Thiền, bạn sẽ thực hành

207

Thiền, bạn sẽ thực hành

Thứ ba: Thiền, bạn sẽ thực hành

Hoặc làm thế nào để học cách thường xuyên tìm lại bình tĩnh và cắm neo

Trích sách Hãy về sống lại với nội tâm, Jean-Guilhem Xerri, nxb. Cerf.

Sau khi khử môi trường nội tâm và mở lòng ra với người khác, các Giáo phụ sa mạc kê toa thứ ba cho chúng ta dựa trên nền tảng để chúng ta nghỉ ngơi trong cuộc sống: thiền.

Thiền, là phương tiện để chúng ta luôn trở về với chính mình trong giây phút hiện tại.

Cần thiết, phải không?

Giáo phụ Poemen thường nói: “Điều chúng ta cần là giữ tinh thần thức tỉnh.”

“Thực ra vấn đề đích thực của tôi là tôi không bao giờ ngừng lại được. Ông có thể dạy cho tôi nghỉ ngơi một chút được không?”, sau một vài buổi trị liệu, một phụ nữ hiếu động hỏi tôi. Ngừng lại, nghỉ ngơi, đó là thách thức thực sự của nhiều người trong chúng ta ngày nay.

Tuyệt vọng đi tìm “kinh nghiệm nội tâm”

Thiền là vị khách bất ngờ của đầu thế kỷ 21 này. Ai, trong những năm 1980 có thể cá độ ngày nay thiền chiếm một vị trí trong bối cảnh văn hóa của chúng ta không? Với một số lớn người, điều này chắc chắn là không. Sự xuất hiện của thiền là gần đây và hẳn nhiều người xem đây là một loại thời trang, nhưng không chỉ có thế. Nhìn sự hâm mộ dưới góc cạnh này là bỏ qua một bên những gì thiền nói về các nhu cầu căn bản của chúng ta.

Có nhiều lựa chọn: khóa tu, khóa thiền, ngồi thiền, hội thảo về nội tâm, sách vở, video thực hành. Với các cách tiếp cận thường được trình bày dưới dạng phi tín ngưỡng, có nghĩa không liên quan đến một tín ngưỡng nào đặc biệt. Thiền đã có từ hàng ngàn năm nay qua các truyền thống tôn giáo, từ những năm 1980, thiền đã trở thành chủ đề nghiên cứu y học để hiểu rõ hơn những gì xảy ra trong não khi chúng ta thiền. Do đó năm 2017 đã có hàng ngàn bài báo khoa học được công bố về tác động của thiền trên xúc cảm, hệ thống miễn dịch, bệnh cao huyết áp, trầm cảm, giấc ngủ, khả năng tập trung, v.v. Nói chung các kết luận về lợi ích tâm sinh lý của thiền là thuận lợi.

Các đặc nét “phi tín ngưỡng” và “được y khoa chấp nhận” không đủ để giải thích sự khao khát thiền của nhiều người trong chúng ta. Một cách sâu đậm, thành công của thiền phản ảnh các bức rức nội tâm của người đương đại (do các tác nhân gây rối nội tâm quen thuộc của chúng ta tạo ra):

– Sự thất vọng do tiêu thụ quá mức và chạy theo thị trường,

– Chạy không ngừng do mệnh lệnh… phải chạy!•

– Mặc cảm tội lỗi do lối sống phản sinh thái của chúng ta,

– Mất ý nghĩa cuộc sống do liên quan đến chủ nghĩa duy vật xung quanh và sự xâm lấn của khoa học kỹ thuật,

– Kỹ thuật số tức thì,

– Tính hời hợt do văn hóa truyền thông chung cổ động,

– Sống xa thiên nhiên.

Bảy đặc điểm này không phải là lý thuyết nhưng là các thực tế tâm hệ mà chúng ta phải đối diện hàng ngày, làm suy yếu cuộc sống nội tâm chúng ta. Thiền là con đường để tìm lại hệ sinh thái, sự cân bằng nội tâm cho chúng ta. Nó không thể là đòn bẩy duy nhất, nhưng nó là con đường thiết yếu.

Chúng ta sẽ tìm gì ở thiền? Nghe các người tham dự các khóa thiền, tôi rút ra được ba yếu tố quan trọng. Thứ nhất, thiền là trải nghiệm sống giây phút hiện tại. Sau đó, thiền kết hợp thân và trí mà thuyết Đề-cát và chủ nghĩa kỹ thuật phương Tây đã góp phần lớn trong việc phân chia chúng. Và cuối cùng, thiền là dịp để chúng ta bỏ lối sống ‘có’ để theo lối sống ‘là’. ‘Là’, là con người thật của mình. Không xét đoán đời mình, nhưng nếm cuộc sống. Tìm neo bám, tìm cội nguồn, hơi thở, sự chậm rãi, im lặng, thoát các lệnh chi phối, để giác quan nghỉ ngơi, tìm lại chính mình…

Các Giáo phụ sa mạc, các bậc thầy thực hành thiền định

Thiền không phải là cầu nguyện

Đã từ rất lâu các nhà Trị liệu sa mạc đã thiền và họ gọi là cầu nguyện. Công việc lớn lao của các Giáo phụ là họ đã chuyển hành động cầu nguyện qua trung thành cầu nguyện. Vì sao? Ít nhất có ba lý do: 1. được củng cố trong cuộc chiến chống các tác nhân làm rối loạn đời sống nội tâm. 2. giải thoát khỏi sự lo lắng về bản thân, khỏi thói tự mê không tốt của mình và 3. để kết hiệp với Chúa hơn: “Cầu nguyện là sợi dây gắn kết mọi tạo vật với Đấng Tạo Dựng của mình.” Quý vị sẽ hiểu, đối với các Giáo phụ, cầu nguyện gồm hai chiều kích: tâm lý-thể chất (hai điểm đầu tiên) và thiêng liêng (điểm thứ ba), nối hai trong một!

Điểm cần lưu ý, những gì ngày nay chúng ta gọi là “thiền” và là chủ đề của chương này chỉ liên quan đến thành phần tâm lý-thể chất. Có thể có nhầm lẫn giữa thiền đương đại và hương nguyện trong kitô giáo (oraison). Hai thực tại khác biệt theo bản chất và ý chỉ. Trước hết về bản chất: thiền là một hoạt động tâm lý-thể chất, là tập trung và hiện diện với những gì đang là. Hương nguyện là một thực hành thiêng liêng mang tính tôn giáo, tương ứng với hình thức cầu nguyện trong số các hình thức cầu nguyện khác. Đối với các Giáo phụ, hương nguyện đòi hỏi chuẩn bị trước về mặt tâm lý và thể chất nhưng không được nhầm lẫn với nhau. Thiền hiện đại và hương nguyện khác nhau về ý chỉ. Một cách nào đó thiền không có ý chỉ. Thiền đơn giản là tập trung vào hiện tại. Trong khi cầu nguyện là có ý chỉ: xin ơn, cám ơn, ngợi khen, cầu thay chẳng hạn. Đây chắc chắn là lý do vì sao cầu nguyện trong kitô giáo không thể được rút gọn thành nghi thức thiền. Có các hình thức khác nhau của cầu nguyện, cầu nguyện cùng cộng đồng, cầu nguyện phụng vụ, lectio divina, đối thoại chiêm niệm, lần hạt, cầu nguyện với thánh vịnh, ca tụng, v.v.

Kinh nghiệm của các Giáo phụ sa mạc nêu bật hai điểm có thể giúp chúng ta thiền (theo nghĩa hiện đại và tâm lý – thể chất của thuật ngữ này) và cũng để cầu nguyện ở những nơi khác: tiếp xúc với hơi thở và chú ý đến nội tâm.

Tiếp xúc với hơi thở của mình

Về mất tâm lý-thể chất, qua nhiều thế hệ của các Giáo phu, một số “trường phái” đã phát triển để đưa ra các hướng dẫn cơ thể khi thiền. Cách được biết đến nhiều nhất là cách của Giáo phụ Symeon, ngài đưa ra các lời khuyên rất gần với thiền dựa trên chánh niệm:

“Rất đơn giản

– Thế ngồi nghỉ ngơi, ổn định, bất động trong im lặng, không có vật gì đặc biệt,

– Các chỉ định để tập trung vào hơi thở và nhịp thở,

– Luôn hướng đến trải nghiệm trọng lực của một người không ở trong não nhưng ở trong trái tim,

– Hướng dẫn tập trung vào một vài vùng nhất định của cơ thể như trái tim hoặc lỗ rốn.

Các tài liệu khác khuyên chúng ta nên ngồi ở một nơi riêng, yên bình, tự nguyện im lặng. Tư thế được khuyến khích là nghiêng đầu, vai hơi uốn cong, ánh mắt hướng về phía trái tim. Thở vào chầm chậm và hướng vào trái tim. Có thể kết hợp lời nguyện bằng lời sau đó là trong đầu một công thức ngắn gọn giúp dịu xuống và tập trung vào sự chú ý. Không như các truyền thống khác, theo các Giáo phụ, việc áp dụng một “phương pháp” nếu nó hữu ích thì trên thực tế chỉ là phụ trợ, thứ yếu. Chính yếu là chú tâm đến hơi thở, là chú ý đến thở vào, thở ra.

Nghệ thuật của sự chú tâm

Về mặt nội tâm, thiền là lắng lại và xem xét các suy nghĩ xuất hiện làm đãng trí hoặc bị ám ảnh. Theo các Giáo phụ, đối tượng cần chú ý là các “suy nghĩ”, có nghĩa là những chuyện đi qua đầu và cơ thể chúng ta: suy nghĩ, phán đoán, nghiền ngẫm, cảm xúc, cảm giác. v.v. Lời khuyên thực tế đầu tiên của các ngài là cái mà họ gọi là “giữ lấy trái tim”, chú ý đến các chuyển động bên trong của mình để không bị nó cuốn đi. Và sự chú ý này, sự cảnh giác này, sự canh gác quả tim, chính xác là những gì giúp phát triển các thực hành thiền định. Vì thế thiền là chăm sóc tâm hồn, cũng như giấc mơ vô thức: con đường tuyệt hảo.

Hành động chăm chú, canh giữ tâm hồn là mục đích của thiền, ít nhất nếu chúng ta định nghĩa thiền là phát triển sự chú ý liên tục vào những gì mình đang làm, mà không tìm cách sửa đổi nó theo bất kỳ cách nào, với lòng nhân từ và không phán xét.

Tính hữu ích của nó là phát triển nơi những người  thực hành sự hiện diện và chú ý nhiều hơn đến chính mình, cho người khác và với thực tế; tóm tắt là với những gì là. Thiền không chỉ là thư giãn nhưng dần dần thay đổi nội tâm và tương quan của mình với thế giới, nó điều chỉnh bộ não và các kết nối của nó.

Vì thế không có gì đơn giản hơn, nhưng chúng ta biết không có gì khó hơn… là đơn giản! Ngược lại, thiền không phải là làm trống không, là bay bổng lên không, hướng nội và không thư giãn. Thư giãn có thể là một lợi ích thứ yếu nhưng không phải là mục đích đầu tiên, vì thiền là rèn luyện để chú ý đến hiện tại dù nó dễ chịu hay không. Thiền là để đối diện với cái gì ngăn chúng ta hiện diện nhiều hơn, trong từng khoảnh khắc. Đây là lý do vì sao thiền không phải là một trạng thái mà là một thực hành; thực hành vì chúng ta có thể ngồi thiền hay đứng thiền, bất động hay di động, tập trung sự chú ý vào cảm giác này hay cảm giác kia, suy nghĩ này hay cảm xúc này, cảm xúc kia. Thiền là mở ra với kinh nghiệm hiện tại, không để nó cuốn đi, thiền cũng dạy chúng ta một nét hài hước nào đó. Thực chất, các phương pháp thiền không chỉ là kỹ thuật, phương pháp mà còn là những thay đổi sâu sắc trong cách chúng ta tồn tại ở thế giới này. Chúng góp phần trừ khử tự động hóa các thói quen nhận thức hoặc tình cảm liên quan đến quá khứ hoặc tương lai của chúng ta, vốn được xem là sản phẩm thuần túy tinh thần hơn là các thực tại đáng kể.

Vì thế theo các Giáo phụ, các nhận thức – nhìn, thở, ăn, đi lại, nghe – phải bỏ phần cảm xúc của chúng, nó do sợ, do ham muốn hoặc do diễn giải, và đưa đến cảm xúc ngay lập tức. Đây chính là sự hữu ích của thiền. Một người nghiện các trang khiêu dâm, khi họ dùng máy tính, họ “quán chiếu”, họ tập trung vào thiền. Sau một thời gian, họ ghi nhận: “Các xu hướng vẫn còn đó, nhưng chúng ít bám vào tôi.”

Những gì tôi giữ lại từ kinh nghiệm của các nhà trị liệu trong sa mạc

Thiền không phải là thời trang nhất thời, nhưng là phương pháp chủ yếu để khử ô nhiễm và để có một khoảng cách đúng với những gì tôi đang sống. Có nhiều cách để làm. Nó giống như khi chúng ta muốn thay đổi chế độ ăn uống hoặc tập thể dục lại: thực hành thường xuyên mới mang lại hoa trái tốt nhất.

Đề nghị

Thiền không phải là hóa trang thành sư ông, sư bà cũng không phải là cố gắng thiền hay chèo thuyền với đôi tay nhỏ bé để được bình an hay vui vẻ. Thiền là cụ thể: khi bạn dừng ở đèn đỏ, bạn dùng thì giờ này để tập trung vào hơi thở; trong ngày làm việc nghỉ giải lao mỗi giờ một phút; tạo dịp nhắc bạn tập trung lại vào hơi thở, chẳng hạn mỗi tiếng chuông SMS; hoặc trao đổi với đồng nghiệp về các đề tài không nhất thiết phải liên quan đến công việc; tận dụng giờ di chuyển công cộng để chú ý đến cảm giác của cơ thể liên quan đến môi trường: không khí nóng hay mát, tôi đang thở không khí nào, đơn giản chỉ như thế!

Bài tập cá nhân

Có khi nào bạn cảm thấy cơ thể của bạn ở nơi khác không? Có nghĩa là bạn vắng mặt với chính mình không? Tôi, có. Nếu bạn cũng có, bạn tập trở về với chính mình, tập trung lại, không phải tự mê nhưng vì lòng nhân ái với chính bản mình. Hãy dành thì giờ cho bản thân, bây giờ hoặc chút nữa. Hãy dừng công việc lại một lúc, chẳng hạn dừng lại để đọc vài dòng này, để cảm thấy bạn đang tồn tại; ít nhất khi có thể, bạn nếm những gì chung quanh mình: nhìn những gì chung quanh mình, lắng nghe âm thanh đến với mình, hít thở mùi căn phòng bạn đang ở, cảm nhận cảm giác tiếp xúc của cơ thể với những gì nâng đỡ nó. Rồi trở về với hơi thở của bạn. Không thay đổi nó, nhưng quan sát nhịp thở, tầm cao lớn của nó; bạn cảm thấy nó trong cơ thể mình tới đâu? Bạn tặng cho mình sự hiện diện của bạn cho chính bạn và những gì xung quanh bạn. Và nếu bạn đã quen với nó, bạn hãy giả làm như đây là lần đầu tiên.

Câu châm ngôn để suy niệm

Giáo phụ Arsene khuyên: “Ngồi xuống, im lặng và làm dịu suy nghĩ của mình.”

 

Giáo phụ Poemen nói: “Khởi đầu của căn bệnh nội tâm là chia trí.”

Giáo phụ Amma Syncletique nói: “Nhiều người trong số những người ở trên núi đang hành động như người ở thành phố, họ đánh mất mình. Và nhiều người ở thành phố đang làm công việc của sa mạc và họ được cứu. Thật vậy, ở giữa thế giới, có thể sống trong tinh thần.”

Marta An Nguyễn dịch

Bài đọc thêm: Lời nói đầu sách Hãy về sống lại với nội tâm

1-Làm thế nào để tạo ra một môi trường thăng bằng

2-Đoàn kết và bình an