắn, là lá chắn chống lại chủ nghĩa dân túy và hệ tư tưởng chính trị, làm cho đời sống chính trị liên quan đến tiếng gọi cao hơn: tìm kiếm chân lý trong mọi sự và tuân thủ chân lý khi chúng ta tìm thấy, bất kể điều này có thuận lợi về mặt chính trị hay không.

Vì thế Đức Lêô XIV nói về lợi ích chung của Giáo hội, về sự thật của Thiên Chúa, về mầu nhiệm Chúa Kitô, về niềm vui và trách nhiệm bao gồm tất cả thành viên của cộng đồng chính trị. Sứ mệnh của Giáo hội là giảng dạy luật tự nhiên: con người cuối cùng được tạo ra cho Thiên Chúa, và phẩm giá của con người không thể bị thu hẹp hoặc xác định bởi nhà nước hoặc bởi lòng trung thành của họ với một đảng phái chính trị, với một quốc tịch nào đó, bất kể bản sắc dân tộc quan trọng như thế nào. Nếu nhà nước xem gia đình là nền tảng, thì nhà nước phải bảo vệ quyền tự do tôn giáo, quyền tự do của Giáo hội cho công dân của mình.

Đức Lêô XIV nhấn mạnh đến vai trò không thể thay thế của nhà nước, cũng như tầm quan trọng không thể giảm thiểu của chính quyền dân sự, mà Giáo hội không thể thay thế. Đức Lêô XIII không phải là chính trị gia thần quyền. Chính quyền dân sự có trách nhiệm xác định cách thức người dân nên tự tổ chức để mỗi người cùng phát triển. Vì thế các nhà lãnh đạo dân sự và những người trong phạm vi ảnh hưởng của giới ưu tú (bao gồm cả những người cực kỳ giàu có), họ có nghĩa vụ phục vụ lợi ích cho những người ít thành công, ít quyền lực hơn. Họ có nghĩa vụ phải xem lại các nguyên tắc về bản chất và phẩm giá con người mang tính phổ quát, để mọi người đều được đối xử theo một tiêu chuẩn công bằng và hợp lý, tất cả đều có con đường tiến bộ và tất cả đều được công nhận là những con người được tạo theo hình ảnh của Chúa. Nếu không có tiêu chuẩn này, sẽ không có sự đổi mới của chính quyền dân sự và không có thước đo nào về hành động pháp lý công bằng.

Ngày nay, Giáo hội thường xuyên phải điều hướng giữa các thái cực. Một mặt, chúng ta có một khái niệm chỉ mang tính xây dựng về mặt lý thuyết pháp lý, trong đó các xã hội được cho là tạo ra luật pháp chỉ là sản phẩm của mong muốn chủ quan, ý chí tập thể của người dân. Mặt khác, chúng ta thấy có một chủ nghĩa chuyên chế mới của nhà nước, trong đó các quốc gia có các nhà lãnh đạo quyền lực (có tôn giáo cũng như không có tôn giáo) nắm giữ các đặc quyền để định hình việc thực thi luật pháp và tự do cho người dân của họ theo cách tùy tiện hoặc có vấn đề. Sự kịp thời của tinh thần Lêô là rõ ràng trong bối cảnh này: để nhớ lại nền tảng xã hội trong tầm nhìn cổ điển và lâu đời về bản chất con người. Con người, nhờ bản chất lý trí được tạo ra theo hình ảnh của Chúa, có một phẩm giá không thể giản lược thành những đường nét đơn thuần của nhà nước và phạm vi nội tại của đời sống chính trị và lịch sử thời gian. Con người có một số phận vĩnh cửu. Đây không phải là sự thật ngẫu nhiên hoặc tùy chọn của các chính trị gia. Trên thực tế, đây là điều duy nhất cần hiểu nếu chúng ta muốn cai trị các cá nhân và gia đình con người một cách công bằng: Họ được tạo ra vì chân lý, và vì thế họ có trách nhiệm tìm kiếm chân lý về Chúa, con người và nhà nước, để hành động theo chân lý này, một chân lý không thể bị áp đặt trên họ theo ý thích nhất thời của các nhà lãnh đạo, của phương tiện truyền thông xã hội và thuật toán, hoặc bởi các kiểu mẫu ý thức hệ của giới tinh hoa thế tục.

Trên thực tế, mọi người được kêu gọi để xem lại mục đích cuối cùng mà chúng ta được tạo dựng: hiểu biết về chân lý và theo đuổi tình yêu đích thực là một điều nhân từ. Tình yêu dành cho Chúa giải phóng chúng ta, và cũng mở rộng trái tim chúng ta để mở lòng ra với nhu cầu của tất cả mọi người.

Giáo hội của Đức tin và Lý trí cũng là Giáo hội của Những người Nhỏ bé nhất

Đặc biệt hơn, Giáo hội phải đến với tất cả những người yếu thế nhất, những người không thể lên tiếng trước các thế lực của thế giới. Đức Lêô XIII đã lên tiếng thay cho các gia đình công nhân không thể chống lại các hình thức bóc lột bắt nguồn từ Cách mạng Công nghiệp. Trong thời đại toàn cầu phụ thuộc nhau về kinh tế, Giáo hội là tiếng nói không thể thay thế cho các dân tộc và quốc gia dễ dàng là nạn nhân của bất bình đẳng giữa các quốc gia. Một cân nhắc quan trọng ở đây liên quan trực tiếp đến sự tiến bộ kinh tế là giáo dục. Đức Lêô XIII đã làm rất nhiều để thúc đẩy giáo dục cho các dân tộc, không chỉ trong lãnh vực thần học và triết học, mà còn trong mọi hình thức giáo dục trung học và đại học, thúc đẩy và trao quyền cho một nền văn minh thịnh vượng của con người.

Nổi tiếng về mặt này, ngài khôi phục việc nghiên cứu thần học cổ điển, đặc biệt là tư tưởng của Thánh Tôma Aquinô và các học giả kinh viện khác như Thánh Augustinô. Là một sai lầm lịch sử nghiêm trọng khi nghĩ khía cạnh này trong tư tưởng của ngài có thể tách biệt khỏi tư tưởng xã hội và chính trị của ngài. Trường hợp ngược lại mới đúng. Theo Đức Lêô XIV, sự hồi sinh của chủ nghĩa kinh viện trong thế giới hiện đại là sự hòa hợp sâu sắc giữa mặc khải thiêng liêng và lý trí tự nhiên (cả triết học và khoa học), nhưng nó cũng liên quan đến việc trao quyền chính trị. Bằng cách cung cấp cho mọi người kiến thức thực sự về các nguyên tắc phẩm giá con người, bằng cách cho thấy các nguyên tắc này liên quan đến các ngành khác như khoa học tự nhiên, chúng ta thúc đẩy quyền tự chủ cá nhân lớn hơn cho mọi người và khả năng tiếp cận khả thi về kinh tế lớn hơn. Đức Lêô XIII thành lập một làn sóng các trường đại học Công giáo ở Châu Mỹ cũng như ở Châu Âu, ngài có tầm nhìn tiên tri khi xem giáo dục có liên quan sâu sắc đến sự phát triển toàn diện của con người. Công trình của Giáo hoàng Lêô XIV tại Peru là tấm gương của người đã tận dụng hiểu biết về giáo dục của mình ở trường Đại học Villanova, ở Dòng Augustinô và ở Học viện Angelicum để làm phong phú lợi ích cho người khác, phù hợp với truyền thống phục vụ truyền giáo này.

Marta An Nguyễn dịch

Hồng y Parolin: “Trong thời gian mật nghị, Đức Lêô XIV không bao giờ mất đi nụ cười dịu hiền của ngài.”

Đức Lêô XIV – Vị Mục Tử Nhân Lành

Đức Lêô XIV: Làm sao một nhà truyền giáo ở Peru lại thành người đứng đầu Vatican

Từ Robert Francis Prevost đến Lêô XIV, tiểu sử của Tân Giáo hoàng

Đức Lêô XIV, Giáo hoàng của cân bằng và xoa dịu

Vì sao Đức Lêô XIV sẽ là Giáo hoàng Dòng Âugustinô cao cả và tốt lành

 

 

Vì sao Đức Lêô XIV sẽ là Giáo hoàng Dòng Âugustinô cao cả và tốt lành

Vì sao Đức Lêô XIV sẽ là Giáo hoàng Dòng Âugustinô cao cả và tốt lành

Thánh Augustinô và Đức Lêô XIV cùng đặt những câu hỏi giống nhau về hòa bình, về đức khiêm nhường, sự hiệp nhất và nghèo khó về mặt tinh thần. Bà Juliette de Dieuleveult, thần học gia, giáo sư thần học tại Học viện Kinh sĩ Bernardins, tác giả quyển sách Thánh Augustinô một cách khác (Saint Augustin autrement, nxb. Parole et Silence, 2024) cho thấy Đức Lêô đã rút ra câu trả lời của ngài từ Thánh Augustinô.

Ngày thứ hai 12 tháng 5, Đức Lêô XIV ban phép lành cho các nhà báo tại Hội trường Phaolô VI, Vatican. Vatican Media

famillechretienne.fr, Olivia de Fournas, 2025-05-15

Một Giáo hoàng Dòng Thánh Âugustinô sẽ mang ý nghĩa như thế nào?

Thần học gia Juliette de Dieuleveult: Năm 397 là năm Thánh Augustinô viết quyển Tự thú, ngài cũng bắt đầu viết luật tu viện dựa trên ba từ ngữ chính: hiệp nhất, bác ái và khó nghèo. Đó là nơi khởi nguồn cho việc thành lập Dòng Thánh Augustinô vào thế kỷ 13 và đã vượt qua được thử thách của thời gian. Đức Robert Francis Prevost là tu sĩ Dòng Thánh Augustinô trước khi là Giáo hoàng Lêô XIV, ngài thừa kế các khía cạnh tích cực của Thánh Augustinô. Theo ngài, ân sủng là ơn biến đổi con người một lần và mãi mãi, dù con người phải luôn tiếp tục hoán cải. Tôi nghĩ ngài sẽ là Giáo hoàng cao cả và tốt lành của Dòng Augustinô.

Ngài có phải là Giáo hoàng đầu tiên của Dòng Âugustinô không?

Đức Bênêđíctô XVI là Giáo hoàng đầu tiên của Dòng Thánh Augustinô. Thông điệp đầu tiên của ngài, Thiên Chúa là Tình yêu năm 2005 đưa ra những suy tư triết học và thần học uyên bác về các chiều kích khác nhau của tình yêu. Theo ngài, Thánh Augustinô là bậc thầy, là người bạn quý. Hai mươi năm sau khi được bầu, Đức Lêô XIV đã nêu bật một khía cạnh khác của Tinh thần Thánh Augustinô Aurelius Augustinus: “Tôi là người con của Thánh Augustinô”, ngài nói trong lần đầu xuất hiện ở ban-công Đền thờ Thánh Phêrô. Ngay lập tức, ngài nhận Thánh Augustinô là người cha đã giúp ngài trưởng thành. Người kế vị cuối cùng của Thánh Phêrô thể hiện khía cạnh nhân văn và tự tin, và cùng đồng hành với Thánh Augustinô. Vị trí của người con tinh thần phù hợp với khuôn mặt tươi cười của ngài trên ban-công: dịu dàng, khiêm nhường, đó cũng là những đặc điểm của Thánh Augustinô.

Những dấu hiệu hữu hình nào ngay từ đầu cho thấy Đức Lêô XIV mang ảnh hưởng của Thánh Augustinô?

Có một số yếu tố làm tôi nghĩ triều của ngài sẽ mang dấu ấn tinh thần Thánh Augustinô, trước hết bắt đầu bằng phương châm ngài chọn In illo uno unum (Trong Một, chúng ta nên Một). Ngài mong con người được hợp nhất thành một ngôi vị trong Thiên Chúa, là Một trong ba ngôi vị, nhấn mạnh sự hiệp nhất của con người, để đáp lại sự hiệp nhất của Thiên Chúa. Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng này như Thánh Augustinô đã đi tìm điều này suốt cuộc đời của ngài, ngài đã đấu tranh chống lại những chia rẽ nội bộ, đặc biệt là chia rẽ của bè phái Pelagius gây ra (thuyết lạc giáo Pêlagiô không cần ơn Chúa).

Cha nghĩ gì về lời đầu tiên của ngài “Bình an của Chúa ở với anh chị em”?

Từ ban-công Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Phanxicô xin giáo dân cầu nguyện cho ngài. Câu đầu tiên của Đức Lêô là “Bình an của Chúa ở cùng anh chị em”. Câu này không phải là một câu bình thường vì chúng ta biết Thánh Augustinô là người yêu chuộng hòa bình trong thời buổi khó khăn. Ngài đã chứng kiến thảm họa kinh hoàng khi Rôma sụp đổ. Trong quyển sách chính trị vĩ đại của ngài Thành phố của Chúa, The City of God: hòa bình ở mọi khía cạnh xã hội là nỗi ưu tư của ngài. Một hòa bình bắt đầu trong gia đình, ra thành phố và đến đỉnh cao là hòa bình trên thiên đàng. Tôi nghe lời đầu tiên của ngài không phải là lời trang trọng “Pax vobiscum, Bình an của Chúa ở cùng anh chị em” được các giám mục đọc khi cử hành thánh lễ, nhưng như một cách để ngài thực hiện chức năng và sứ mệnh hòa bình của ngài từ bên trong Giáo hội. Trong cuộc gặp với các nhà báo ngày 12 tháng 5, ngài nhấn mạnh: “Hòa bình bắt đầu từ mỗi người: trong cách chúng ta nhìn nhận, lắng nghe và nói về người khác.”

Với tư cách là người kế vị Thánh Phêrô, ngài có xem thẩm quyền Giáo hội giống như Thánh Augustinô đã xem không?

Đức Lêô cho thấy ngài từ bỏ vai trò cá nhân để đảm nhận chức vụ người đứng đầu Giáo hội. Ngài nói lên điều này trong thánh lễ đầu tiên với các hồng y: “Giáo hoàng, từ Thánh Phêrô đến tôi, người kế vị không xứng đáng, là tôi tớ khiêm nhường của Thiên Chúa và anh em mình, và không có gì khác hơn thế.” Ngài nhắc lại khi nói về sứ vụ của ngài trong bài giảng đầu tiên: “’Xóa mình để Chúa Kitô hiện hữu, làm cho mình nhỏ bé để Ngài được biết đến và được tôn vinh’. Ngay lập tức tôi nghĩ đến lời của Thánh Augustinô trong một bài giảng: ‘Con người hãy hổ thẹn vì tính kiêu ngạo, vì Chúa đã trở nên khiêm nhường. Đối với anh em, tôi là giám mục, cùng với anh em, tôi là tín hữu kitô.’”

Điều này rất quan trọng vì không ai tự cho mình đứng trên cao người anh em của mình.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Học thuyết ngoại giao của Đức Lêô  XIV: Hòa bình, Công lý, Chân lý

Hồng y Parolin: “Trong thời gian mật nghị, Đức Lêô XIV không bao giờ mất đi nụ cười dịu hiền của ngài.”

Đức Lêô XIV – Vị Mục Tử Nhân Lành

Đức Lêô XIV: Làm sao một nhà truyền giáo ở Peru lại thành người đứng đầu Vatican

Từ Robert Francis Prevost đến Lêô XIV, tiểu sử của Tân Giáo hoàng

Đức Lêô XIV, Giáo hoàng của cân bằng và xoa dịu

Đức Lêô XIV, Giáo hoàng của cân bằng và xoa dịu

Đức Lêô XIV, Giáo hoàng của cân bằng và xoa dịu

Tân Giáo hoàng Lêô XIV, người Mỹ Robert Francis Prevost đi theo bước chân của Đức Phanxicô, người tiền nhiệm của ngài.

lemonde.fr, Sarah Belouezzane, Amanda Chaparro và Benoist Vitkine, 2025-05-12

Khi tên ngài được xướng lên ở Quảng trường Thánh Phêrô, nhiều người không biết ngài, họ thì thầm: “Ngài là ai vậy?”, “Prevost là ai?”. Các nhà vatican học đã thấy ở ngài là ứng viên nghiêm túc có khả năng đoàn kết và xoa dịu Giáo hội. Nhưng với đa số giáo dân, Robert Francis Prevost, giáo hoàng thứ 267, Giáo hoàng Mỹ đầu tiên là một ẩn số. Khi khói trắng bay lên ở nóc Nhà nguyện Sistine ngày 8 tháng 5 sau 6 giờ chiều, nhiều người vẫn còn cá cược vào Hồng y Pietro Parolin, cựu nhân vật số hai của Đức Phanxicô và là ứng viên nổi bật nhất của cuộc bầu cử. Tốc độ mật nghị nhanh chóng (bốn vòng bỏ phiếu trong 24 giờ) ) lẽ ra là lợi thế của ngài.

Và Robert Prevost, 69 tuổi, Dòng Thánh Augustinô với tông hiệu là Lêô XIV đã được bầu. Lựa chọn này là tiếp nối con đường của Đức Lêô XIII, giáo hoàng xây dựng học thuyết xã hội qua Thông điệp Tân sự Rerum novarum năm 1891. Đây là lời hứa của một triều giáo hoàng gắn liền với thời hiện đại, quan tâm đến người nghèo, người ở bên lề, người bị loại trừ ở những vùng ngoại vi như Đức Phanxicô thường hay nói. Đức Lêô XIV đã nồng nhiệt tri ân Đức Phanxicô.

Ngài tuyên bố: “Chúng ta phải cùng nhau tìm cách để là một Giáo hội truyền giáo, là người giáo dân luôn sẵn sàng mở rộng vòng tay để tiếp nhận tất cả những ai cần lòng bác ái, cần sự hiện diện, cần đối thoại và cần tình thương của chúng ta.”

Với nét mặt xúc động rõ rệt, ngài kêu gọi “hòa bình” trên thế giới, ngài nhắc lại từ hòa bình mười lần. Linh mục Dòng Tên David McCallum mô tả ngài là “người nhút nhát và khiêm nhường”, ngài nói tiếng Ý pha chút giọng địa phương, ngài nói mạnh mẽ và tự tin. Ngài không e ngại trước đám đông, không choáng trước huy hoàng của Rôma: ngài là hồng y của giáo triều, được Đức Phanxicô bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giám mục tháng 1 năm 2023. Ở địa vị này, ngài xây mối quan hệ với các Giám mục trên khắp thế giới và chứng minh khả năng lãnh đạo của ngài.

“Giáo hoàng người Mỹ” mang một ý nghĩa to lớn trong thế giới chịu sự quản lý thất thường của Tổng thống Donald Trump. Ngài đã nhiều lần chỉ trích Tổng thống Hoa Kỳ khi ông trục xuất người di cư hàng loạt và bừa bãi. Tối thứ năm, Tổng thống Trump đã ca ngợi “đây là một vinh dự to lớn” cho nước Mỹ. Nhưng sự chung sống giữa hai nhân vật này sẽ rất tế nhị. Tòa Giám mục Hoa Kỳ đã bất đồng quan điểm với chính quyền Trump về vấn đề người di cư.

Cô Leila Brown, 23 tuổi và người chị đi từ tiểu bang Washington cho biết: “Tôi chưa bao giờ tưởng tượng chúng tôi có một Giáo hoàng người Mỹ. Tôi nghĩ Giáo hội sẽ e ngại vì trao quá nhiều quyền cho người Mỹ trong bối cảnh quốc tế.” Nhưng chắc chắn Giáo hoàng Robert Francis Prevost là Giáo hoàng của Châu Mỹ hơn là của Hoa Kỳ. Ngài bỏ tiếng Ý trong vài giây, ngài chuyển qua tiếng Tây Ban Nha chào “giáo phận Chiclayo thân yêu” của ngài ở Peru, ngài đã làm giám mục ở đây 8 năm. Ngài có hộ chiếu Peru và đã sống ở đất nước này 30 năm.

Là người chủ trương dung hợp văn hóa, ngài là Giáo hoàng của chủ nghĩa tổng hợp. Có lẽ chính vì khát vọng thống nhất và xoa dịu này mà ngài được bầu làm giáo hoàng.

Sự tinh tế của các biểu tượng

Với các Hồng y gắn bó với di sản của Jorge Bergoglio, ngài là người kế thừa tiêu biểu. Ngài là một trong những hồng y ủng hộ mạnh mẽ Đức Phanxicô. Tháng 9 năm 2023, ngài được Đức Phanxicô phong hồng y. Trong bài phát biểu đầu tiên ở ban-công Đền thờ Thánh Phêrô, ngài đã hai lần chào người tiền nhiệm và noi gương Đức Phanxicô khi ngài nhắc đến nhu cầu “đối thoại, gặp gỡ, xây cầu”. Trong một ẩn dụ dưới dạng chương trình hành động, ngài đề cập đến “tính đồng nghị” được Đức Phanxicô yêu thích. Ngài đã tham dự Thượng Hội đồng về tương lai Giáo hội năm 2023 và 2024, ngài nhấn mạnh: “Chúng ta cần có một Giáo hội công đồng, một Giáo hội đi tới.” Là nhà truyền giáo, người của thục địa, ngài mến Đức Phanxicô vì các đức tính của một mục tử. Trong một phỏng vấn hiếm hoi với Vatican News tháng 5 năm 2023, ngài tuyên bố: “Chúng ta thường quan tâm đến việc giảng dạy giáo lý mà quên bổn phận đầu tiên của chúng ta là truyền đạt vẻ đẹp và niềm vui khi được biết Chúa Giêsu.” Cũng trong phỏng vấn này ngài giải thích quá trình lựa chọn giám mục nên “cởi mở hơn để lắng nghe các thành viên khác trong cộng đồng”. Đủ để làm vui lòng những người theo “Bergoglia”, họ mong muốn có một Giáo hội cởi mở hơn trong quản lý và ít giáo sĩ hơn.

Qua cách dùng các biểu tượng tinh tế, ngài tiếp cận được với những người bất bình với Đức Phanxicô, nhất là những người bảo thủ. Trên ban-công Đền thờ Thánh Phêrô, ngài mặc trang phục theo nghi lễ truyền thống, áo mozetta đỏ và khăn choàng thêu hình Thánh Phêrô và Thánh Phaolô.

Năm 2013, Đức Phanxicô chỉ mặc áo chùng trắng đã tạo được một phong cách cho triều của ngài: giản dị, khiêm nhường, nhưng cũng xáo trộn và độc đoán với những người chỉ trích ngài. Trong các phiên họp chung trước mật nghị, một số hồng y đã nói lên mong chờ một hình thức quản lý hòa bình hơn, ít mang tính cá nhân hơn, dù có thể làm mất đi phần nào hào nhoáng.

Giáo sư lịch sử Giáo hội Roberto Regoli tại Giáo hoàng Học viện Gregorian ở Rôma phân tích: “Chiếc áo dòng là biểu tượng, là thông điệp mạnh mẽ cũng như lời nói. Đức Lêô đã trấn an những người ở trong và ở ngoài Giáo hội. Ngài gởi đi thông điệp về tính hiệp nhất và cân bằng. Ngài nhắc lại một cách rõ ràng về nhu cầu hiệp nhất trong Giáo hội: Tôi xin cám ơn anh em hồng y đã chọn tôi làm người kế vị Thánh Phêrô và đồng hành với anh em như một Giáo hội thống nhất, luôn tìm kiếm hòa bình và công lý.”

Ngài là tu sĩ của Dòng tu khổ hạnh Augustinô, nổi bật với tinh thần trung thành truyền thống cũng như lòng bác ái huynh đệ, kiến thức vững chắc về giáo luật và giáo triều, tất cả góp phần xây dựng một hình ảnh uy tín. Là người đã đứng đầu Bộ Giám mục, ngài tiếp xúc với nhiều giáo sĩ trên khắp thế giới. Vị trí này giúp ngài hiểu các hướng đi của các văn hóa khác nhau tạo nên Giáo hội hoàn vũ. Ông David McCallum trong Thượng Hội đồng về tính đồng nghị cho biết: “Ngài là người của lắng nghe. ngài tận tâm với nhiệm vụ. Ngài biết cách đưa ra những quyết định khó khăn.”

Sợi dây xã hội

Sinh năm 1955, ngài lớn lên ở Dolton, một vùng ngoại ô của người lao động ở phía nam Chicago. Thân phụ của ngài gốc Pháp và Ý, là trung úy hải quân trong Thế chiến thứ hai, sau này ông là hiệu trưởng và là giáo lý viên. Mẹ của ngài làm thủ thư, bà hoạt động tích cực trong giáo xứ.

Ngài là nhà khoa học được đào tạo chính thức, ngài học ở trường Đại học Công giáo Villanova (Pennsylvania), ngài có bằng toán học ở đây. Sau đó, ngài theo học thần học tại Liên hiệp Thần học Công giáo ở Chicago trước khi vào Dòng Thánh Augustinô, tại đây ngài chịu chức năm 1982, khi mới 27 tuổi. Sau đó, ngài học giáo luật tại Giáo hoàng Học viện Thánh Tôma ở Rôma trước khi bắt đầu sự nghiệp ở Nam Mỹ.

Vì thiên chức của ngài là truyền giáo, năm 1985, ngài rời Dòng Thánh Augustinô để đi Peru, tại đây ngài sống như một nhà truyền giáo cho đến năm 1999. Sau đó, ngài về lại Mỹ, tiếp quản Tỉnh dòng Âugustinô Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành ở Trung Tây, trước khi về lại Rôma để làm Bề trên Tổng quyền Dòng trong 12 năm. Ở địa vị này, ngài giám sát 2.500 anh em ở nhiều châu lục và quản lý một tổ chức toàn cầu.

Năm 2014, ngài về lại Peru, Đức Phanxicô bổ nhiệm ngài làm Giám quản tông tòa Giáo phận Chiclayo. Sau đó ngài là Giám mục chính thức của giáo phận này. Ngài có trách nhiệm khôi phục trật tự cho một vùng lãnh thổ và đặc biệt là một Giáo hội bị nhiều căng thẳng. Vào thời điểm đó, Giám mục đoàn bị chia rẽ vì vụ án của hai giám mục: một bị buộc tội vi phạm trẻ em, người kia có hạnh kiểm bất xứng.

Năm 2015 ngài vào quốc tịch Peru. Ngày thứ năm 8 tháng 5, nhiều báo ở Peru chạy tít: “Giáo hoàng là người Peru!” Tổng thống lâm thời Dina Boluarte của Peru lên tiếng “đây là ngày lịch sử của Peru!”

Ở đất nước này, chức giám mục của ngài không dễ dàng. Năm ngài vào quốc tịch, vụ bê bối Sodalicio nổ ra, vụ này là vụ bê bối tình dục quan trọng nhất của lịch sử Giáo hội Peru. Tháng 4, ngài đề nghị giải thể Sodalicio vài tuần trước khi Đức Phanxicô qua đời. Hồng y đã không ngần ngại can thiệp vào đời sống chính trị của đất nước Peru. Bản chất xã hội của ngài được thể hiện rõ vào tháng 2 năm 2023, khi ngài lên tiếng trong quá trình đàn áp các cuộc biểu tình chống lại Tổng thống lâm thời Dina Boluarte: “Quyền biểu tình phải được tôn trọng. Có những người dân cảm thấy mình bị lãng quên, bị phớt lờ. Họ có những nhu cầu chính đáng.”

Ngài là người bênh vực cho người dân ở mọi tầng lớp xã hội.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Đức Lêô XIV: Làm sao một nhà truyền giáo ở Peru lại thành người đứng đầu Vatican

Từ Robert Francis Prevost đến Lêô XIV, tiểu sử của Tân Giáo hoàng

Đức Lêô XIV, Giáo hoàng của cân bằng và xoa dịu

Vì sao Đức Lêô XIV sẽ là Giáo hoàng Dòng Âugustinô cao cả và tốt lành

Học thuyết ngoại giao của Đức Lêô  XIV: Hòa bình, Công lý, Chân lý

Hồng y Parolin: “Trong thời gian mật nghị, Đức Lêô XIV không bao giờ mất đi nụ cười dịu hiền của ngài.”

Hồng y Parolin: “Trong thời gian mật nghị, Đức Lêô XIV không bao giờ mất đi nụ cười dịu hiền của ngài.”

Hồng y Parolin: “Trong thời gian mật nghị, Đức Lêô XIV không bao giờ mất đi nụ cười dịu hiền của ngài.”

Hình ảnh Antoine Mekary | ALETEIA

fr.aleteia.org, Bérengère de Portzamparc, 2025-05-16

Vào giữa tháng 5, Hồng y “papabile” Parolin, người có khả năng làm giáo hoàng chia sẻ cái nhìn của ngài về mật nghị trên báo chí Ý. Ngài nói một số chi tiết về tính cách của Đức Lêô XIV mà ngài biết rõ vì đã làm việc với Tân Giáo hoàng trong vòng 2 năm.

Tại Nhà nguyện Sistine, khi kiểm phiếu xong, một tràng pháo tay nồng nhiệt và rất lâu đã vang lên. Một số hồng y cho đây là “người của tương lai”, người họ mong muốn. Hồng y Parolin nhấn mạnh đến quyền năng của Chúa Thánh Thần khi ngài kể lại mật nghị diễn ra trong bầu khí cầu nguyện, tình huynh đệ và sự hiệp nhất: “Chúng tôi tin chắc qua hành động của các hồng y cử tri, chính Chúa Thánh Thần đã chọn người được định sẵn để lãnh đạo Giáo hội. Về mặt kỹ thuật, đây là cuộc bầu cử, nhưng những gì diễn ra ở Nhà nguyện Sistine là dưới sự chứng kiến của Chúa Kitô Thẩm phán, làm mới lại những gì đã xảy ra trong những ngày đầu của Giáo hội, tái lập lại hàng ngũ các Thánh tông đồ sau khi ông Giuđa phản bội.”

Hồng y Parolin tiết lộ một số chi tiết về việc kết thúc mật nghị: “Tôi nghĩ tôi không tiết lộ một bí mật nào khi tôi nói  một tràng pháo tay nồng nhiệt và rất lâu sau khi Hồng y Prévost nói câu: “Tôi chấp nhận là Giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội công giáo”.

Điều tôi rất ấn tượng về ngài là sự thanh thản toát ra trên khuôn mặt của ngài trong giây phút mãnh liệt và theo một nghĩa nào đó là “kịch tính” vì đã làm thay đổi cuộc đời của ngài. Ngài không bao giờ mất đi nụ cười nhẹ nhàng dù tôi biết ngài ý thức trọng trách của ngài, không hề đơn giản mà Giáo hội ngày nay phải đối diện. Chúng tôi đã nói rất nhiều về các vấn đề này trong các cuộc họp tiền mật nghị – các hồng y cử tri và không cử tri – đã trình bày bộ mặt công giáo của quốc gia họ, những thách thức đang chờ đợi, các triển vọng cho tương lai. Và vì Giáo hội đi theo Chúa Giêsu, đã nhập thể sâu sắc vào lịch sử con người ở mọi thời đại, mọi khía cạnh, nên Đức Lêô XIV hiểu rõ các vấn đề của thế giới ngày nay, ngài nói “phải giải trừ vũ khí” từ những lời đầu tiên khi ngài ở ban-công Đền thờ Thánh Phêrô.

Vì sao lại là ngài?

Hồng y Parolin đã làm việc với Tân Giáo hoàng Lêô trong hai năm nên ngài có cơ hội hiểu rõ về Đức Lêô: “Tôi luôn thấy sự thanh thản này nơi Hồng y Prevost, tôi đã gặp ngài khi tôi bắt đầu nhiệm kỳ Quốc vụ khanh, tôi nói chuyện với ngài về Giáo hội Peru, nơi ngài là Giám mục của Giáo phận Chiclayo. Sau đó tôi có cơ hội cộng tác trực tiếp với ngài trong hai năm, khi Đức Phanxicô mời ngài về Rôma giao Bộ Giám mục cho ngài.”

Hồng y Parolin cho biết một số chi tiết về các yếu tố mang tính quyết định trong việc lựa chọn Tân Giáo hoàng, đặc biệt  kinh nghiệm và tính cách của ngài: “Ngài là tu sĩ Dòng Thánh Augustinô, là mục tử lãnh đạo giáo phận Chiclayo ở Peru trong 20 năm. Vì thế theo tôi, ngài có khả năng quản ly rất giỏi, trước tiên là người đứng đầu giáo phận và sau đó là mục tử của dân Chúa.” Hồng y Parolin cũng nhắc đến vai trò bộ trưởng Bộ Giám mục, một trong những bộ “tế nhị” nhất của Tòa thánh. Yếu tố “địa lý” cũng là một yếu tố làm các hồng y cử tri chú ý. Sinh tại Hoa Kỳ, sống ở Ý một thời gian dài, ngài có kinh nghiệm làm Bề trên Tổng quyền Dòng Augustinô, đặc biệt là ở Châu Mỹ Latinh: “Theo một cách nào đó, tôi có thể nói không có nền văn hóa nào hoàn toàn xa lạ với ngài.”

Hồng y Parolin khẳng định điều mà ai cũng thấy qua nụ cười nhân hậu của ngài trong lần đầu ngài xuất hiện: “Sự dịu dàng và thanh thản được ghi nhận là đặc điểm chính trong tính cách của ngài, giúp ngài xây dựng các cây cầu.”

Marta An Nguyễn dịch

Học thuyết ngoại giao của Đức Lêô  XIV: Hòa bình, Công lý, Chân lý

Hồng y Parolin: “Trong thời gian mật nghị, Đức Lêô XIV không bao giờ mất đi nụ cười dịu hiền của ngài.”

Đức Lêô XIV – Vị Mục Tử Nhân Lành

Đức Lêô XIV: Làm sao một nhà truyền giáo ở Peru lại thành người đứng đầu Vatican

Từ Robert Francis Prevost đến Lêô XIV, tiểu sử của Tân Giáo hoàng

Đức Lêô XIV, Giáo hoàng của cân bằng và xoa dịu

Vì sao Đức Lêô XIV sẽ là Giáo hoàng Dòng Âugustinô cao cả và tốt lành

Đức Lêô XIV: Làm sao một nhà truyền giáo ở Peru lại thành người đứng đầu Vatican

Đức Lêô XIV: Làm sao một nhà truyền giáo ở Peru lại thành người đứng đầu Vatican

Cưỡi ngựa đi thăm các vùng xa xôi ở Lambayeque, miền Bắc Peru. Trên ban công Đền thờ Thánh Phêrô sau khi được bầu ngày 8 tháng 5, cựu giám mục Chiclayo, người nói được năm thứ tiếng đã chào “giáo phận thân yêu” của mình bằng tiếng Tây Ban Nha.

parismatch.com, Olivier O’Mahony, phóng viên tại Chicago, cùng với Arthur Herlin tại Rôma và Amanda Chaparro tại Cuzco (Peru), 2025-05-15

Năm 1985, Robert Francis Prevost chịu chức và đến Peru. Ở một đất nước bị khủng hoảng, ngài phục vụ người nghèo trong 20 năm. Sau khi được phong hồng y, ngài là một trong những nhân vật chủ chốt bên cạnh Đức Phanxicô, trước khi kế vị Đức Phanxicô.

Được phong linh mục, ngài xem mình là người sống giữa giáo dân và phục vụ tha nhân, một nhà truyền giáo, một công dân toàn cầu. Ngài không chút ngần ngại khi được Nhà Dòng gởi đi Peru.

Ngài đến Chulucanas, miền Bắc Peru, vùng đất chìm trong nghèo đói và xung đột vũ trang. Nổi bật nhờ khả năng lãnh đạo, ngài được bổ nhiệm làm chưởng ấn. Sau một năm làm Giám tỉnh Dòng Augustinô tại Illinois (Mỹ), ngài trở lại Peru, lần này ngài đến Trujillo, miền Bắc Peru. Ngài điều hành Đại chủng viện Dòng Augustinô trong 10 năm và giảng dạy giáo luật. Ngài dấn thân cho người nghèo, đến với các cộng đồng nông thôn vùng núi, vùng ven biển, nhiều khi ngài phải đi ngựa để đến đó.

Giáo dân trẻ yêu tính hài hước của linh mục mộc mạc này. Tại Chulucanas trong những năm 1980. © Hình ảnh của gia đình.

Giám mục mặc y phục địa phương đi thăm dãy Andes cùng với cha Farfan năm 2019. © Hình ảnh của gia đình

Anh hùng của người Peru và bây giờ là giáo hoàng của họ

Tại Peru, ngài là anh hùng. Jorge Bergoglio giám mục Buenos Aires và Robert Francis Prevost nhanh chóng quý mến nhau. Năm 2013, Đức Phanxicô bổ nhiệm linh mục Prevost làm giám quản tông tòa Chiclayo, một năm sau Đức Phanxicô phong linh mục Prevost làm giám mục. Prevost vào quốc tịch Peru, một nhu cầu ngoại giao nhưng cũng là một chọn lựa xuất phát từ trái tim.

Ở đất nước bị chia rẽ giữa cánh tả cực đoan của Thần học giải phóng và cánh hữu cực đoan của Opus Dei, linh mục Prevost là người dung hòa. Nhà báo Paola Ugaz, từng nhiều lần phỏng vấn ngài, mô tả ngài là người “điềm tĩnh, cảm thông, biết lắng nghe nhưng không run tay khi cần quyết định dứt khoát”.

Đầu năm 2023, ngài kêu gọi cứu trợ các nạn nhân lũ lụt tại Lambayeque, Peru.© Hình ảnh của gia đình

 Tháng 8 năm 2024, khi trở lại Chulucanas mừng kỷ niệm 60 năm giáo phận, ngài chúc lành cho mùa thu hoạch chuối và chanh. AFP / © Paul Suncion.

Năm 2022, ngài bị cáo buộc bao che hai linh mục địa phương lạm dụng ba thiếu nữ từ 15 năm trước. Ngài phủ nhận; hồ sơ bị bác vì hết thời hiệu và thiếu bằng chứng. Năm 2023, khi Đức Phanxicô đề nghị ngài về Rôma nhận chức vụ mới, ngài được phong hồng y, ngài nhận lời với chút do dự. Người anh trai John của ngài chia sẻ: “Nếu được, ngài muốn ở lại Peru.”

Một người quyền lực ở Vatican

Tại Vatican, ngài được giao lãnh đạo Bộ Giám mục, một vị trí then chốt. Dù kín tiếng, ngài nhanh chóng trở nên không thể thiếu. Cuốn “sổ tay liên lạc” (từ ngữ bị tránh dùng ở Vatican) của ngài ngày càng dày thêm. Ngài rất thân với Đức Phanxicô; dù có vài bất đồng, nhưng giữa hai người là một tình bạn sâu sắc và sự kính trọng lớn lao.

Khi Đức Phanxicô qua đời ngày 21 tháng 4, nhiều người bắt đầu thấy ở nhà truyền giáo quốc tế Prevost một lựa chọn khả dĩ. Nhất là khi hồng y ứng viên sáng giá Pietro Parolin mắc sai lầm nghiêm trọng: trong thánh lễ sau tang lễ Đức Phanxicô, ngài hầu như không nói đến tính hiệp hành nguyên tắc sống còn của Đức Phanxicô. Hồng y Canada Michael Czerny nhận định: “Sự im lặng của ngài thật đáng chú ý.” Tại các bữa ăn tối và các cuộc họp kín trước mật nghị, tên của Prevost được nhắc đến nhiều. Ngôn ngữ thảo luận chủ yếu là tiếng Anh, thay vì tiếng Ý. Một chủ đề trọng tâm: tài chính Vatican đang ở trong tình trạng rất xấu. Người kế vị Đức Phanxicô phải là người gần với giáo dân, mạnh tay trong quản trị, và đủ uy tín để đoàn kết Giáo hội đang phân rẽ. Prevost hội đủ mọi yếu tố.

 Sau khi mặc phẩm phục giáo hoàng, Đức Lêô XIV trở lại Nhà nguyện Sixtine để cầu nguyện trước bàn thờ. Ngày 8 tháng 5. ABACA / © ABACA

Trong một thời gian dài, nỗi lo Vatican bị CIA thao túng đã dập tắt ngay từ đầu mọi khả năng của một Giáo hoàng người Mỹ.

Lâu nay, việc chọn một người Mỹ làm giáo hoàng bị loại trừ vì lo ngại CIA chi phối Vatican. Nhưng ở Rôma, Prevost không còn bị xem là “người Mỹ chính thống”, họ gọi ngài là “Người Mỹ gốc la-tinh, Yankee latin”. Ngài thuộc đảng Cộng hòa, nhưng qua việc công khai chỉ trích phó tổng thống JD Vance là “sai lầm”, người dân hiểu ngài theo khuynh hướng bảo thủ truyền thống, phản đối ông Trump.

Trước thềm mật nghị, hồng y Joseph Tobin nói với hồng y Prevost: “Bob, có thể là anh đấy. Tôi mong anh chuẩn bị.” Ngày 7 tháng 5, trong bài phát biểu trước các hồng y, ngài khẳng định: “Hiệp hành là cùng nhau làm việc.”

Chiều ngày thứ bảy, các hồng y vào Nhà nguyện Sistine, nơi vừa được kiểm tra kỹ để đảm bảo không có máy nghe lén. Các hồng y nộp điện thoại, thề giữ kín các thảo luận. Cửa gỗ khép lại. Họ bị cắt đứt khỏi thế giới.

Vòng bầu đầu tiên trễ vì một hồng y giảng thuyết 90 tuổi nói quá lâu. Kết quả: Parolin có hơn 40 phiếu – dẫn đầu nhưng chưa đạt hai phần ba. Khói đen. Sáng hôm sau, Parolin nhích lên gần 50 phiếu nhưng vẫn không có được đồng thuận. Prevost bắt đầu rút ngắn khoảng cách. Các ứng viên khác dần biến mất khỏi cuộc đua. Giờ ăn trưa, các hồng y thảo luận quanh đĩa mì Ý. Hồng y Chicago, Blase Cupich nói: “Mọi chuyện đã rõ ràng.”

Tối 8 tháng 5, lúc 19 giờ 30, Robert Prevost xuất hiện trên ban công Đền thờ Thánh Phêrô. Trước đó, ngài vào căn phòng Nước Mắt gần Nhà nguyện Sistine để cầu nguyện và để trút cảm xúc. AFP / © ANDREJ ISAKOVIC

Trong vòng bỏ phiếu thứ tư, tên ngài được đọc liên tục. Ngài nhắm mắt, tay ôm đầu và cúi đầu. Khi có 89 phiếu, ngưỡng tối thiểu, ngài ngẩng đầu. Tiếng vỗ tay vang lên. Hồng y Parolin hỏi ngài có chấp nhận không. Ngài trả lời: “Accepto, chấp nhận”. Khi được hỏi ngài muốn lấy danh hiệu gì, ngài trả lời: “Lêô.” Ngài vào “phòng nước mắt” để thay lễ phục.

Trong khi đó, các phiếu được đốt trong lư hương. 18 giờ 08  khói trắng bốc lên từ mái Nhà nguyện Sistine. Trên Quảng trường Thánh Phêrô, hàng chục ngàn người reo hò. Đức Robert Prevost bước ra ban công. Truyền hình Mỹ phản ứng chậm, họ không nhận ra ngài và không hiểu tên ngài khi tên ngài được đọc bằng tiếng la-tinh. Gần như chẳng ai tiên đoán giáo hoàng này… hay đó là bàn tay Thiên Chúa?

Một trùng hợp, tại mật nghị trước, Jorge Bergoglio cũng ngồi đúng chỗ Prevost ngồi hôm nay.

Hơn 150.000 tín hữu đến nghe ngài nói chuyện. Bài phát biểu kéo dài gần bảy phút. REUTERS / © Murad Sezer

Sáng hôm sau ngày 10 tháng 5, ngài đến cầu nguyện ở mộ Đức Phanxicô, Giáo hoàng đã phong hồng y cho ngài ở Đền thờ Đức Bà Cả, nơi an nghỉ “giáo hoàng của người nghèo”.

Têrêxa Trần Tuyết Hiền dịch

Từ Robert Francis Prevost đến Lêô XIV, tiểu sử của Tân Giáo hoàng

Đức Lêô XIV, Giáo hoàng của cân bằng và xoa dịu

Vì sao Đức Lêô XIV sẽ là Giáo hoàng Dòng Âugustinô cao cả và tốt lành

Học thuyết ngoại giao của Đức Lêô  XIV: Hòa bình, Công lý, Chân lý

Hồng y Parolin: “Trong thời gian mật nghị, Đức Lêô XIV không bao giờ mất đi nụ cười dịu hiền của ngài.”

Đức Lêô XIV – Vị Mục Tử Nhân Lành

Đức Lêô XIV – Vị Mục Tử Nhân Lành

Đức Lêô XIV – Vị Mục Tử Nhân Lành

Việc Giáo hoàng Leo XIV – vị giáo hoàng đầu tiên đến từ Hoa Kỳ – được bầu chọn đã mở ra một kỷ nguyên mới. Con đường sự nghiệp khác thường của ngài, từng gắn bó với nhiều năm làm nhà truyền giáo tại Peru, cùng đời sống tâm linh sâu sắc sẽ giúp ngài trở thành người xây dựng những nhịp cầu giữa một thế giới đầy chia rẽ và một Giáo hội đang khao khát sự hiệp nhất.

famillechretienne.fr, Antoine-Marie Izoard, 2025-05-15

Ngày 8 tháng 5, tại quảng trường Thánh Phêrô, dưới vòng tay của hàng cột Bernin như đang ôm lấy nhân loại, tiếng reo “Habemus papam!” vang lên từ đám đông tụ họp để chào đón vị giáo hoàng mới Lêô XIV. Ngài đứng lặng trên ban-công trong một thời gian dài, có vẻ ngỡ ngàng như chính đám đông đang chiêm ngắm vị giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử sinh ra tại Hoa Kỳ. Giây phút ấy, ngài cũng xúc động không kém, khi đối diện với dân Chúa trong vai trò giám mục mới của thành Roma.

Tối hôm đó, dù ở quảng trường hay trước màn hình tivi, ai cũng bị ấn tượng bởi vẻ điềm tĩnh đầy trang nghiêm của ngài, bởi sự bình an toát ra từ ngài , điều ngài muốn lan tỏa ngay từ những lời đầu tiên: “Bình an cho anh chị em!” Gương mặt ngài ánh lên một niềm vui sâu lắng, và trong khoảnh khắc hai tay chắp lại, đầu cúi nhẹ, nụ cười đầy thần khí ấy như kết nối trời và đất.

Trong bài suy niệm đầu tiên của ngài tại kinh Regina Cæli, ngài khẳng định: “Giáo hội rất cần ơn gọi.”

Từ khi bắt đầu sứ vụ, Lêô XIV đã thể hiện sự tiếp nối con đường của Đức Giáo hoàng Phanxicô tiền nhiệm. Ngài cũng gợi nhớ đến Đức Bênêđictô XVI qua sự dịu dàng và chiều sâu thần học, đặc biệt là điểm chung trong tình yêu đối với thánh Augustinô. Ngài nhắc lại lời mời gọi “Đừng sợ!”  vang vọng từ lời của thánh Gioan Phaolô II năm 1978…Việc chọn tên hiệu Lêô cũng không phải tình cờ. Như Đức Lêô XIII đã dẫn dắt Giáo hội bước vào thế kỷ XX bằng Thông điệp xã hội Rerum Novarum giữa thời cách mạng công nghiệp, thì Lêô XIV hôm nay mong muốn Giáo hội có thể đối diện và trả lời những hệ quả của cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo. Ở mỗi thời đại, Thiên Chúa lại ban cho Giáo hội vị giáo hoàng mà thế giới đang cần.

Một người cha cho các tín hữu

Có thể nói rằng vị mục tử nhân lành đang dẫn dắt đoàn chiên là một “con chiên năm chân” chăng? Trước Mật nghị, người ta đã tiên đoán đây sẽ là một kỳ bầu chọn rộng mở, với số lượng hồng y cử tri kỷ lục và phần lớn không quen biết nhau. Thế nhưng, giữa làn khói trắng và nghi thức cổ truyền bất biến, Giáo hội đã mang đến một bất ngờ mới: nhanh chóng chọn một vị giáo hoàng có thể đối mặt với những thách thức mà các hồng y đã nêu ra từ trước.Họ đã chọn một con người có khả năng bắc nhịp cầu giữa Bắc và Nam bán cầu, giữa Giáo triều Roma nơi ngài được triệu về hai năm trước và các Giáo hội địa phương mà ngài rất am tường. Hành trình độc đáo của ngài, từng là nhà truyền giáo ở Nam Mỹ, bề trên một dòng tu và giám mục giúp ngài có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về Giáo hội trong mối tương quan với thế giới. Dù sinh ra ở Bắc Mỹ, Lêô XIV là một công dân toàn cầu. Ngài cũng là người Peru, mang dòng máu Ý, Pháp, thậm chí có gốc gác châu Phi. Các nhà nghiên cứu gia phả Pháp khẳng định ngài là bà con xa với Catherine Deneuve, Édouard Philippe và cả Albert Camus… Nhưng với chúng ta, điều ấy không quan trọng bằng điều này: Lêô XIV là một người cha, và chúng ta đón nhận ngài như thế. Ngài là vị mục tử nhân lành, người quyết tâm gìn giữ sự hiệp nhất của đoàn chiên quanh Đức Kitô.

Têrêxa Trần Tuyết Hiền dịch

Từ Robert Francis Prevost đến Lêô XIV, tiểu sử của Tân Giáo hoàng

Đức Lêô XIV: Làm sao một nhà truyền giáo ở Peru lại thành người đứng đầu Vatican

Đức Lêô XIV, Giáo hoàng của cân bằng và xoa dịu

Vì sao Đức Lêô XIV sẽ là Giáo hoàng Dòng Âugustinô cao cả và tốt lành

Học thuyết ngoại giao của Đức Lêô  XIV: Hòa bình, Công lý, Chân lý

Hồng y Parolin: “Trong thời gian mật nghị, Đức Lêô XIV không bao giờ mất đi nụ cười dịu hiền của ngài.”

Trung Quốc, Việt Nam và Myanmar: những vấn đề cấp bách tại Đông Á của Đức Lêô

Trung Quốc, Việt Nam và Myanmar: những vấn đề cấp bách tại Đông Á của Đức Lêô

ucanews.com, Luke Hunt, 2025-05-14

Đức Lêô XIV trong buổi tiếp kiến với các đại diện truyền thông tại Hội trường Phaolô VI, Vatican, ngày 12 tháng 5 năm 2025. Ảnh: Tiziana FABI / AFP

“Tầm nhìn của Đức Lêô được định hình bởi Đức Phanxicô, Dòng Augustinô, Peru và tình hình ở Rôma.”

Các kỳ vọng của Đông Á đối với Đức Lêô XIV rất cao, bao gồm việc xem lại thỏa thuận năm 2018 giữa Vatican và Trung Quốc về việc bổ nhiệm giám mục, thúc đẩy các cuộc thương thuyết hòa bình tại Myanmar và khôi phục quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam. Đức Phanxicô đã đặt nền móng cho danh sách các mong chờ này khi ngài đến thăm Đông Nam Á vào các năm 2023 và 2024, ngài đã đến những nơi xa xôi như Vanimo (Papua Tân Ghinê), tại đây ngài đã lên tiếng mạnh mẽ đến nhiều vấn đề xã hội.

Tuy nhiên, một số quan sát viên của Giáo hội, đặc biệt các học giả, nhà phân tích và thần học gia cho rằng Đức Lêô sẽ đi theo con đường riêng của ngài, xây dựng chương trình nghị sự dựa trên kinh nghiệm tại Peru và việc ngài được đào tạo theo linh đạo Dòng Thánh Augustinô. Các nhà quan sát cho rằng những kinh nghiệm này sẽ định hình mối quan hệ của Vatican với các nước cộng sản như Trung Quốc và Việt Nam.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất Bắc Nam dưới chế độ cộng sản, Hà Nội hy vọng chuyến tông du đã lên kế hoạch từ trước sẽ được thực hiện, mở đường cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Tòa Thánh.

Ông Simon Hồ Anh Hiền, lãnh đạo giáo dân tại Tổng Giáo phận Huế cho biết: “Đức Lêô là người xây cầu giữa chính phủ cộng sản và Vatican, Chúng tôi mong ngài sớm đến thăm Việt Nam.”

Việc bình thường hóa quan hệ với Vatican sẽ hoàn tất tiến trình hội nhập ngoại giao của Hà Nội kể từ năm 1975 khi hai miền Bắc Nam thống nhất. Ông Hiền cho rằng cần có không gian rộng hơn để người công giáo được tự do sống đức tin và dấn thân phục vụ cho lợi ích xã hội. Ông ca ngợi sự đóng góp của người công giáo Việt Nam trong lãnh vực đức tin và dấn thân phục vụ công ích.

Năm ngoái, Vatican đã có những bước đi đáng kể như bổ nhiệm đại diện thường trú đầu tiên, chuyến đi của Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher Ngoại trưởng Tòa Thánh. Điều này đã làm cho nhiều người nghĩ Đức Phanxicô sẽ đến thăm Việt Nam, nhưng do biến động nhân sự tại Hà Nội, Việt Nam đã không có trong lộ trình tông du Đông Nam Á cuối năm 2024 của ngài. Nền tảng để cải thiện mối quan hệ song phương là khả năng thương thảo của Vatican trong việc lựa chọn giám mục tại Việt Nam.

Vi phạm từ phía Trung Quốc

Theo các nhà phân tích, hình thức ngoại giao này có thể là mô hình hữu ích để cải thiện quan hệ với Trung Quốc khi các quan hệ với Vatican bị cắt đứt sau khi cộng sản lên nắm chính quyền năm 1949. Bắc Kinh bị cáo buộc nhiều lần vi phạm thỏa thuận năm 2018 về việc bổ nhiệm giám mục qua Giáo hội công lập.

Tháng trước, Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CCPA) đã bổ nhiệm hai giám mục trong thời gian trống tòa sau khi Đức Phanxicô qua đời ngày 21 tháng 4, nhưng bổ nhiệm này không thể được Vatican phê chuẩn.

Bà Maya Wang Phó giám đốc phụ trách Tổ chức Theo dõi Nhân quyền của Trung Quốc xin Đức Lêô xem lại thỏa thuận năm 2018, gây áp lực buộc Bắc Kinh chấm dứt đàn áp các giáo hội hầm trú, các giáo sĩ và giáo dân không chấp nhận Hiệp hội Công giáo Yêu nước, họ đòi trả tự do cho các tín hữu đã bị bắt. Có khoảng 12 triệu tín hữu công giáo ở Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc luôn cản trở việc giữ đạo tại các nhà thờ thuộc Hiệp hội Công giáo Yêu nước, đàn áp giáo dân dự thánh lễ tại gia, những người hoạt động ngầm và trung thành với Giáo hoàng.

Kể từ khi thỏa thuận được ký kết, hai bên đã đồng ý bổ nhiệm 10 giám mục cho khoảng 1/3 của hơn 90 giáo phận đang thiếu giám mục ở Trung Quốc. Bà Wang cho biết, Vatican chưa bao giờ thực thi quyền phủ quyết dù Trung Quốc đã tự ý bổ nhiệm giám mục trong các năm 2022 và 2023, sau đó các bổ nhiệm này đã được Đức Phanxicô chấp nhận.

Bà cũng xin Đức Lêô thúc ép Trung Quốc trả tự do cho các linh mục bị giam giữ và công bố thông tin về những người bị “cưỡng bức mất tích” hoặc bị quản thúc tại gia hay sách nhiễu dưới nhiều hình thức.

Theo Viện Hudson, trong số những người bị giam giữ có các giám mục: Giacôbê Tô Chí Dân, Augustinô Cui Tai, Giulio Giả Trí Quốc, Giuse Trương Duy Chu, Phêrô Thiệu Chúc Dân và Tađêô Mã Đại Khâm.

Ngoài ra, bà cho biết chính quyền thường xuyên đột kích các nhà thờ hầm trú, phá hủy hàng trăm nhà thờ, tháo gỡ thánh giá, tịch thu và cấm lưu hành Kinh Thánh cùng tài liệu tôn giáo.

Lo ngại cho Myanmar

Một số nhà hoạt động nhân quyền khác như ông Charles Santiago thuộc Mạng lưới Nghị sĩ ASEAN vì Nhân quyền cho rằng Đức Lêô nên quan tâm đến Myanmar, nơi đẫm máu thứ ba trên thế giới, sau Israel, Palestine và Ukraina.

Theo ông Santiago, đối thoại với Trung Quốc đồng minh chính của chính quyền quân sự Myanmar cùng với Nga – sẽ có ích vì Bắc Kinh có ảnh hưởng lớn kể từ sau cuộc đảo chính năm 2021, đã làm cho đất nước lâm vào tình trạng nội chiến và quân đội mất kiểm soát phần lớn lãnh thổ. Ông nói với hãng tin UCA News: “Quan hệ Trung Quốc – Vatican không tốt đẹp, nhưng Đức Lêô có thể kêu gọi Trung Quốc có trách nhiệm hơn với Myanmar. Đây là một đòi hỏi lớn nhưng ngài có thể làm được.”

Tiến sĩ Joel Hodge, Trưởng phân khoa Thần học Đại học Công giáo Úc Melbourne cho biết Đức Lêô mong muốn có một hòa bình thực sự và lâu dài tại Myanmar: “Về Myanmar, rõ ràng hòa bình là một chủ đề lớn, và theo một cách riêng. Ngài đã nói điều này khi ngài đề cập đến Ukraina, Gaza và Israel. Như thế sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến Myanmar. Kinh nghiệm của ngài ở Peru, các nước Nam bán cầu và chức vụ Bề trên Tổng quyền Dòng Augustinô sẽ là những yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ cho triều của ngài. Ngài đã đi nhiều nơi trên thế giới, Châu Á, Úc và Đông Nam Á. Ngài hiểu vùng đất này và lo âu của người dân ở đây, cũng như tầm quan trọng của Châu Á trong bối cảnh toàn cầu hiện nay.”

Về thỏa thuận năm 2018 với Trung Quốc, ông Hodge nói: “Đó là một vấn đề lớn và vẫn còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên, việc ngài từng là thành viên của triều Đức Phanxicô cho thấy có khả năng ngài sẽ tiếp nối, nhưng theo hình thức nào thì chúng ta còn chờ xem.”

“Dọn dẹp những xáo trộn” ở Vatican

Dù quan hệ với Việt Nam đang thuận lợi, ông Hodge cho rằng vẫn cần chờ xem liệu Đức Lêô có đến thăm Việt Nam hay không. Cách Đức Lêô tiếp tục chương trình nghị sự tại Châu Á đã được Đức Phanxicô, tu sĩ Dòng Tên khởi xướng có thể sẽ phụ thuộc vào sự khác biệt trong linh đạo của hai Dòng tu.

Dòng Augustinô thiên về đời sống cầu nguyện, chiêm niệm, cộng đoàn và quản trị. Dòng Tên ưu tiên giáo dục và công lý xã hội, thường được biết đến như những nhà truyền giáo mạo hiểm, không trực tiếp tuân phục hoàn toàn.

Theo giáo sư James Rooney – Phó giáo sư Triết tại Đại học Baptist Hồng Kông – Đức Lêô còn nhiều vấn đề cấp bách tại Rôma và những hành động tiếp theo của ngài sẽ phản ánh thời gian ngài làm Bề trên Dòng Augustinô: “Ngài là ứng viên đồng thuận giữa các phe bảo thủ và trung dung. Tôi nghĩ ngài sẽ cởi mở với việc hợp tác với Châu Á, nhất là khi nhìn vào các nỗ lực của ngài tại Peru.”

Giáo sư liệt kê một loạt thách thức ngay trước mắt, hệ quả của 12 năm triều giáo hoàng của Đức Phanxicô: “Nhiều người cho rằng Roma đang trong tình trạng hỗn loạn, thiếu luật lệ, phát biểu thần học gây tranh cãi, cách lãnh đạo áp đặt, thiếu sự hiệp thông với các giám mục và hồng y toàn cầu. Đức Phanxicô để lại tình trạng tài chính ngày càng rối ren, nợ nần chồng chất và gần như khó có thể cứu vãn. Đó là những vấn đề đòi hỏi Đức Lêô phải giải quyết khẩn cấp. Ngài có một mớ hỗn độn phải dọn dẹp và đó là sứ mạng của ngài.”

Têrêxa Trần Tuyết Hiền dịch

Đức Lêô XIV: 10 câu cần nhớ vào đầu triều của ngài

Đức Giám mục Christophe Pierre: “Đức Lêô rất điềm tĩnh”

Đức Lêô: một trải nghiệm thiêng liêng phi thường

Đức Lêô: truyền giáo bằng giáo dục và giáo dục bằng truyền giáo

Giám mục Marc Aillet: “Đức Lêô XIV có khả năng hòa giải những khác biệt tạo xung đột trong Giáo hội”

Đức Lêô XIV: 10 câu cần nhớ vào đầu triều của ngài

Đức Lêô XIV: 10 câu cần nhớ vào đầu triều của ngài

Kể từ khi ngài được bầu chọn ngày thứ năm 8 tháng 5, Đức Lêô XIV đã có những câu nói nêu rõ các ưu tiên cũng như phong cách ngài muốn thực hiện cho triều của ngài.

lavie.fr, Paul Roger, 2025-05-12

Đức Lêô XIV trong giờ Kinh Nữ vương Thiên Đàng đầu tiên của ngài ở Đền thờ Thánh Phêrô ngày chúa nhật 11 tháng 5 năm 2025. VATICAN MEDIA/IPA/SIPA

Những chữ đầu tiên

“Tôi xin gởi đến mọi người ở khắp mọi nơi, đến tất cả mọi dân tộc trên toàn trái đất: Bình an của Chúa ở cùng anh chị em! Đây là bình an của Chúa Kitô phục sinh, một hòa bình giải trừ vũ khí… Hòa bình này đến từ Thiên Chúa, Đấng yêu thương tất cả chúng ta không điều kiện. (…) Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người. Sự dữ sẽ không thắng thế. Tất cả chúng ta đều ở trong vòng tay Thiên Chúa.” Ngày thứ năm 8 tháng 5, lần đầu tiên Đức Lêô ra ban-công Đền thờ Thánh Phêrô.

Giáo hội theo Đức Lêô XIV

“Tôi là con của Thánh Augustinô, ngài đã nói: ‘Với anh em, tôi là tín hữu kitô, vì anh em, tôi là giám mục.’ (…) Chúng ta muốn trở thành một Giáo hội công đồng, một Giáo hội bước đi, luôn đi tìm hòa bình, luôn đi tìm lòng bác ái, luôn tìm cách gần gũi với tất cả những ai đang đau khổ.” Ngày thứ năm 8 tháng 5, lần đầu tiên Đức Lêô ra ban-công Đền thờ Thánh Phêrô.

Đòi hỏi của đức tin

“Ngay cả ngày nay, vẫn có những bối cảnh mà Chúa Giêsu dù được yêu mến cũng bị hạ thấp, bị xem như một nhà lãnh đạo lôi cuốn, như một siêu nhân, điều này không chỉ với những người không tin mà còn với những người đã chịu phép rửa tội, họ sống theo kiểu người vô thần.” Thứ sáu 9 tháng 5, bài giảng thánh lễ bế mạc mật nghị.

Tính khẩn cấp của sứ vụ

“Có nhiều bối cảnh mà đức tin kitô giáo bị cho là phi lý, chỉ dành cho người yếu đuối, người không thông minh; trong bối cảnh mà những thứ khác được ưa chuộng hơn như công nghệ, tiền bạc, thành công, quyền lực, lạc thú (…) Chính vì lý do này mà sứ mệnh trở nên cấp bách, vì ở những nơi thiếu đức tin, thường dẫn đến bi kịch.” Thứ sáu 9 tháng 5, bài giảng thánh lễ bế mạc mật nghị.

Người kế vị Thánh Phêrô

“Trước hết, tôi xin nói điều này cho chính tôi, với tư cách là người kế vị Thánh Phêrô (…). Lời Thánh Phêrô là lời cam kết không điều kiện cho những ai thực hiện sứ vụ có thẩm quyền trong Giáo hội: họ quên mình để Chúa Kitô được hiển thị, họ làm cho mình trở nên nhỏ bé để Chúa Kitô có thể được biết đến, được tôn vinh, tận hiến cho đến cùng để không ai bỏ lỡ cơ hội được biết và yêu mến Ngài.” Thứ sáu 9 tháng 5, bài giảng trong thánh lễ bế mạc mật nghị.

Đức Lêô, người tôi tớ khiêm nhường

“Từ Thánh Phêrô đến tôi, tôi là người kế nhiệm không xứng đáng của ngài, là tôi tớ khiêm nhường của Thiên Chúa và của anh em, không gì khác hơn. Tấm gương của các vị tiền nhiệm của tôi đã chứng minh rõ điều này, và gần đây là của Đức Phanxicô (…). Chúng ta tiếp nhận di sản quý giá này và lên đường một lần nữa, được truyền cảm hứng bởi cùng một niềm hy vọng nảy sinh từ đức tin.” Thứ bảy 10 tháng 5, trong lần họp với các hồng y.

Theo bước chân Đức Lêô XIII

“Đức Lêô XIII với thông điệp lịch sử Tân sự Rerum Novarum, đã giải quyết vấn đề xã hội trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lớn đầu tiên; và ngày nay, Giáo hội trao cho chúng ta di sản học thuyết xã hội để ứng phó với cuộc cách mạng công nghiệp khác và với sự phát triển trí tuệ nhân tạo, đặt ra những thách thức mới cho việc bảo vệ phẩm giá con người, công lý và lao động.” Thứ bảy 10 tháng 5, trong lần họp với các hồng y.

Lắng nghe một làn gió nhẹ

“Chính Đấng Phục Sinh, hiện diện giữa chúng ta, là Đấng bảo vệ và hướng dẫn Giáo hội, là Đấng hồi sinh Giáo hội trong hy vọng (…). Chúng ta phải là những người ngoan ngoãn lắng nghe tiếng của Ngài, là thừa tác viên trung thành với chương trình hoạch định cứu độ của Ngài, biết rằng Thiên Chúa mạc khải trong tiếng thì thầm của làn gió nhẹ, trong tiếng nói thầm lặng tinh tế”. Thứ bảy 10 tháng 5, trong lần họp với các hồng y.

“Không bao giờ có chiến tranh nữa!”

“Thảm kịch to lớn của Thế chiến thứ hai đã kết thúc cách đây 80 năm, ngày 8 tháng 5, sau khi đã làm cho hơn 60 triệu người chết. Hôm nay trong bối cảnh bi thảm của ‘chiến tranh thế giới thứ ba từng phần’ như Cố Giáo hoàng Phanxicô đã nhiều lần nhấn mạnh, tôi xin gởi đến các nhà lãnh đạo thế giới lời kêu gọi vẫn còn phù hợp cho đến ngày nay: ‘Đừng bao giờ có chiến tranh nữa!’”  Chúa nhật 11 tháng 5 trong giờ Kinh Nữ vương Thiên Đàng.

Một cách giao tiếp khác biệt

“Cố gắng giao tiếp theo cách khác, không đi tìm đồng thuận bằng mọi giá, không nói các câu nói hung hăng, không rơi vào bẫy cạnh tranh. Hòa bình bắt đầu với mỗi người chúng ta: trong cách chúng ta nhìn người khác, lắng nghe người khác và nói về người khác. (…) Chúng ta phải nói “không” với chiến tranh bằng lời nói và hình ảnh, chúng ta phải bỏ mô hình chiến tranh.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Đức Lêô: truyền giáo bằng giáo dục và giáo dục bằng truyền giáo

Đức Lêô: một trải nghiệm thiêng liêng phi thường

Đức Giám mục Christophe Pierre: “Đức Lêô rất điềm tĩnh”

Giám mục Marc Aillet: “Đức Lêô XIV có khả năng hòa giải những khác biệt tạo xung đột trong Giáo hội”

Trung Quốc, Việt Nam và Myanmar: những vấn đề cấp bách tại Đông Á của Đức Lêô

Bài mới nhất