Lời nói đầu sách Tiểu sử Thánh Antôn Pađua

1827

Lời nói đầu sách Tiểu sử Thánh Antôn Pađua 

Trích sách Tiểu sử Thánh Antôn Pađua, Françoise Bouchard, nxb. Salvator

Cuộc đời Thánh Antôn Pađua, hành trình phiêu lưu của đức tin

Đời sống của Thánh Antôn Pađua là hành trình phiêu lưu của đức tin. Vào thời Trung cổ, có hai loại chuyện kể được xác định rõ: loại “cử chỉ” và loại “phiêu lưu”. Loại “cử chỉ” là chuyện kể dựa trên một câu chuyện đã qua như Bài hát của Roland (La chanson de Roland). “Phiêu lưu” theo từ nguyên học là thì tương lai, còn ”cử chỉ” là ở thì quá khứ, một câu chuyện bắt đầu. Còn phiêu lưu là một câu chuyện đang đi.

Thánh Antôn Pađua vừa là học giả uyên bác, vừa là người làm phép lạ thần thông, người an ủi tận tâm, người tu sĩ gan dạ, người chiêm nghiệm dạn dày, câu chuyện luôn chuyển động. Câu chuyện đang bắt đầu vì Thần Khí chăm sóc và hướng dẫn Thánh Antôn không ngơi nghỉ qua các nẻo đường từ Lisbon đến Padou, từ Bologne đến Limoges qua Brive-la-Gaillarde, luôn được cảm hứng trên đường đi tìm Chúa Giêsu, con người và Thiên Chúa.

Năm 1220 thầy Antôn vào Dòng Phanxicô do Thánh Phanxicô Assisi thành lập. Theo luật Dòng, các sư huynh “biết làm việc sẽ làm việc và hành nghề mà họ đã học” nhưng vẫn là người “nhỏ nhất và tuân phục tất cả mọi người”.

Thần học gia được đào tạo ở Dòng Thánh Âugutinô, Antôn có “ơn làm việc” và được Thánh Phanxicô Assisi khuyến khích trong một bức thư nổi tiếng: “Cha thích con đọc thần học thiêng liêng cho các anh em, miễn là trong khi học, con không dập tắt tinh thần hương nguyện và sốt sắng như luật Dòng chỉ định. Con tiến hành thật tốt.” Thánh Phanxicô Assisi đề nghị Antôn có thái độ “tiểu đệ”, không lôi kéo người khác chú ý mình, nhưng phó cho Thần Khí tất cả những chuyện thuộc về Chúa, về Đấng Tạo Dựng, về Đấng Cứu Chuộc và Đấng Cứu Rỗi.

Sợi chỉ dẫn đường trong đời sống của Antôn có thể ít được biết đến hơn là các lời nói và hành động của ngài, đó là khát khao được “tử đạo”, khát khao thúc đẩy Antôn vào Dòng Thánh Phanxicô Assisi sau khi năm anh em trong Dòng bị chết ở Marốc. Tử đạo là hiến mạng sống mình cho Chúa Kitô. Tử đạo bằng máu hay bằng lòng trung thành, các hình thức có thể thay đổi, nhưng ơn vẫn là hành động thiết yếu. Dấn thân trong hành trình phiêu lưu đức tin, Antôn đã hiến cuộc sống của mình, một số người như linh mục Marie-Antoine, Lavaur, “thánh Toulouse” Dòng Capuchin vào cuối thế kỷ 19 đã thấy ở Antôn là “tông đồ của tình yêu”, hoàn thành sứ mệnh của Thánh Phanxicô Assisi, “người bị đóng đinh mới”. Theo linh mục Marie-Antoine, Lavaur: “Từ đó quả đất có một lò lửa tình yêu mới (trong Thánh Phanxicô Assisi); và nó tìm được sức nóng quan trọng (nơi Thánh Antôn).

Xin cám ơn tác giả Françoise Bouchard đã giới thiệu với chúng ta, “đơn giản và nhiệt tình hành trình đức tin sốt sắng của Thánh Antôn Lisbon và Pađua, người “tông đồ của tình yêu”.

Éric Bidot, Dòng Tiểu Đệ, Capuchin,

Tỉnh dòng Pháp

Xin đọc thêm: Một cung điện núp bóng trong căn nhà của Chúa

Cầu nguyện với những lời đẹp nhất của Thánh Antôn Pađua

Tại sao cầu nguyện với Thánh Antôn Pađua khi mất đồ đạc? 

Thánh Antôn Pađua, một đời sống bỏng cháy cho Tin Mừng