Home Blog Page 2

Các bài về Đức Lêô XIV đã đăng trên trang web Phanxicô

Các bài về Đức Lêô XIV đã đăng trên trang web Phanxicô

Một giáo hoàng ngày nay là để làm gì? Phân tích của sử gia Christophe Dickès
Hai trăm ngàn người tham dự thánh lễ nhậm chức của Đức Lêô
Xin cho tôi biết Giáo hoàng Lêô nào ám ảnh bạn, tôi sẽ cho bạn biết bạn là Giáo hoàng nào!
Huấn luyện viên Valerio Masella kể về việc tập thể dục thể thao cho Đức Lêô
Hồng y Tagke: “Đức Lêô XIV là mục tử lãnh đạo bằng cách lắng nghe mọi người”
Đức Lêô XIV, “giáo hoàng toán học” nói lên sự thống nhất của đức tin và lý trí
Tham nhũng, thiếu minh bạch, biển thủ: Thách thức của Đức Lêô về tình trạng tài chính của Vatican
Phụng vụ mới được Đức Lêô mong muốn cho lễ khai mạc triều của ngài
Bài giảng đầu tiên của Đức Lêô XIV
Hồng y Parolin: “Trong thời gian mật nghị, Đức Lêô XIV không bao giờ mất đi nụ cười dịu hiền của ngài.”
Học thuyết ngoại giao của Đức Lêô  XIV: Hòa bình, Công lý, Chân lý
Vì sao Đức Lêô XIV sẽ là Giáo hoàng Dòng Âugustinô cao cả và tốt lành
Đức Lêô XIV, Giáo hoàng của cân bằng và xoa dịu
Đức Lêô XIV: Làm sao một nhà truyền giáo ở Peru lại thành người đứng đầu Vatican
Đức Lêô XIV – Vị Mục Tử Nhân Lành
Từ Robert Francis Prevost đến Lêô XIV, tiểu sử của Tân Giáo hoàng
“Ba ơi, cha đỡ đầu của con là Giáo hoàng!”: chúng tôi đã tìm ra con đỡ đầu của Đức Lêô XIV
“Giáng Sinh! Giáng Sinh!” Một mục tử đích thực đã được ban cho chúng ta
Đức Lêô XIV, Giáo hoàng của cân bằng và xoa dịu
Hồng y Blase Cupich nói về lý do Hồng y đoàn chọn Đức Lêô XIV
Đức Lêô XIV: điềm tĩnh, thận trọng cải cách để có một Giáo hội thống nhất trong một thế giới chia rẽ
Mật nghị 2025: Hồng y Vesco kể hậu trường cuộc bầu cử Giáo hoàng Lêô XIV
Đức Lêô XIV: Những bước đi đầu tiên của một giáo hoàng cắm neo trong thế giới /
Đứa bé mơ làm “Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên”
Giống như trúng số độc đắc: Ngôi nhà thời thơ ấu của Đức Lêô tăng giá sau khi ngài được bầu
Chúng ta mong chờ gì nơi Giáo hoàng mang tinh thần Thánh Augustinô
Quang tuyến mật nghị: A.I. phân tích vị trí của các hồng y
 Tổng thống Volodymyr Zelensky nói chuyện với Đức Lêô
Lựa chọn giữa Hồng y Parolin và Hồng y Prevost trong mật nghị
Đức Lêô XIV cho biết ngài chọn danh hiệu này vì cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo
Ông John Prevost: “Tôi bị choáng khi nghe tin em tôi được bầu làm Giáo hoàng”
Chúng tôi đã gặp anh của Giáo hoàng Lêô XVI tại Rôma
Ngài có một tinh thần hòa dịu tuyệt vời ở mật nghị
Huy hiệu và khẩu hiệu của Đức Lêô XIV
Đức Lêô XIV: tông du, thả các nhà báo… Một giáo hoàng thoải mái trước giới truyền thông
Chân dung Đức Lêô XIV
Ba chuyện làm người công giáo yêu mến Đức Lêô XIV
Vì sao chúng ta nên lắng nghe những lời đầu tiên của tân giáo hoàng
Vì sao Tân Giáo hoàng chọn tên hiệu Lêô XIV?
Hồng y Robert Francis Prevost, tân Giáo hoàng Lêô XIV
Đức Lêô XIV: cho Giáo Hội và cho thế giới
 

Hai trăm ngàn người tham dự thánh lễ nhậm chức của Đức Lêô  

Hai trăm ngàn người tham dự thánh lễ nhậm chức của Đức Lêô

Giáo dân tại Quảng trường Thánh Phêrô trong thánh lễ nhậm chức của Đức Lêô @ Vatican Media

Ngày chúa nhật 8 tháng 5, từ ban-công Đền thờ Thánh Phêrô, Hồng y Dominique Mamberti tuyên bố việc bầu chọn Hồng y người Mỹ Robert Francis Prevost làm Giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội công giáo, ngài chọn tông hiệu là Lêô XIV.

Đức Lêô kêu gọi Giáo hội phải là dấu chỉ của sự hiệp nhất nhằm xây dựng một thế giới hòa giải: “Trong sợ hãi và run rẩy, tôi đến với anh chị em như người anh em phục vụ cho đức tin và cho niềm vui của anh chị em.” Trong buổi lễ, ngài nhận dây pallium và nhẫn ngư ông, biểu tượng cho trách nhiệm mới của ngài: kế thừa Thánh Phêrô. Trang nghiêm và xúc động, ngài cử hành thánh lễ đồng tế với khoảng 200 hồng y, 750 giám mục, linh mục. Các nhà lãnh đạo chính trị của hơn 150 quốc gia đến dự.

Niềm vui được đồng hành cùng giáo hoàng

Ngay từ sáng sớm, giáo dân từ các châu lục, các tu sĩ khắp nơi đã về quảng trường, họ giương cao cờ quốc gia và chờ rất lâu dưới ánh mặt trời chói chang. Một số không vào được quảng trường, họ đứng ở các con đường lân cận để theo dõi thánh lễ. Trong đám đông có nhiều giáo dân về Rôma để đi hành hương Năm Thánh, có nhiều hội đoàn khác nhau về dự như Tổng hội Thánh Ambrôsiô, Thánh Carôlô của cộng đồng Lombard tại Rôma. họ cho biết họ rất vui được đồng hành với Đức Lêô trong dịp trọng đại này.

Khoảng 9 giờ sáng, ngài đi xe papamobile ra quảng trường, đám đông hân hoan chào ngài. Ngài ban phép lành cho trẻ em, chào giáo dân, “đắm mình trong đám đông” khoảng 20 phút. Ngài vào  phần lãnh thổ Ý đi trên đường Via della Conciliazione trước khi về lại Đền thờ Thánh Phêrô.

Hơn 150 quốc gia hiện diện

Các nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính trị đã ngồi tại mặt tiền Đền thờ Thánh Phêrô một giờ trước thánh lễ. Tổng thống Ý Sergio Mattarella, Thủ tướng Giorgia Meloni và các cựu Thủ tướng Matteo Renzi, Paolo Gentiloni và Enrico Letta có mặt.

Nước Mỹ có Phó Tổng thống J.D. Vance và Ngoại trưởng Marco Rubio đi dự. Peru nước ngài làm việc ở đây lâu năm và năm 2015 ngài đã vào quốc tịch Peru để phục vụ giáo phận Chiclayo (do hiệp ước Concordat yêu cầu giám mục phải là công dân Peru), có Tổng thống Dina Boluarte và các đại diện dân sự và quân sự cao cấp đi dự.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Tổng thống Israel Isaac Herzog, Thủ tướng Pháp François Bayrou tham dự. Ả Rập Saudi và Việt Nam, hai quốc gia chưa có quan hệ ngoại giao chính thức với Tòa Thánh cũng đã cử đại diện đến tham dự.

Nghi thức phụng vụ trọng thể và xúc động

Trong tiếng kèn và bài thánh ca “Christus vincit, Christus regnat,” Đức Lêô xuống hầm mộ các thánh của Đền thờ Thánh Phêrô. Theo truyền thống, ngài cầu nguyện trước mộ Thánh Phêrô cùng với các Tổng giám mục, các Thượng phụ Đông phương hiệp thông với Rôma. Sau đó, cùng với các hồng y, các thượng phụ, ngài ra Quảng trường để cử hành thánh lễ. Sau bài Tin Mừng được đọc bằng tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp, ngài nhận dây pallium và nhẫn ngư ông, biểu tượng của người kế vị Thánh Phêrô.

Xúc động sâu đậm

Cuối cùng, Hồng y Mario Zenari – sứ thần Tòa Thánh tại Syria – (không phải Hồng y Dominique Mamberti như thông báo trước đó) trao cho Đức Lêô dây pallium, khăn choàng bằng len tượng trưng cho người mục tử chăn dắt đàn chiên. Hồng y Fridolin Ambongo, Tổng Giám mục Kinshasa đọc lời cầu nguyện chúc lành trước khi Hồng y Luis Antonio Tagle trao nhẫn ngư ông, trong tiếng vỗ tay vang rền quảng trường.

Sau đó, ngài gặp 12 “đại diện Dân Chúa”, ba hồng y, hai cặp vợ chồng. Trong cuộc nói chuyện ngắn, ngài không giấu được xúc động, giống như lần ngài xuất hiện đầu tiên ngày 8 tháng 5 ở ban-công Đền thờ Thánh Phêrô.

Video ngài khóc khi nhận dây Pallium và nhẫn ngư ông:

https://x.com/i/status/1924066089308164201

“Được chọn nhưng không có công trạng gì”

Trong bài giảng ngắn gọn bằng tiếng Ý, ngài nhắc lại khoảnh khắc đặc biệt của các hồng y trong mật nghị vừa qua: “Xuất thân từ những cuộc đời và những hành trình khác nhau, chúng tôi đã giao vào tay Thiên Chúa mong ước chọn người kế nhiệm Thánh Phêrô – giám mục giáo phận Rôma, một mục tử có thể gìn giữ gia sản đức tin kitô giáo, đồng thời có tầm nhìn xa để đáp ứng các câu hỏi, lo âu và thách thức của thời nay.”

Ngài nói tiếp: “Nhờ lời cầu nguyện của anh chị em, tôi cảm nhận được Chúa Thánh Thần hành động, Ngài giúp chúng tôi hòa hợp để chúng tôi cùng có một giai điệu duy nhất trong lòng chúng tôi. Tôi được chọn mà không có công trạng gì. Trong sợ hãi và run rẩy, tôi đến với anh chị em như người anh em phục vụ đức tin và niềm vui của anh chị em, đồng hành với anh chị em trên con đường của tình yêu Thiên Chúa, Đấng mong muốn tất cả chúng ta hiệp nhất trong một gia đình duy nhất.”

Ngài xây dựng bài giảng xoay quanh hai chiều kích của sứ vụ Chúa Giêsu giao cho Thánh Phêrô: Tình yêu và Hiệp nhất.

Khao khát một Giáo hội hiệp nhất

Ngài nhấn mạnh: “Bác ái là la bàn định hướng cho sứ vụ người kế vị Thánh Phêrô – không bao giờ giam cầm người khác bằng thống trị, khuyến dụ hay dùng quyền lực, nhưng luôn luôn và duy nhất yêu Chúa Giêsu như Ngài đã yêu thương chúng ta.” Giáo dân vỗ tay nồng nhiệt sau lời kêu gọi này.

Ngài mong muốn thấy: “Một Giáo hội hiệp nhất, dấu chỉ hiệp thông là men cho một thế giới được hòa giải. Trong thời đại chúng ta, vẫn còn quá nhiều chia rẽ, quá nhiều vết thương do hận thù, bạo lực, định kiến, sợ người khác, bị mô hình kinh tế bóc lột tài nguyên Trái đất, đẩy người nghèo ra bên lề.”

Giờ của tình yêu

Đức Lêô muốn làm chứng cho “đề nghị tình yêu” của Chúa Kitô cùng với các Giáo hội kitô giáo anh em, những người theo tôn giáo khác, những người khao khát tìm kiếm Thiên Chúa, và tất cả những ai thiện tâm để cùng xây dựng một thế giới bình an.

Ngài kêu gọi: “Anh chị em thân mến, giờ của tình yêu đã đến. Chúng ta cùng nhau như một dân tộc duy nhất, như anh em, chúng ta bước về phía Thiên Chúa và yêu thương nhau.”

Têrêxa Trần Tuyết Hiền dịch

Đức Lêô XIV và Giáo hội: “men nhỏ” của hiệp nhất và tình yêu

Một giáo hoàng ngày nay là để làm gì? Phân tích của sử gia Christophe Dickès

 

Đức Lêô XIV và Giáo hội: “men nhỏ” của hiệp nhất và tình yêu

Đức Lêô XIV và Giáo hội: “men nhỏ” của hiệp nhất và tình yêu

vaticannews.va, Andrea Tornielli, 2025-05-18
Thánh lễ nhậm chức của Đức Lêô XIV, lời bài giảng của Giám mục Rôma khi ngài bắt đầu sứ vụ Phêrô để phục vụ giáo dân.
Đức Lêô XIV và Giáo hội: men nhỏ của hiệp nhất và tình yêu: “Tôi được chọn mà không có công trạng gì, tôi sợ hãi và run rẩy, tôi đến như người anh em mong muốn được phục vụ đức tin và niềm vui của anh chị em, được đồng hành cùng anh chị em trên con đường tình yêu của Chúa, Đấng muốn tất cả chúng ta hiệp nhất trong một gia đình.”
Những lời giản dị và sâu sắc trong bài giảng thánh lễ khởi đầu sứ vụ của Đức Lêô, một khác biệt trong phong cách. Khác biệt vì chúng ta ở trong một thế giới đầy rẫy chiến tranh, hận thù, bạo lực, chia rẽ, những lời khiêm nhường của Người kế vị Thánh Phêrô loan báo Tin Mừng về tình yêu, sự hiệp nhất, lòng trắc ẩn, tình huynh đệ, của một Thiên Chúa muốn chúng ta trở thành một gia đình. Một khác biệt vì những lời này làm chứng cho tình yêu, đối thoại, thấu hiểu để vượt lên hận thù và chiến tranh nảy sinh từ tâm hồn con người, những tâm hồn cầm vũ khí chống lại anh em mình, đóng đinh anh em mình bằng sự ngạo mạn của những lời nói gây tổn thương.
Một phong cách vì ngài nhắc lại sứ vụ của Thánh Phêrô: phục vụ Chúa, servus servorum Dei. Sứ vụ của ngài là phục vụ tình yêu và hiến dâng cuộc đời mình cho anh em: “Giáo hội Rôma là Giáo hội của đức ái, thẩm quyền thực sự của giáo hội là đức ái của Chúa Kitô. Vì thế chúng ta không bao giờ giam cầm người khác qua thống trị, qua tuyên truyền hoặc qua các phương tiện quyền lực như chúng ta vẫn thường làm trong mọi thời đại, qua chủ nghĩa đổi chác, cấu trúc, quyến dụ và các chiến lược được nghiên cứu. Ngược lại chúng ta phải luôn làm việc trong yêu thương như Chúa Giêsu đã làm”. Đó là lý do vì sao Thánh Phêrô chăn dắt đoàn chiên, không bao giờ khuất phục trước cám dỗ để làm người lãnh đạo đơn độc, đặt mình trên người khác, trên giáo dân được Chúa giao phó cho mình. Nhưng ngược lại, chúng ta phải phục vụ đức tin của anh em và cùng đồng hành với họ.”
Những lời này lời của Cố Giáo hoàng Phanxicô đã nói nhiều lần về Người Mục tử Nhân lành, đó là hình ảnh người mục tử đi trước đàn chiên để dẫn dắt đàn chiên; đi giữa đàn chiên để cùng đi với đàn chiên, không tách biệt, không vượt trội đàn chiên; và đi sau đàn chiên để không ai đi lạc và có thể giúp những con chiên đi cuối cùng, những con mệt mỏi nhất sau cuộc hành trình.
Hơn 200.000 giáo dân về Quảng trường Thánh Phêrô để dự lễ nhậm chức của Đức Lêô XIV ngày chúa nhật 18 tháng 5.
Hôm nay Đức Lêô XIV mời gọi chúng ta loan báo Tin Mừng tình yêu, không giam mình trong nhóm nhỏ hay cảm thấy mình vượt trên người khác: “Giáo hội là một dân tộc gồm những người có tội đã được tha thứ, những người cần lòng thương xót, cần được chủng ngừa để chống lại thói tự tôn, để là môn đệ của Chúa, Đấng chọn con đường yếu đuối, hạ mình, chết trên thập giá để cứu chúng ta. Chúng ta được kêu gọi để mang tình yêu của Chúa đến với mọi người, để là men nhỏ của hiệp nhất, của hiệp thông, của tình huynh đệ trong khối bột của thế giới, để nhìn về phía trước, để giải quyết những lo lắng, những thách thức của ngày nay.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Một giáo hoàng ngày nay là để làm gì? Phân tích của sử gia Christophe Dickès

Hai trăm ngàn người tham dự thánh lễ nhậm chức của Đức Lêô

Một giáo hoàng ngày nay là để làm gì? Phân tích của sử gia Christophe Dickès

Một giáo hoàng ngày nay là để làm gì? Phân tích của sử gia Christophe Dickès

lepelerin.com, Pierre Wolf-Mandroux, 2025-05-07

Các giáo hoàng của thế kỷ 20 và 21 có những điểm gì khác biệt so với các vị tiền nhiệm của các ngài trong lịch sử Giáo hội?

Trước năm 1870, Giáo hoàng vừa là nhà lãnh đạo Giáo hội, vừa là người đứng đầu các Quốc gia Giáo hoàng, giữ vai trò như các hoàng tử. Nhưng từ năm 1870, các ngài mất các vùng lãnh thổ này ngoài mong muốn của các ngài. Với tinh thần thực dụng và vì là Giáo hoàng thiên về đời sống thiêng liêng hơn là chính trị, Giáo hoàng Piô X (1903–1914) là người đầu tiên thừa nhận cần phải quên các “quốc gia” này.

Ở Paris các ngài bị đánh giá thấp vì lên án chủ nghĩa hiện đại, nhưng Đức Piô X là người đã đưa Giáo hoàng vào thế kỷ 20. Ngài là người cải cách luật Giáo hội, điều này thực sự hiện đại! Trước đó, trong Giáo hội tồn tại nhiều hệ thống luật riêng biệt. Giáo hoàng Piô X đã làm với luật Giáo hội những gì Napoleon đã làm với Bộ luật Dân sự. Nghịch lý thay, chính việc mất quyền lực thế tục đã giúp các ngài nhanh chóng lấy lại vị thế quan trọng trên trường quốc tế.

Vì lý do gì ?

Trong Thông điệp Tin Mừng và trong tinh thần giảng dạy đạo đức của Thánh Tôma, đầu thế kỷ 20, Giáo hoàng Lêô XIII (1978-1903) bắt đầu đề xuất “vai trò trung gian”, có nghĩa Giáo hoàng đóng vai trò trọng tài và hòa giải trong các xung đột. Mọi người sẵn lòng tìm đến Giáo hoàng vì ngài không còn lợi ích riêng như trước năm 1870.

Nhờ vậy, Giáo hoàng đã lấy lại được vị thế trên trường quốc tế suốt thế kỷ 20, vị thế mà các ngài đã mất từ Hiệp ước Westphalia năm 1648. Hiệp ước này phân chia lại biên giới châu Âu mà không có sự tham gia của Giáo hoàng. Với Giáo hoàng Lêô XIII, Giáo hoàng bắt đầu mở các tòa khâm sứ trên toàn thế giới. Các ngài tiếp tục hoạt động ngoại giao này suốt thế kỷ 20, đặc biệt dưới triều của Đức Phaolô VI và với Đức Gioan-Phaolô II cho đến ngày nay.

Liệu giáo hoàng có phải là hình ảnh gần gũi của dân chúng không?

Đúng vậy, mọi chuyện bắt đầu từ khi các lãnh thổ của Giáo hoàng bị mất. Từ đó, các ngài sống như “tù nhân” trong Vatican cho đến năm 1929. Chính hoàn cảnh này đã khơi dậy lòng trắc ẩn nơi tín hữu công giáo, họ cùng chia sẻ nỗi đau này.

“Trong suốt lịch sử Giáo hoàng, chưa bao giờ Giáo hoàng lại dễ tiếp cận với nhiều người như vậy.” –  Christophe Dickès

Giáo hoàng Phanxicô khác với các vị tiền nhiệm khi ngài giảm tính trung tâm hóa của Giáo hội. Ngài tìm cách trao quyền cho các giám mục địa phương. Việc trao quyền cho các giám mục là trọng tâm trong phản ứng của ngài với các vụ bê bối lạm dụng tình dục nghiêm trọng gần đây.

Tuy nhiên, thần học Giáo hội nhắc nhở từ xưa đến nay, Giáo hoàng có trách nhiệm phân xử các xung đột ý thức hệ trong Giáo hội. Năm 451, trong Công đồng Chalcedon, Giáo hoàng Lêô Cả đã phân xử một xung đột chia rẽ Đế quốc Đông phương. Lúc đó giáo dân đã nói: “Phêrô đã nói qua miệng của Lêô.” Vì vậy, từ hàng thế kỷ nay, Rôma đóng vai trò trọng tài trong các xung đột: Giáo hoàng trở thành cơ quan phúc thẩm.

Liệu phương tiện truyền thông hiện đại có giúp thay đổi nhận thức của chúng ta về giáo hoàng không?

Chắc chắn. Sự phát triển của truyền thông đại chúng từ sau Thế chiến thứ hai đã giúp mọi người tiếp cận ngay lập tức với lời nói và hình ảnh của Giáo hoàng: báo chí, truyền thanh, truyền hình, điện thoại thông minh… Trong suốt lịch sử Giáo hoàng, chưa bao giờ quần chúng lại dễ tiếp cận với Giáo hoàng như vậy. Chỉ vài cú nhập chuột, chúng ta có thể xem buổi tiếp kiến chung hàng tuần của ngài trên mạng.

Về hình thức, Đức Phanxicô đã đổi mới so với các tiền nhiệm bằng sự tự nhiên của ngài. Ngài giao tiếp rất dễ dàng, đôi khi không cẩn thận, trong mong muốn xây dựng cầu nối giữa con người với nhau. Tuy nhiên, một số phát ngôn của ngài chưa được giải thích đầy đủ, bị các nhà báo xuyên tạc hoặc cắt xén.

Từ sau Giáo hoàng Gioan Phaolô II, các Giáo hoàng có phải là những người đi đây đi đó rất nhiều không?

Có và không. Giáo hoàng đầu tiên du hành chính là Thánh Phêrô, ngài đã đi bộ đến Rôma và đi thuyền đến Galilê! Vì mục đích chủ yếu là mục vụ, các Giáo hoàng luôn di chuyển. Năm 1095, Giáo hoàng Urbanô II đã đi giảng thập tự chinh từ Rôma đến Clermont, nước Pháp. Sau đó, một số Giáo hoàng đã sống ở Avignon vào thế kỷ 14… Điều thay đổi không phải các ngài mong muốn đi tông du, nhưng là tiến bộ kỹ thuật.

Ngày nay, một Giáo hoàng có thể đi tận cùng thế giới trong vài giờ. Đức Phaolô VI (1963-1978) là người đầu tiên đi cả năm châu lục. Đức Bênêđíctô XVI đã đi nhiều hơn Đức Gioan-Phaolô II ở cùng độ tuổi. Đức Phanxicô thì ngược lại, ngài chủ yếu đến thăm các vùng ngoại vi của thế giới phương Tây. Ngài nghĩ tương lai của công giáo chủ yếu nằm ở các quốc gia đang phát triển. Ngài cũng rất chú ý đến mối quan hệ Bắc-Nam.

Giáo hoàng có giữ lại đặc quyền về mặt thế tục không?

Bây giờ quyền lực thế tục của Giáo hoàng chỉ còn lại ở 44 hecta của Vatican. Khi Tổng thống Pháp đến thăm Đức Phanxicô ngày 26 tháng 6 năm 2018, ông không đến gặp “vua của Vatican”, ông đến gặp người đứng đầu Giáo hội hoàn vũ. Ngày nay, vai trò hàng đầu của Tòa Thánh là bảo vệ tín hữu kitô ở bất cứ nơi nào họ đang sống. Chính vì lý do đó, Đức Phanxicô đã muốn đàm phán với Trung Quốc.

Ngài mong người công giáo ở Trung Quốc có thể xây nhà thờ, mở trường học… Bên cạnh đó, ngài tiếp tục đóng vai trò trung gian hòa giải. Tòa Thánh cũng đã góp phần vào tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Cuba và Hoa Kỳ. Năm 1978, Giáo hoàng đã mất nhiều năm để đàm phán nhằm tránh một cuộc chiến giữa Chi-lê và Argentina.

Cuối cùng, Giáo hoàng có sứ mạng trở thành tiếng nói trong các cuộc tranh luận lớn về xã hội hiện nay, như hôn nhân đồng giới hay các vấn đề đạo đức sinh học. Thông thường, sức mạnh của một quốc gia được đo bằng quân đội. Còn Giáo hoàng, ngài chỉ có một điều để đo: lời nói. Đôi khi người ta lắng nghe ngài, đôi khi không.

Têrêxa Trần Tuyết Hiền dịch

Đức Lêô XIV và Giáo hội: “men nhỏ” của hiệp nhất và tình yêu

Hai trăm ngàn người tham dự thánh lễ nhậm chức của Đức Lêô

Đức Lêô XIV, “giáo hoàng toán học” nói lên sự thống nhất của đức tin và lý trí

Đức Lêô XIV, “giáo hoàng toán học” nói lên sự thống nhất của đức tin và lý trí

fr.aleteia.org, Theresa Civantos Barber, 2025-05-15

Là giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử có bằng cử nhân toán học, sự nghiệp học thuật của Đức Lêô cho thấy sự thống nhất giữa đức tin và lý trí. Ngài nhắc chúng ta việc xem khoa học thù nghịch với tôn giáo không phải quan điểm công giáo.

Có một chi tiết về “lý lịch” của Đức Lêô XIV mà nhiều nhà quan sát không để ý, nhưng đây là một trong những phát hiện có giá trị nhất. Ngài là Giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử có bằng toán học. Sau khi học xong trung học ở tiểu chủng viện Dòng Âugustinô, ngài học toán học ở Đại học Công giáo Villanova, Pennsylvania năm 1977. Đây không phải là một thành tích nhỏ trong một thế giới hay chế giễu người có đạo là những người phản khoa học. Sự nghiệp học vấn của Đức Lêô là bằng chứng mạnh mẽ: quan niệm cho rằng khoa học và tôn giáo nghịch nhau không phải là quan niệm công giáo.

Với người Công giáo, đức tin và lý trí không nghịch nhau, nhưng là đồng minh gắn bó chặt chẽ trong hành trình đi tìm chân lý. Năm 1998 Đức Gioan Phaolô II đã viết Thông điệp Đức tin và Lý trí (Fides et Ratio): “Đức tin và lý trí giống như đôi cánh giúp tinh thần con người bay cao để chiêm nghiệm chân lý. Chính Thiên Chúa đã đặt vào trái tim con người khát khao biết chân lý và cuối cùng là biết chính mình để khi biết Ngài và yêu Ngài, con người có thể có được chân lý trọn vẹn về chính mình.”

Mối liên hệ giữa đức tin và lý trí

Giáo lý cốt lõi của đức tin công giáo nhấn mạnh khoa học và thần học không thể xung đột nhau. Sách Giáo lý Công giáo nêu rõ điều này khi đề cập đến đức tin và trí thông minh, cụ thể là quan hệ giữa đức tin và khoa học: “Dù đức tin vượt trên lý trí, nhưng không bao giờ có bất đồng thực sự giữa đức tin và lý trí. Một Thiên Chúa, Đấng mặc khải các mầu nhiệm và truyền đức tin, đã mang ánh sáng của lý trí đến tâm trí con người, Thiên Chúa không bao giờ có thể phủ nhận chính mình và chân lý không bao giờ mâu thuẫn với chân lý” (Công đồng Vatican I: DS 3017). “Vì vậy, nghiên cứu có phương pháp trong mọi lãnh vực kiến thức, nếu được tiến hành theo cách thực sự khoa học và tuân theo các chuẩn mực luân lý, khoa học sẽ không bao giờ trái ngược với đức tin: thực tại thế tục và thực tại đức tin đều bắt nguồn từ cùng một Thiên Chúa. Hơn nữa, ai kiên trì và khiêm nhường cố gắng hiểu bí ẩn của sự vật, thì dù họ không ý thức được điều này, họ cũng được bàn tay Thiên Chúa dẫn dắt, Ngài nâng đỡ mọi hữu thể và làm cho con người thật với chính mình” (GS 36, § 2).

Người công giáo nhìn thấy sự thống nhất giữa đức tin và lý trí trong lịch sử lâu dài và vững chắc của các nhân vật đã đóng góp cho khoa học và toán học. Vì thế Linh mục Georges Lemaỵtre đã là nhà cách mạng khi lần đầu tiên ngài đề xuất thuyết Vụ nổ lớn. Gregor Mendel, Dòng Thánh Augustinô  không chỉ nghiên cứu di truyền học mà còn đặt nền móng cho khoa này. Trong suốt lịch sử, người công giáo xem khoa học là cách để hiểu về sự sáng tạo của Chúa. Ngày nay Đức Lêô nhắc lại sự hiệp nhất này.

Phản ứng của các nhà toán học

Chắc chắn Đức Lêô không phải là Giáo hoàng đầu tiên có “tư duy khoa học”. Đức Phanxicô có bằng cử nhân hóa học, các Giáo hoàng tiền nhiệm của ngài rất tôn trọng khoa học: Đức Gioan-Phaolô II với thông điệp Đức tin và Lý trí. Nhưng hành trình toán học của Đức Lêô mang đến điều gì đó mới mẻ. Trả lời phỏng vấn của trang Aleteia, Tiến sĩ Vladimir Piterbarg, người đứng đầu bộ phận phân tích định lượng tại ngân hàng đầu tư NatWest Markets cho rằng: “Trong một thế giới thường xuyên vạch ra ranh giới sai lầm giữa đức tin và lý trí, hành trình của Đức Lêô XIV là minh chứng mạnh mẽ cho sự hòa hợp của đức tin và lý trí. Cũng giống như khoa học gia Isaac Newton, ông xem việc điều tra khoa học của ông là cách để hiểu rõ hơn về sự sáng tạo của Chúa, và triết gia Blaise Pascal đã dùng cả lý trí và thần nghiệm để khám phá chân lý thiêng liêng, Đức Lêô nhắc chúng ta ngôn ngữ của các con số và sự huyền bí của đức tin không xung đột nhau, cả hai đều đưa chúng ta đến cùng một chân lý siêu việt: thứ trật, vẻ đẹp và tình yêu ở trung tâm vũ trụ của Chúa. Đức Lêô sẽ truyền cảm hứng cho thế hệ tín hữu không sợ đi tìm Chúa với cả tâm hồn và tinh thần.”

Cũng vậy với nhà toán học tài chính người Mỹ Mark Bauer, ông phấn khích về tiến trình toán học của Đức Lêô có thể ảnh hưởng đến triều của ngài: “Toán học nghiên cứu cách vũ trụ thực sự hoạt động. Đó là ngành học bắt nguồn từ lý trí, được xây dựng trên tiêu chuẩn của thẩm mỹ, trật tự và cả trong những gì trừu tượng nhất. Sự hiểu biết của Đức Lêô về vẻ đẹp và tính đối xứng toán học có thể làm sâu sắc thêm trong sự trân trọng của ngài với trật tự thiêng liêng trong sáng tạo. Không quá khó để nghĩ rằng điều này sẽ giúp ngài nhìn thấy và chăm sóc tâm hồn của mỗi cá nhân được tạo ra một cách tuyệt đẹp theo hình ảnh của Chúa. Quan điểm này truyền cảm hứng để chúng ta nhận ra những người bị bỏ qua, bị lãng quên và trân trọng mọi con người vì họ là phản ánh của vẻ đẹp thiêng liêng.”

Một Chủ chăn có đầu óc toán học

Toán học dạy sự chính xác của tư duy, vẻ đẹp của cấu trúc logic và khiêm nhường trước sự phức tạp to lớn của thực tế. Có quá nhiều phẩm chất hữu ích cho người chăn dắt tâm hồn như Đức Lêô. Với năng khiếu toán học, một tài sản thực sự trong thế giới bị chia rẽ giữa chủ nghĩa duy vật khoa học và chủ nghĩa chính thống tôn giáo, Đức Lêô là hình ảnh của một chân lý thống nhất, nơi đức tin và lý trí làm phong phú cho nhau. Chúng ta hy vọng và cầu nguyện để “giáo hoàng toán học” đầu tiên trong lịch sử sẽ chữa lành sự chia rẽ này của nhân loại.

Marta An Nguyễn dịch

Hồng y Tagke: “Đức Lêô XIV là mục tử lãnh đạo bằng cách lắng nghe mọi người”

Huấn luyện viên Valerio Masella kể về việc tập thể dục thể thao cho Đức Lêô

Xin cho tôi biết Giáo hoàng Lêô nào ám ảnh bạn, tôi sẽ cho bạn biết bạn là Giáo hoàng nào!

Bài giảng đầu tiên của Đức Lêô XIV

Phụng vụ mới được Đức Lêô mong muốn cho lễ khai mạc triều của ngài

Tham nhũng, thiếu minh bạch, biển thủ: Thách thức của Đức Lêô về tình trạng tài chính của Vatican

Hồng y Tagke: “Đức Lêô XIV là mục tử lãnh đạo bằng cách lắng nghe mọi người”

Hồng y Tagke: “Đức Lêô XIV là mục tử lãnh đạo bằng cách lắng nghe mọi người”

vaticannews.va, Alessandro Gisotti, Vatican, 2025-05-16

Hồng y Luis Antonio Tagle phụ trách Bộ Loan báo Tin Mừng chia sẻ với Truyền thông Vatican về kinh nghiệm mật nghị và những bước khởi đầu của Đức Lêô XIV. Hồng y Tagle đã gặp Hồng y Robert Francis Prevost khi ngài còn là Bề trên Tổng quyền Dòng Âugustinô. Hồng y xúc động khi nhắc đến Cố Giáo hoàng Phanxicô.

vaticannews.va, Alessandro Gisotti, Vatican, 2025-05-16

Trong mật nghị ở Nhà nguyện Sistine, hai người ngồi cạnh nhau. Giờ đây, Hồng y Tagle và Đức Lêô gặp lại nhau trong buổi tiếp kiến ở Dinh Tông tòa, một tuần sau công bố Habemus Papam và phép lành Urbi et Orbi đầu tiên của Đức Lêô XIV. Hồng y Prevost và Hồng y Tagle đã quen biết nhau từ nhiều năm, cùng cộng tác chặt chẽ trong hai năm qua tại các cơ quan của Giáo triều: Hồng y Prevost đứng đầu Bộ Giám mục, Hồng y Tagle đứng đầu Bộ Loan báo Tin Mừng. Trong cuộc phỏng vấn với Truyền thông Vatican, Hồng y phác họa chân dung của Tân Giáo hoàng, ngài chia sẻ kinh nghiệm thiêng liêng trong mật nghị và xúc động nhớ lại Đức Phanxicô.

Thưa Hồng y, Đức Lêô XIV vừa bắt đầu sứ vụ Giáo hoàng sau một mật nghị diễn ra nhanh chóng. Xin Hồng y cho biết Hồng y ấn tượng gì nhất nơi Đức Lêô?

Hồng y Luis Antonio Tagle: Tôi gặp Đức Lêô lần đầu tiên ở Manila và gặp ngài ở Rôma khi ngài làm Bề trên Tổng quyền dòng Thánh Augustinô. Từ năm 2023, chúng tôi cùng làm việc tại Giáo triều. Ngài có khả năng lắng nghe sâu sắc và kiên nhẫn. Trước khi quyết định, ngài dành thì giờ để học hỏi và suy tư. Ngài bày tỏ cảm xúc và quan điểm nhưng không áp đặt. Ngài được chuẩn bị tốt về mặt trí tuệ, văn hóa, ngài khiêm nhường và không phô trương. Trong quan hệ, ngài mang lại sự ấm áp thanh thản, được tôi luyện qua cầu nguyện và kinh nghiệm truyền giáo.

Trước mật nghị, nhiều người nói về một Giáo hội chia rẽ, các Hồng y lúng túng khi chọn Tân Giáo hoàng. Nhưng cuối cùng ngài đã được bầu ở ngày thứ hai. Xin cha cho biết, sau mật nghị năm 2013, kinh nghiệm mật nghị lần này như thế nào?

Trước những biến cố lớn mang tầm mức thế giới, chúng ta phỏng đoán, phân tích, dự báo: mật nghị không thoát khỏi ngoại lệ này. Tôi xem việc dự hai mật nghị là một ân huệ. Năm 2013, Đức Bênêđictô XVI vẫn còn sống; năm 2025, Đức Phanxicô đã qua đời. Hoàn cảnh và bầu khí của hai lần khác nhau. Tuy nhiên, có những điểm không thay đổi. Lúc đầu, tôi thắc mắc vì sao phải mặc áo ca đoàn trong mật nghị. Sau đó tôi hiểu: mật nghị là hành vi phụng vụ, là thời gian và không gian của cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa, cảm hứng của Thánh Thần, những lời đau buồn của Giáo hội, của nhân loại và của Tạo dựng. Đó cũng là giây phút thanh luyện nội tâm và cộng đoàn, nhưng trên hết là thờ lạy Chúa, và ý Chúa phải được tôn vinh. Đức Phanxicô và Đức Lêô đều được bầu vào ngày thứ hai. Mật nghị dạy cho các gia đình, giáo xứ, giáo phận, dân tộc hiểu sự hiệp nhất tâm hồn và trí tuệ là có thể, nếu chúng ta thờ phượng Thiên Chúa.

Tại Nhà nguyện Sistine, cha ngồi cạnh Hồng y Prévost. Khi đủ 2/3 số phiếu, phản ứng của Hồng y Prevost như thế nào?

Đó là phản ứng đan xen giữa nụ cười và hơi thở sâu lắng. Vừa chấp nhận ý Chúa, vừa sợ một nỗi sợ thiêng liêng. Tôi thinh lặng cầu nguyện cho ngài. Khi số phiếu đủ, tiếng vỗ tay vang lên cũng như lần Đức Phanxicô được bầu. Các Hồng y bày tỏ niềm vui và lòng biết ơn với người anh em Prévost. Nhưng đó cũng là giây phút riêng giữa Chúa Giêsu và Hồng y – một khoảnh khắc chúng tôi không thể và không nên xâm phạm. Tôi tự nhủ: “Hãy để thinh lặng thần thánh bao phủ Đức Giêsu và Phêrô.”

Sau người con của Thánh I-Nhã bây giờ đến người con của Thánh Augustinô. Theo cha điều này mang ý nghĩa gì?

Thánh I-Nhã và Thánh Augustinô có nhiều điểm chung. Cả hai đều đã sống cuộc sống thế tục, đều trải qua những băn khoăn thao thức làm cho họ lên đường. Rồi vào thời điểm Chúa định, họ gặp Đức Giêsu, Đấng lòng họ hằng khao khát: “Lạy Chúa, Ngài là vẻ đẹp luôn xưa cổ và luôn mới. Lạy Chúa của muôn loài.” Các “trường phái” Augustinô và Inhaxiô đều bắt nguồn từ ân sủng và lòng thương xót, giải phóng trái tim để yêu thương, để phục vụ và lên đường truyền giáo. Với tinh thần Augustinô, Đức Lêô XIV sẽ tiếp nối tinh thần Inhaxiô của Đức Phanxicô. Tôi tin Giáo hội và nhân loại được hưởng nhờ các ân huệ này. Thánh I-Nhã và Thánh Augustinô cũng như các thánh khác đều là kho tàng chung của Giáo hội. 

Đức Prévost là giám mục truyền giáo, sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ nhưng được đào tạo ở Peru. Có người gọi ngài là “Giáo hoàng của hai thế giới”. Ở châu Á, quê hương của Hồng y, giáo dân đón nhận Tân Giáo hoàng như thế nào?

Dĩ nhiên không thể phủ nhận ơn thánh trong sứ vụ của Đức Lêô, nhưng tôi nghĩ việc ngài được hình thành trong các văn hóa, môi trường tôn giáo và truyền giáo khác nhau sẽ mang đến cho sứ vụ của ngài một sắc thái riêng. Điều này đúng cho mọi Giáo hoàng. Sứ vụ Phêrô là củng cố anh em trong đức tin vào Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa hằng sống, nhưng mỗi Giáo hoàng thi hành sứ vụ này bằng chính con đường riêng của các ngài. Trải nghiệm đa châu lục và đa văn hóa của Đức Lêô chắc chắn sẽ giúp ngài chu toàn sứ vụ. Người châu Á yêu mến Giáo hoàng vì ngài là Giáo hoàng, chứ không vì quốc tịch. Không chỉ người công giáo mà cả các kitô hữu khác cũng yêu mến Giáo hoàng.

Nhiều người đã “ủng hộ” cha với hy vọng cha được bầu. Cha đón nhận điều này như thế nào? Cha có biết cha là một trong những “ứng viên sáng giá” không?

Tôi không thích là tâm điểm của chú ý, nên chuyện này khá bối rối với tôi. Tôi cố gắng giữ vững nội tâm và nhân bản để không bị lôi kéo. Tôi suy gẫm nhiều về lời trong Tông hiến Universi Dominici Gregis về việc trống tòa và việc bầu Giáo hoàng: “Các Hồng y phải đảm nhận một trọng trách rất lớn, vì thế cần hành động với ý ngay lành, chỉ nhìn về Thiên Chúa mà thôi”. Mỗi Hồng y khi bỏ phiếu đều tuyên thệ: “Tôi xin lấy Đức Kitô là Chúa làm chứng, Đấng sẽ xét xử tôi, rằng tôi bầu cho người mà theo ý Thiên Chúa, tôi xét là nên được chọn.” Rõ ràng không có chuyện bầu bán theo “trần thế” như bầu một chính trị gia, bầu người này để chống người kia. Khi chúng ta đi tìm lợi ích cho Giáo hội, chúng ta sẽ không tìm người thắng kẻ thua. Nguyên tắc này giúp thanh luyện tâm trí và đem lại bình an.

Sắp tròn một tháng từ khi Đức Phanxicô qua đời. Theo cha, di sản sâu sắc và lâu dài nhất của ngài để lại cho Giáo hội và nhân loại là gì?

Tôi rất vui khi nghe nhiều chứng từ của các tín hữu công giáo, các cộng đoàn kitô giáo, các tín hữu của các tôn giáo khác về giáo huấn và di sản của Đức Phanxicô. Tôi hy vọng các chứng từ này sẽ tiếp tục được lan tỏa và được giữ lại như một phần trong việc hiểu biết không chỉ về ngài, mà còn về chính sứ vụ Phêrô. Riêng tôi, tôi muốn nhấn mạnh đến món quà nhân tính đã đánh dấu suốt triều Đức Phanxicô. Nếu anh chị em có câu chuyện riêng với ngài, xin anh chị em kể lại. Thế giới hôm nay cần khám phá và trân trọng vẻ đẹp, giá trị của việc sống nhân bản đích thực. Đức Phanxicô với tấm lòng đơn sơ và cả những yếu đuối rất người của ngài đã đóng góp vô cùng lớn vào hành trình này, không vì vinh quang riêng, mà vì vinh danh Thiên Chúa, Đấng trong Đức Giêsu đã trọn vẹn là con người.

Têrêxa Trần Tuyết Hiền dịch

Huấn luyện viên Valerio Masella kể về việc tập thể dục thể thao cho Đức Lêô

Xin cho tôi biết Giáo hoàng Lêô nào ám ảnh bạn, tôi sẽ cho bạn biết bạn là Giáo hoàng nào!

Bài giảng đầu tiên của Đức Lêô XIV

Phụng vụ mới được Đức Lêô mong muốn cho lễ khai mạc triều của ngài

Tham nhũng, thiếu minh bạch, biển thủ: Thách thức của Đức Lêô về tình trạng tài chính của Vatican

Đức Lêô XIV, “giáo hoàng toán học” nói lên sự thống nhất của đức tin và lý trí

Bài giảng đầu tiên của Đức Lêô XIV

Bài giảng đầu tiên của Đức Lêô XIV

Ngày 9 tháng 5 năm 2025, ngay sau ngày được bầu làm Giám mục Rôma thứ 267, Đức Lêô XIV đã cử hành thánh lễ đầu tiên trong chức vị giáo hoàng. Thánh lễ riêng, có sự hiện diện của các hồng y, ngài đã giảng bài giảng đầu tiên trong cương vị giáo hoàng.

lavie.fr, I.Media, 2025-05-09

Đức Lêô ngày 8 tháng 5 năm 2025 – MARCO IACOBUCCI/IPA/SIPA

 “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Với lời tuyên xưng này, Thánh Phêrô thay mặt các tông đồ nói lên kho tàng đức tin của Hội Thánh, nhờ kế thừa tông truyền đã gìn giữ, đào sâu và truyền lại suốt hai ngàn năm qua.

Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, Đấng Cứu Độ duy nhất, Đấng mặc khải dung mạo Chúa Cha. Nơi Ngài, Thiên Chúa đã trở nên gần gũi và dễ tiếp cận với con người đã mặc khải chính mình qua ánh mắt tin cậy của một đứa bé, tinh thần bén nhạy của một thiếu niên, nét trưởng thành của một người lớn (x. GS 22) và sau cùng Ngài hiện ra với các tông đồ sau Phục sinh trong thân xác vinh hiển. Như thế, Ngài đã cho chúng ta một tấm gương thánh thiện để noi theo, cùng với lời hứa về một đời sống vĩnh cửu vượt quá mọi giới hạn và khả năng của con người.

Trong câu trả lời, Thánh Phêrô đã nắm được hai chiều kích: hồng ân Thiên Chúa ban và con đường phải đi để được biến đổi, đó là hai chiều kích không thể tách rời của ơn cứu độ được trao phó cho Hội Thánh để công bố cho phần rỗi của nhân loại. Những thực tại này được trao cho chúng ta, chúng ta là những người được chọn từ trong lòng mẹ (x. Gr 1,5), được tái sinh nhờ phép Rửa tội không do công trạng nhưng nhờ lòng thương xót để chúng ta được thông công, được sai đi, để Tin Mừng được loan báo cho mọi loài thọ tạo (x. Mc 16,15).

Đặc biệt, việc anh em tín nhiệm chọn tôi làm người kế vị Thánh Phêrô là lời mời gọi từ Thiên Chúa, trao cho tôi kho tàng đức tin để với ơn Ngài trợ giúp, tôi là người quản lý trung tín (x. 1 Cr 4,2) vì lợi ích của toàn thể Nhiệm thể mầu nhiệm là Hội Thánh, để Hội Thánh ngày càng trở nên “thành xây trên núi” (x. Kh 21,10), con thuyền cứu độ vượt sóng thời đại, ngọn hải đăng chiếu sáng đêm tối trần gian. Điều này không đến từ sự huy hoàng tráng lệ của cơ cấu hay quy mô của các công trình kể cả những kiến trúc của chúng ta, nhưng là từ sự thánh thiện của các chi thể, của “dân riêng Thiên Chúa, được tuyển chọn để loan báo những kỳ công của Ngài, Đấng đã gọi anh em ra khỏi bóng tối để vào ánh sáng diệu kỳ” (1 Pr 2,9).

Tuy nhiên, trước khi Thánh Phêrô tuyên xưng đức tin, Đức Giêsu đã hỏi: “Người ta nói Con Người là ai?” (Mt 16,13). Đây không phải câu hỏi qua loa nhưng là câu hỏi chạm đến điểm thiết yếu trong sứ vụ chúng ta: thực tại chúng ta đang sống với những giới hạn và tiềm năng, những thắc mắc và xác tín.

“Người ta nói Con Người là ai?” chúng ta thấy có hai cách trả lời phản ánh hai thái độ khác nhau.

Trước hết là câu trả lời của thế gian. Thánh sử Matthêu ghi rõ cuộc đối thoại diễn ra ở thành Xêdarê Philipphê, một thành phố xinh đẹp với cung điện lộng lẫy, phong cảnh nên thơ dưới chân núi Hermon, nhưng cũng là trung tâm quyền lực tàn bạo, nơi đầy dẫy phản bội và bất trung. Đó là hình ảnh của một thế giới xem Đức Giêsu không đáng kể, cùng lắm là một nhân vật khác lạ, nói năng hành động gây ngạc nhiên. Khi Ngài trở nên phiền toái vì Ngài đòi hỏi sự trung thực và luân lý, thế gian sẵn sàng loại bỏ Ngài.

Câu trả lời thứ hai đến từ dân chúng. Họ không cho rằng Đức Giêsu là kẻ bịp bợm, nhưng nhìn nhận Ngài là người ngay thẳng, can đảm, lời nói sắc sảo và chính trực giống như các ngôn sứ lớn của Israel. Họ đi theo Ngài, ít nhất việc đi theo này không gây nguy hiểm hay phiền toái. Nhưng nếu chỉ là con người, thì lúc gặp gian nan như trong cuộc Thương Khó họ sẽ bỏ rơi Ngài và ra đi trong thất vọng.

Điều đáng lưu ý là ngày nay hai thái độ này vẫn còn rất hiện thực. Chúng ta vẫn nghe những lời lẽ tương tự dù bằng ngôn ngữ khác nơi một số lớn người đương thời.

Hiện nay, vẫn có những môi trường xem đức tin kitô giáo là điều vô lý, chỉ dành cho người yếu đuối hay thiếu hiểu biết; họ tìm đến các “chân lý” khác như công nghệ, tiền bạc, thành công, quyền lực, khoái lạc. Đó là những môi trường khó sống để rao giảng Tin Mừng, nơi những ai tin Chúa bị nhạo báng, bắt bớ, khinh miệt hoặc cùng lắm là khoan dung với cái nhìn thương hại. Chính vì thế, việc truyền giáo nơi đây càng trở nên khẩn thiết, vì sự vắng bóng đức tin dẫn đến bi kịch: mất phương hướng sống, quên lòng thương xót, chà đạp phẩm giá con người trong những hình thức nghiêm trọng nhất, khủng hoảng gia đình và muôn vàn vết thương xã hội.

Ngày nay cũng có những môi trường mà Đức Giêsu, tuy được ngưỡng mộ như một nhân vật lớn, lại bị giới hạn trong vai trò một thủ lãnh lôi cuốn hay một “siêu nhân”, điều này không chỉ xảy ra nơi người không tin, mà cả nơi nhiều người đã chịu Phép Rửa, sống như thể không có Thiên Chúa.

Đó chính là thế giới được trao phó cho chúng ta. Nơi đây, như Đức Phanxicô từng nhiều lần nhắc nhở, chúng ta được mời gọi làm chứng cho niềm tin vui mừng vào Đức Giêsu là Đấng Cứu Độ. Vì thế, với chúng ta ngày nay, điều thiết yếu là phải lặp lại lời tuyên xưng: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16).

Cần tuyên xưng trước hết trong tương quan cá nhân với Chúa, qua nỗ lực hoán cải mỗi ngày. Nhưng cũng cần tuyên xưng với tư cách Hội Thánh, bằng cách sống thuộc về Chúa trong tình hiệp thông và loan báo Tin Mừng cho mọi người

Tôi nói điều này trước tiên cho chính tôi với tư cách là người kế vị Thánh Phêrô, khi bắt đầu sứ vụ Giám mục giáo phận Rôma, được kêu gọi “chủ tọa  trong đức ái của toàn thể Hội Thánh” theo cách nói nổi tiếng của thánh Inhaxiô thành Antiôkia (x. Lời tựa, Thư gửi tín hữu Rôma). Trên đường bị dẫn đến Rôma để chịu tử đạo, ngài viết: “Lúc đó tôi mới thật sự là môn đệ Đức Giêsu Kitô, khi thế gian không còn nhìn thấy xác tôi nữa” (Thư gởi Rôma IV,1). Ngài nói đến việc bị thú dữ xé xác trong đấu trường – điều thực sự đã xảy ra, nhưng lời ngài cũng gợi đến một chân lý sâu xa hơn dành cho những ai lãnh nhận sứ vụ quyền bính trong Hội Thánh: đó là biết lùi lại để Chúa được ở lại, trở nên nhỏ bé để Ngài được nhận biết và tôn vinh (x. Ga 3,30), hy sinh đến cùng để không ai mất cơ hội biết và yêu mến Chúa. Xin Thiên Chúa ban cho tôi ơn này hôm nay và mãi mãi, nhờ lời chuyển cầu ân cần của Mẹ Maria, Mẹ Hội Thánh.

Têrêxa Trần Tuyết Hiền dịch

Học thuyết ngoại giao của Đức Lêô  XIV: Hòa bình, Công lý, Chân lý

Hồng y Parolin: “Trong thời gian mật nghị, Đức Lêô XIV không bao giờ mất đi nụ cười dịu hiền của ngài.”

Đức Lêô XIV – Vị Mục Tử Nhân Lành

Phụng vụ mới được Đức Lêô mong muốn cho lễ khai mạc triều của ngài

Đức Lêô XIV, “giáo hoàng toán học” nói lên sự thống nhất của đức tin và lý trí

Hồng y Tagke: “Đức Lêô XIV là mục tử lãnh đạo bằng cách lắng nghe mọi người”

Huấn luyện viên Valerio Masella kể về việc tập thể dục thể thao cho Đức Lêô

Xin cho tôi biết Giáo hoàng Lêô nào ám ảnh bạn, tôi sẽ cho bạn biết bạn là Giáo hoàng nào!

Tham nhũng, thiếu minh bạch, biển thủ: Thách thức của Đức Lêô về tình trạng tài chính của Vatican

Xin cho tôi biết Giáo hoàng Lêô nào ám ảnh bạn, tôi sẽ cho bạn biết bạn là Giáo hoàng nào!

Xin cho tôi biết Giáo hoàng Lêô nào ám ảnh bạn, tôi sẽ cho bạn biết bạn là Giáo hoàng nào!

lepoint.fr, Marc Lambron, Viện Hàn lâm Pháp, 2025-05-17

Nhà hàn lâm Marc Lambron nói về cuộc bầu cử của Đức Lêô XIV, một thách thức thực sự cho tất cả “biệt đội săn ma, ghostbuster” của vatican học…

Việc bầu Giáo hoàng Lêô XIV đã làm nổi bật tính đặc biệt của thể chế Vatican. Nếu Vatican là một thành phố trong một quốc gia (Ý) thì Vatican cũng là một quốc gia trong một thành phố (Rôma). Từ lâu nhân cách của giáo hoàng đã định hình nên bầu khí. Chúng ta đã biết khi Đức Piô XII, một giáo hoàng rất nghiêm khắc qua đời năm 1958, một làn gió phóng khoáng đã giải thoát Urbs khỏi bầu trời u ám, với những ngôi sao gợi cảm trên đường Via Veneto, những tiếng reo olé olé buổi tối, những mục châm biếm các thứ trật giáo hội trên báo chí.

Hai năm sau, đạo diễn Federico Fellini làm phim La Dolce Vita, phim được giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes năm 1960. Nếu tờ L’Osservatore Romano chấp nhận lòng trắc ẩn với những người khiêm tốn trong phim “La Strada”, thì cơn thịnh nộ của Vatican lại giáng xuống ở cuốn phim bắt đầu bằng cảnh bức tượng Chúa Kitô được trực thăng chở đi, tiếp theo là cảnh diễn viên gợi cảm Anita Ekberg trèo lên mái vòm Đền thờ Thánh Phêrô trong chiếc mũ cornetta, chế giễu Đức Mẹ hiện ra với hai đứa trẻ ở vùng ngoại ô Rôma.

Cuộc bầu cử có tầm nhìn toàn cầu và bị chia rẽ

Kể từ đó, sự xuất hiện của Tân Giáo hoàng đã trở thành câu chuyện của bộ phim toàn cầu, được phát sóng trực tiếp trên mọi kênh truyền hình trên toàn hành tinh. Không ở đâu khác quý vị thấy các máy camera chờ hàng giờ để quay cảnh khói trắng bốc lên. Có lẽ chỉ có đạo diễn Andy Warhol mới kiên nhẫn chụp bức ảnh cố định như vậy khi ông tập trung ống kính vào Tòa nhà Chọc trời ở Mỹ tám giờ. Trong trường hợp này, việc bầu giáo hoàng cũng như những bức ảnh đầu tiên của điện ảnh New York trong những năm 1960.

Stalin từng hỏi câu hỏi nổi tiếng: “Vatican có mấy sư đoàn?” Quân đội Rôma không được định hình bằng số lượng xe tăng trên Quảng trường Đỏ, nhưng bằng lời nói và những cánh tay giơ lên chào. Theo thông lệ, buổi tối tân nguyên thủ quốc gia vừa đắc cử sẽ xuất hiện tại trụ sở chính của thủ đô để cám ơn cử tri của họ.

Bây giờ, nếu sự xuất hiện của một Tân Giáo hoàng qua cơ quan bầu cử giới hạn trong vài chục hồng y, thì giám mục Rôma có đặc ân phát biểu trước toàn thể hành tinh trong lời chào urbi et orbi của ngài. Chính qua đó chúng ta đo lường được sức mạnh của tinh thần, của tính phổ quát, và đây cũng là ý nghĩa của từ “công giáo”. Những người đương thời của chúng ta có xu hướng phân loại ảnh hưởng này dưới tên “Quyền lực mềm”, nhưng từ ngữ này có phần giản lược nếu chúng ta xem xét việc rao giảng về Chúa Kitô bằng tiếng Aram đã có từ rất lâu trước khi tiếng Anh ra đời. Giáo hoàng là chiếc loa phóng thanh hùng hồn của toàn cầu.

Tất cả các bài giảng của Đức Lêô

Những gì đúng với không gian cũng đúng với thời gian: chúng ta phải lý luận về sự mở rộng đa thế tục. Các nhà bình luận nhanh chóng cho rằng việc Hồng y Prevost chọn danh hiệu Giáo hoàng Lêô XIV là do kế thừa triều Giáo hoàng Lêô XIII. Trên thực tế, Đức Lêô XIII là giáo hoàng của bước ngoặt trong xã hội công nghiệp, hướng công tác mục vụ của ngài đến với thế giới lao động từ năm 1878 đến năm 1903, trong khi vẫn nỗ lực bảo tồn giáo điều.

Vì thế sẽ có mong muốn duy trì tính liên tục với một nhân vật của thế kỷ 19, theo kiểu ‘rửa tội’ mà mỗi giáo hoàng đều làm qua việc chọn một tên hiệu từ danh sách các cựu giáo hoàng. Chắc chắn, nhưng thời gian gia hạn vẫn còn ngắn. Vì nếu “biệt đội săn ma” của Vatican muốn tìm một Lêô trong danh sách các giáo hoàng, một hồn ma màu mỡ, một hiện thân mạc khải, một tái sinh mục vụ, thì chính hình ảnh Lêô I Đại đế là hình ảnh của thuyết luân hồi; xin cho biết bạn là Lêô nào, tôi sẽ cho bạn biết bạn là Giáo hoàng nào.

Huấn luyện viên Valerio Masella kể về việc tập thể dục thể thao cho Đức Lêô

Lêô I Đại đế là Giám mục của Rôma từ năm 440 đến năm 461. Những thách thức ngài phải đối diện trong thời của ngài giống với những thách thức của chúng ta ngày nay. Nếu các nhà truyền giáo vẫn chưa xuất hiện, nếu phong cách của Bác sĩ Feelgood và những kẻ lừa đảo khác chưa thịnh hành, thì ngài đã mạnh mẽ đứng lên chống các giáo phái và tà giáo, khi đó được gọi là Nhất tính luận hoặc Priscillian. Mặc dù Putin vẫn chưa xâm lược Ukraine, trong một phỏng vấn ở Amntua năm 452, Lêô I đã thuyết phục Attila quay trở lại và từ bỏ tham vọng chinh phục châu Âu. Dù micro và máy quay chưa truyền tải lời của Giáo hoàng tối cao, nhưng chúng ta đã có hàng trăm bài giảng của ngài trong đó ngài đối chiếu sự uy nghiêm của đế quốc với sự khiêm nhường của hai tông đồ Phêrô và Phaolô, kêu gọi lòng nhân từ của Chúa chiếu sáng chúng ta như một tấm gương.

Chúng ta không ở đây trong tinh thần khiêm tốn và bác ái sao? Sau sự quan tâm Đức Phanxicô dành cho những người túng thiếu nhất, dường như cảm hứng này đã được truyền qua cho người kế nhiệm ngài.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài giảng đầu tiên của Đức Lêô XIV

Phụng vụ mới được Đức Lêô mong muốn cho lễ khai mạc triều của ngài

Tham nhũng, thiếu minh bạch, biển thủ: Thách thức của Đức Lêô về tình trạng tài chính của Vatican

Đức Lêô XIV, “giáo hoàng toán học” nói lên sự thống nhất của đức tin và lý trí

Hồng y Tagke: “Đức Lêô XIV là mục tử lãnh đạo bằng cách lắng nghe mọi người”

Huấn luyện viên Valerio Masella kể về việc tập thể dục thể thao cho Đức Lêô

Phụng vụ mới được Đức Lêô mong muốn cho lễ khai mạc triều của ngài  

Phụng vụ mới được Đức Lêô mong muốn cho lễ khai mạc triều của ngài

Đức Lêô trong thánh lễ ngày 9 tháng 5 năm 2025 – Hình ảnh / VATICAN MEDIA / AFP

fr.aleteia.org, Agnès Pinard Legry, I.Media, 2025-05-17

Sách hướng dẫn phụng vụ cho thánh lễ tấn phong Đức Lêô XIV ngày chúa nhật 18 tháng 5 có một số thay đổi so với các giáo hoàng trước đây. Một trong các thay đổi là lời hứa vâng phục Giáo hoàng sẽ được các đại diện dân Chúa đọc.

Giáo hoàng Lêô chưa làm chúng ta ngạc nhiên xong. Sách hướng dẫn phụng vụ thánh lễ tấn phong ngài ngày chúa nhật 18 tháng 5 tại Quảng trường Thánh Phêrô sẽ có một số thay đổi so với các giáo hoàng trước đây. Một trong các điểm mang tính biểu tượng mạnh mẽ nhất liên quan đến lời hứa vâng phục Giáo hoàng sẽ được đọc sau khi trao dây pallium và nhẫn ngư ông.

Trước đây, sáu hồng y, hai hồng y mỗi đẳng – giám mục, linh mục, phó tế – long trọng đến chào Giáo hoàng để nói lên sự vâng phục của họ, nhân danh hồng y đoàn. Nhưng lần này, những người đại diện dân Chúa sẽ nói lời vâng phục. Mười hai người sẽ tuyên thệ trung thành với Giáo hoàng, gồm ba hồng y: Franck Leo người Canada (Bắc Mỹ), Jaime Spengler người Brazil (Nam Mỹ) John Ribat người Papua Tân Ghinê (Châu Đại Dương). Một giám mục, một linh mục, một phó tế, hai tu sĩ, một cặp vợ chồng và hai người trẻ sẽ tham dự nghi lễ này. Đây là một thay đổi quan trọng, Đức Lêô khởi xướng khi bắt đầu triều của ngài: một mong muốn mạnh mẽ khôi phục lại vị trí đầy đủ chức năng giáo hoàng với ý nghĩa sâu sắc của tinh thần cộng đồng và của Giáo hội như một dân tộc đang chuyển động, nhưng vẫn duy trì chiều cao và tính thiêng liêng của chức vụ này.

Ơn gọi chung của tất cả những người đã chịu phép rửa tội

Việc đề cập rõ ràng đến dân Chúa không phải là không có ý nghĩa. Tuyên bố này đóng vai trò trọng tâm trong thần học của Công đồng Vatican II, kêu gọi những người đã rửa tội cùng nhau bước đi trong đức tin, nhấn mạnh đến ơn gọi chung của tất cả tín hữu: trở thành những người tham gia vào sứ mệnh của Giáo hội, chứ không chỉ là người tiếp nhận giáo huấn của Giáo hội. Bằng cách mang lại tầm nhìn phụng vụ cho thực tại thần học này, Đức Lêô XIV gởi một tín hiệu mạnh mẽ: tín hiệu về một Giáo hội lưu tâm đến cảm thức đức tin của giáo dân trong những cử chỉ trang trọng nhất.

Marta An Nguyễn dịch

Đức Lêô XIV, “giáo hoàng toán học” nói lên sự thống nhất của đức tin và lý trí

Hồng y Tagke: “Đức Lêô XIV là mục tử lãnh đạo bằng cách lắng nghe mọi người”

Huấn luyện viên Valerio Masella kể về việc tập thể dục thể thao cho Đức Lêô

Xin cho tôi biết Giáo hoàng Lêô nào ám ảnh bạn, tôi sẽ cho bạn biết bạn là Giáo hoàng nào!

Bài giảng đầu tiên của Đức Lêô XIV

Tham nhũng, thiếu minh bạch, biển thủ: Thách thức của Đức Lêô về tình trạng tài chính của Vatican

Huấn luyện viên Valerio Masella kể về việc tập thể dục thể thao cho Đức Lêô

Huấn luyện viên Valerio Masella kể về việc tập thể dục thể thao cho Đức Lêô

ilmessaggero.it, Franca Giansoldati, 2025-05-17

Huấn luyện viên Valerio Masella: “Ngài tập với tôi 2 năm nhưng tôi không biết ngài là ai. Tôi chỉ nhận ra ngài khi ngài xuất hiện ở Đền thờ Thánh Phêrô”

Valerio Masella, 26 tuổi là huấn luyện viên cho Đức Lêô ở phòng tập thể dục gần Vatican, Hồng y Prevost bắt đầu tập ở đây từ năm 2023 khi ngài về Rôma để đứng đầu Bộ Giám mục.

Sức khỏe của Đức Lêô như thế nào?

Huấn luyện viên Valerio Masella: Với người ở tuổi ngài, ngài có thể hình đặc biệt, tiêu biểu của người luôn tập thể dục thể thao, với tỷ lệ cân đối giữa khối lượng bắp thịt, xương và mỡ.

Với mật nghị, phòng tập đã mất đi một khách hàng…

Tất cả những người ở đây, không ai biết Robert là hồng y cũng không biết tôi là người tập cho ngài.

Ngài là thành viên lâu chưa?

Gần hai năm.

Ngài đến phòng tập thường xuyên không?

Tôi theo ngài ngay lập tức. Ngài kiên trì tập luyện và rất điều độ, mỗi tuần ngài đến hai lần, có khi ba lần, dĩ nhiên là tùy công việc của ngài. Ngài thường đến buổi sáng, có khi rất sớm, có khi vào giữa buổi sáng. Tôi nghĩ tùy theo công việc của ngài, chúng tôi chưa bao giờ hỏi ngài về công việc của ngài.

Ngài tập luyện bao nhiêu lâu?

Ngài tập khoảng một giờ, sau đó ngài về làm việc.

Chương trình tập của ngài như thế nào?

Ngài là người có thân hình lý tưởng. Chúng tôi bắt đầu bằng một số bài tập thể dục nhịp điệu, sau đó là dùng máy như máy chạy bộ và xe đạp tập thể dục. Sau nửa giờ, chúng tôi tập các bài tập để tăng khối lượng bắp thịt và tập tư thế.

Ngài có vấn đề về tư thế không?

Tôi không nói cụ thể. Tôi luôn tìm cách tốt nhất để tập cho khách hàng, dựa trên mức độ căng thẳng phải chịu trong đời sống hàng ngày tùy theo công việc của mỗi người, làm văn phòng hoặc làm việc nặng như công nhân kho hoặc người vận chuyển.

Và ngài có bị căng thẳng không?

Tập tư thế luôn quan trọng với người ngồi làm việc nhiều. Nhưng tôi không bao giờ thấy ngài là người căng thẳng theo đúng nghĩa của từ này. Ngược lại ngài luôn điềm tỉnh.

Anh có nói chuyện với ngài khi tập không?

Ít hoặc không nói gì nhiều. Ngài rất kín đáo, ngài luôn tử tế tươi cười. Thỉnh thoảng chúng tôi có trao đổi với nhau, ngài kể hồi nhỏ ngài chơi rất nhiều môn thể thao và mê nhiều môn khác nhau. Tôi nghĩ ngài là người khá bận rộn dù tôi không biết chính xác ngài làm gì.

Anh không nghĩ ngài là một hồng y sao?

Không. Tôi nghĩ ngài là một giáo sư, một học giả hay gì đó. Chắc chắn ngài là người ngồi suốt ngày làm việc dù các thông số thể chất của ngài rất tốt. Sự cân bằng lý tưởng giữa khối lượng bắp thịt, xương và mỡ. Đó là những thông số rất quan trọng. Về mặt thể chất ngài có sức đề kháng rất cao.

Khi nào anh biết ngài không phải là giáo sư?

Khi tôi thấy ngài trên truyền hình, khi ngài được bầu làm Giáo hoàng. Tôi nhận ra ngài ngay. Tôi không thể tin được: tôi đã huấn luyện cho Giáo hoàng tương lai: điều đó thật khó tin với tôi, ngài là một khách hàng như các khách hàng của phòng tập, ngài cư xử giống như tất cả khách hàng ở đây. 

Ngài gọi ngài như thế nào?

Ngài nói tên ngài là Robert.

Ngài mặc áo linh mục khi đến phòng tập?

Không, ngài mặc áo bình thường. Ngài luôn tử tế, không bao giờ lo lắng hay buồn bực, một người thanh thản và cân bằng.

Ngài có nói gì về ngài không, anh có hỏi gì thêm về ngài không?

Ngài hỏi tôi đã làm huấn luyện viên cá nhân lâu chưa. Ngài thường tập trung vào luyện tập, có vẻ ngài không có nhiều thời gian. Ngài nói ngài cảm thấy thoải mái khi ở phòng tập, ngài thích thành phố và khí hậu ở Rôma. Ngài là người kín đáo và luôn biết ơn.

 Có các hồng y khác đi tập không?

Có thể có nhưng tôi không biết đó là hồng y hay giám mục. Tôi thấy ngài có mang nhẫn, gần đây tôi được giải thích về ý nghĩa chiếc nhẫn, nhưng tôi không biết gì hơn.

Marta An Nguyễn dịch

Xin cho tôi biết Giáo hoàng Lêô nào ám ảnh bạn, tôi sẽ cho bạn biết bạn là Giáo hoàng nào!

Bài giảng đầu tiên của Đức Lêô XIV

Phụng vụ mới được Đức Lêô mong muốn cho lễ khai mạc triều của ngài

Tham nhũng, thiếu minh bạch, biển thủ: Thách thức của Đức Lêô về tình trạng tài chính của Vatican

Đức Lêô XIV, “giáo hoàng toán học” nói lên sự thống nhất của đức tin và lý trí

Hồng y Tagke: “Đức Lêô XIV là mục tử lãnh đạo bằng cách lắng nghe mọi người”

Bài mới nhất