Cải cách Giáo triều, một quan niệm mới về quyền lực?

186

Cải cách Giáo triều, một quan niệm mới về quyền lực?

Tông huấn Anh em hãy rao giảng Tin Mừng, Praedicate evangelium công bố ngày thứ bảy 19 tháng 3 quy định, từ nay “mọi tín hữu” sẽ có thể có quyền trong guồng máy Giáo triều la-mã. Tầm quan trọng về vị trí của giáo dân, khả năng này đặt ra câu hỏi về nguồn quyền lực trong Giáo hội.

la-croix.com, Xavier Le Normand, 2022-03-22

Cải cách Giáo triều, một quan niệm mới về quyền lực?

Nữ tu Nathalie Becquart người Pháp, thư ký dưới quyền, nhân vật thứ hai có quyền bỏ phiếu của Thượng Hội đồng Giám mục. Rocco Rorandelli / TerraProject

Giáo dân sẽ nắm quyền ở Vatican không? Nếu điều này sẽ vẫn còn lâu mới xảy ra, thì bây giờ “bất cứ tín hữu nào” cũng có thể “đứng đầu” một trong các tổ chức khác nhau của Giáo triều la-mã. Đó là điều mà tông huấn Praedicate evangelium công bố ngày thứ bảy 19-3 vừa qua sẽ có hiệu lực vào đầu tháng sáu. Bằng cách này, Đức Phanxicô chấm dứt tình trạng toàn quyền của các thừa tác viên được phong chức trong ban điều hành các thể chế Tòa Thánh.

Sự có mặt khắp nơi này cũng được ghi trong các văn bản: theo tông huấn trước đây, những người đứng đầu bộ phải là hồng y hoặc tổng giám mục. Mặt khác, nếu văn bản này liên kết việc phong giám mục và quyền lực của guồng máy thì văn bản mới nêu rõ, quyền lực được thực hiện với tư cách là “đại diện” của giáo hoàng, – nói cách khác, bất cứ ai thực thi quyền lực trong Giáo triều sẽ làm trong tư cách là đại diện của giáo hoàng.

“Một tranh luận rất phức tạp”

Đằng sau những tinh tế này, với bản chất của tông huấn Praedicate evangelium, với huấn quyền lớn lao, Đức Phanxicô đưa ra một tranh luận trong Giáo hội: đâu là nguồn quyền lực trong guồng máy Giáo hội? Các giám mục nhận nguồn này do được phong giám mục hay do sứ mệnh giáo luật họ được nhận, nghĩa là từ nhiệm vụ được giáo hoàng giao phó cho họ?

Linh mục Patrick Valdrini, giáo sư tại Giáo hoàng Học viện Lateran và là nhà giáo luật nói: “Đây là một tranh luận rất phức tạp”, linh mục nhấn mạnh thực hành hiện nay không cho phép có một câu trả lời rõ ràng. Bộ giáo luật do Đức Gioan Phaolô II ban hành năm 1983 không đưa ra được câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi. Nếu thực sự tuyên bố rằng “phù hợp” với quyền lực của chính quyền là “những người đã nhận chức thánh”, thì ngay lập tức lại nói thêm, các giáo dân có thể “hợp tác” trong việc “thi hành quyền này” (điều 129).

Phát triển một “tầm quan trọng lớn”

Trong buổi họp báo giới thiệu tài liệu được tổ chức ngày thứ hai 21 tháng 3 tại Rôma, linh mục Gianfranco Ghirlanda, viện trưởng danh dự Giáo hoàng Học viện Gregorian tóm tắt: “Nếu quyền lực của chính quyền được sứ vụ giáo luật giao phó, thì trong những trường hợp đặc biệt có thể giao cho giáo dân; nếu phải được giao do thứ trật bí tích thì giáo dân không thể nhận bất kỳ chức vụ nào trong Giáo Hội liên quan đến việc thi hành quyền lực của chính quyền.” Bây giờ, linh mục nhấn mạnh, không phải là không hài lòng, tông huấn Praedicate evangelium “xác nhận quyền lực quản trị trong Giáo hội không đến từ thứ trật bí tích nhưng từ sứ mệnh giáo luật”.

Phát triển một “tầm quan trọng lớn” – thuật ngữ của linh mục Ghirlanda – theo tinh thần hành động của Giáo triều la-mã, liệu quyết định này của Đức Phanxicô có mang lại hậu quả cụ thể nào không? Trên thực tế, chính giáo hoàng đã vi phạm các quy tắc khi ngài bổ nhiệm một giáo dân vào một bộ năm 2018. Một ví dụ mà bây giờ những người khác có thể được bổ nhiệm, vì bây giờ tông huấn thiết lập “kỹ năng” như một tiêu chuẩn để chỉ định.

Đối với một số chức vụ, “chức thánh là cần thiết”

Tương tự như vậy, từ nhiều năm nay, hoạt động bình thường của Giáo hội đã do giáo dân thực hiện các chức năng của chính quyền, được giám mục của họ bổ nhiệm như các người lo về tài chánh cho giáo phận. Linh mục Valdrini nhận xét: “Không có gì trở ngại khi cách làm này được thực hiện một cách thực dụng. Và nếu thông lệ này tồn tại ở các nước phương Tây, thì quyết định này của Đức Phanxicô có thể là tín hiệu cho những quốc gia mà hầu như mọi trách nhiệm vẫn do các linh mục đảm trách.

Điều này có nghĩa chúng ta sẽ sớm thấy một giáo dân – nam hoặc nữ – đứng đầu bộ Tín lý Đức tin không? Và trong những mức độ tức thời hơn dành cho các tín hữu, liệu một giáo dân có thể điều hành toàn một giáo xứ không? Trả lời những câu hỏi này, linh mục Valdrini nhấn mạnh, trước hết phải khởi đi từ chính các sứ vụ, hơn là kỹ năng của người này người kia.

Linh mục giải thích, “trong Giáo hội có một số chức vụ giáo dân có thể làm, nhưng một số chức vụ khác thì chức thánh vẫn là điều cần thiết”. Vì vậy, vai trò của cha xứ nhất thiết phải do linh mục đảm nhận, vì trọng tâm vẫn là cử hành bí tích Thánh Thể. Cha nói tiếp: “Thông thường, giáo dân được bổ nhiệm để bù đắp cho sự thiếu hụt linh mục và chúng ta chỉ hiểu là trên thực tế, kỹ năng không cần thiết phải có chức thánh. Vì thế phải có những thảo luận đòi hỏi các nhà giáo luật, nhà thần học và nhà giáo hội học phải cùng làm việc với nhau.”

Một số giáo dân có chức vụ ở Rôma

Với tông huấn Praedicate evangelium, Đức Phanxicô đi đến việc xác định một cách hợp pháp một thực hành mà ngài đã thực hiện nhiều lần.

Tháng 7 năm 2018, ông Paolo Ruffini, một giáo dân lần đầu tiên đứng đầu Bộ Truyền thông. Như thế khi chọn một chuyên gia truyền thông, ngài áp dụng tiêu chuẩn “kỹ năng” mà bây giờ sẽ là tiêu chuẩn đặt lên hàng đầu.

Năm 2019, ngài bổ nhiệm nữ tu người Pháp Nathalie Becquart – như thế một cách chính thức là nữ giáo dân – làm thư ký dưới quyền, nhân vật thứ hai của Thượng Hội đồng Giám mục, với quyền bỏ phiếu.

Năm ngoái, những bổ nhiệm khác vào các vị trí quyền lực của chính quyền đã ở trong tay các nữ tu, kể cả tổng thư ký Thành phố Vatican.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: “Bầu khí hoàn toàn khác”: Đức Phanxicô tái xác định vai trò của Giáo triều như thế nào