Hồng y Jean-Marc Aveline: uy tín của hồng y ở Vatican đang gia tăng

101

Hồng y Jean-Marc Aveline: uy tín của hồng y ở Vatican đang gia tăng

ilmessaggero.it, Franca Giansoldati, 2023-09-23

Hồng y Jean-Marc Aveline cùng Đức Phanxicô ở sân vận động Vélodrome ngày thứ bảy 23 tháng 9-2023

Thành công về chính trị và truyền thông đạt được với hội nghị thượng đỉnh của các Hội đồng Giám mục Địa Trung Hải đã kết thúc ngày thứ bảy 23 tháng 9 với sự hiện diện của giáo hoàng, tổng thống Macron, ông Margaritas Schinas, ủy viên Nghị viện châu Âu, Christine Lagarde, chủ tịch Ngân hàng Thương mại châu Âu đã làm uy tín của hồng y Aveline, người tổ chức sự kiện vĩ đại này tăng cao, ngài ở trong số những hồng y nổi bật nhất trong số các hồng y sẽ vào mật nghị sắp tới. Nhân cách nhân từ và thực dụng của ngài ở đất nước Pháp rất thế tục từ lâu đã thu hút được sự đồng thuận, chiếm được cảm tình của các bên. Vì thế người có đức tin sâu đậm, luôn nhất quán với chính mình, với quá trình con của người di dân, ngài được giáo dân trong Giáo hội rất quý trọng.

Ngài mới được Đức Phanxicô phong hồng y năm ngoái. Đây là điều ngạc nhiên với nhiều người, cả với những người biết rõ ngài đã được Đức Phanxicô thường xuyên hỏi ý kiến về người di cư từ lâu.

Bây giờ, sự hiện diện của ngài trong Hồng y đoàn bắt đầu đáng kể và ở Marseille, giáo dân trong giáo phận đã gọi ngài là Gioan XXIV tốt bụng, có lẽ một cách nào đó cũng do ngài có nét mặt hao hao giống giáo hoàng Roncalli.

Hồ sơ của ngài về giáo hội khá thú vị, ngài biết rất rõ về thế giới Ả rập vì ngài sinh ra ở Algeria với cha mẹ là người Tây Ban Nha, bị buộc phải di cư hai lần, lần đầu tiên từ Tây Ban Nha và sau đó từ Oran. Tuy nhiên, nhà thần học, dị ứng với khoa trương, chống lại các nghi thức, ngài không hề ngây thơ khi đối mặt với chủ đề tế nhị về cách quản lý việc nhập cư khi phải đối diện hàng ngày với cuộc sống rất khắc nghiệt ở các khu ngoại ô ở Marseille. Ngài tin rằng thách thức di cư phải được đương đầu một cách gọn gàng, nhưng phải bỏ thái độ hòa giải các bên và có phần ngây thơ về việc ‘hãy để tất cả họ vào’ vì hiện tượng này rất đa dạng và phức tạp đòi hỏi một phản ứng rõ ràng và thống nhất, không để lại bất cứ điều gì ở ngoài.

Vì vậy, uy tín của ngài như là ứng viên có đủ điều kiện đã bắt đầu tăng dù có người cho rằng quốc tịch Pháp của ngài có thể là nguyên nhân cản trở khả năng có thể này trong tương lai. Thực tế là kể từ khi giáo hoàng Clement V chuyển ngôi Thánh Phêrô về  Avignon, nước Pháp (cái gọi là thời kỳ bị giam cầm ở Avignon kéo dài từ năm 1309 đến năm 1377 với tổng cộng 7 giáo hoàng và 2 giáo hoàng ly giáo), thì Giáo hội chưa bao giờ có giáo hoàng người Pháp nữa.

Tuy nhiên, hiện nay Giáo hội ngày càng quốc tế hóa, sau giáo hoàng Ba Lan, giáo hoàng Đức và bây giờ là giáo hoàng Argentina, những tiên đoán về hồng y Aveline đã bắt đầu lan truyền. Thêm vào đó là câu nói đùa của Đức Phanxicô khi ngài từ Oulan-Bator, Mông Cổ về Rôma. Các nhà báo hỏi ngài định đi đâu sau chuyến đi cuối cùng được loan báo trong năm 2023 là chuyến đi Marseille, và liệu ngài có đi Việt Nam hay không vì lãnh đạo Việt Nam vừa mời ngài cách đây không lâu. Ngài cắt ngắn câu trả lời, ngài nói bây giờ mọi đi đứng đều khó khăn. Còn chuyến đi Việt Nam thì có thể có, nhưng ngài để ngỏ cánh cửa cho người kế nhiệm mà ngài đặt tên: “Chắc chắn đó sẽ là Đức Gioan XXIV.” Nhưng đó cũng là câu nói đùa được lặp lại hai năm trước, khi giám mục Giuseppe La Placa, giáo phận Raguse mời ngài đến thăm giáo phận mình năm 2025, Đức Phanxicô trả lời sẽ để Đức Gioan XXIV đi.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Hồng y người Pháp Jean-Marc Aveline được Đức Phanxicô lắng nghe, thực sự là ai