Từ Joseph Ratzinger đến Bênêđictô XVI

728

liberation.fr, Sylvain Mouillard, 2013-02-11

Ở trong đoàn thanh niên Hitler trong tuổi thơ ấu, Joseph Ratzinger đã thành một thần học gia danh tiếng trước khi là giáo hoàng thứ 265 vào năm 2005. Tám năm đứng đầu Giáo hội bị đánh dấu bởi nhiều vấn đề.

Joseph Alois Ratzinger sinh ngày 16 tháng 4 năm 1927 ở Marktl, Bavière, là người con út của ông bà Joseph – Maria Ratzinger. Thân phụ của ngài là hiến binh, ông giữ đạo sốt sắng và rất lo lắng cho phong trào phát xít đang lên rất mạnh ở Đức.

Hình chụp năm 1932, Joseph Ratzinger vào chủng viện năm ngài 12 tuổi. Photo Reuters

Joseph Ratzinger ở trong phong trào thanh niên Hitler. Hình chụp năm 1943 trong bộ đồng phục quân nhân phụ tá trong đội phòng không Munich, bị người Mỹ bắt và bỏ tù và được trả tự do vào tháng 6 năm 1945.

Photo KNA-Bild. AFP

Ngày 29 tháng 6-1951, Joseph Ratzinger (bên phải) cùng với anh cả Georg và người bạn Rupert Berger được thụ phong linh mục. Học hành xuất sắc, ngài tiếp tục học thần học và từng bước thăng chức trong thứ bậc Giáo hội công giáo. Ngài tham dự Công đồng Vatican II từ năm 1962 đến 1965, ngài bảo vệ các quan điểm có tính cách cải cách.

Photo KNA-Bild. Reuters

Năm 1977, Joseph Ratzinger là Tổng Giám mục giáo phận Munich, sau đó được Đức Giáo hoàng Phaolô VI phong hồng y. năm 1981, Đức Gioan-Phaolô II bổ nhiệm ngài đứng đầu Bộ Tín lý đức tin. Ngài tham dự vào việc chấn chỉnh lại các thần học gia giải phóng ở Châu Mỹ La Tinh và những người tìm một tổng hợp giữa các ý tưởng hiện đại và giáo điều xưa cổ. Ở Đức ngài có biệt danh “hồng y xe tăng, Panzerkardinal”.

Photo Reuters

Gặp gỡ giữa Ratzinger và Đức Gioan-Phaolô II năm 2004. Hai người có các liên hệ rất vững chắc: Giáo hoàng là các bục giảng và truyền thông, Hồng y Ratzinger là thần học chặt chẽ.

Photo Reuters

Sau khi Đức Gioan-Phaolô II qua đời, Đức Hồng y Joseph Ratzinger là giáo hoàng thứ 265 của Giáo hội. Ngài được bầu chọn ở vòng bầu thứ tư, thắng Hồng y Argentina Jorge-Maria Bergoglio. Bài giảng trước khi họp mật nghị nói lên các khát nguyện của ngài, khát nguyện quay về nguồn: “Có được đức tin trong sáng, theo Đức tin của Giáo hội thường bị cho là theo trào lưu chính thống. Người ta đang tái lập nạn độc tài theo chủ thuyết tương đối hóa, một chủ thuyết không xem cái gì là có tính cách quyết định”.

Photo Arturo Mari. Reuters

Một vài tuần sau khi được bầu chọn, Đức Bênêđictô XVI cử hành Ngày Thế Giới Trẻ tại Cologne, nước Đức. Ngày 21 tháng 8 năm 2005, gần một triệu tín hữu về nghe ngài nói những lời: “Cùng với sự lãng quên Thiên Chúa là sự bùng nổ về mặt tôn giáo. Tôi  không muốn làm mất uy tín tất cả những gì trong khuynh hướng này (…). Nhưng trong bối cảnh này, tôn giáo trở nên gần như là một sản phẩm tiêu dùng. Người ta lựa chọn cái gì làm mình hài lòng, và thậm chí có một số người còn rút tỉa lợi ích từ đó”.

Photo Michael Dalder. Reuters

Tại biệt thự mùa hè Castel Gandolfo, Đức Bênêđictô XVI đã đối diện với cuộc tranh cãi lớn đầu tiên của triều giáo hoàng của mình. Ngày 17 tháng 9 năm 2006, ngài xin lỗi người hồi giáo trên toàn thế giới sau khi phát biểu tại Regensburg về vấn đề hồi giáo và bạo lực.

Photo Dario Pignatelli. Reuters

Tháng 7 năm 2007, Đức Bênêđictô XVI nghỉ hè. Vào đầu tháng, ngài công bố một văn bản cho phép sử dụng rộng rãi truyền thống thánh lễ Latinh. Một biện pháp để đưa vào Giáo Hội phong trào Công giáo bảo thủ cực đoan do giám mục người Pháp Marcel Lefebvre thành lập, người bị vạ tuyệt thông thành lập. Photo Reuters

Một bầu khí đen mới cho giáo hoàng vào tháng 1 năm 2009. Quyết định bỏ vạ tuyệt thông cho bốn giám mục theo trào lưu chính thống của Huynh đoàn Thánh Piô X đã tạo tranh cãi. Một trong các giám mục này, giám mục Richard Williamson đã tuyên bố “chỉ có từ 200 đến 300 000 người Do Thái bị thiệt mạng trong các trại tập trung, nhưng không có một ai trong phòng hơi ngạt”.

Photo Tony Gentile. Reuters

Trong chuyến đi Bồ Đào Nha tháng 5 năm 2010, Đức Bênêđictô XVI thừa nhận “các tấn công chống lại Giáo Hội không những đến từ bên ngoài, nhưng còn từ những đau khổ đến từ bên trong, các tội lỗi từ trong nội bộ Giáo hội.” Hai năm trước đó, ngài đã thố lộ mình “xấu hổ”, đó chỉ là mới việc ghi nhận có rất nhiều tai tiếng về nạn ấu dâm trong Giáo hội Công giáo, nhất là ở Mỹ. Photo Stefano Rellandini. Reuters

Ký giả Peter Seewald, người đồng tác giả với Giáo hoàng đưa cho ngài quyển sách “Ánh sáng của thế gian” (Lumière du monde). Một quyển sách xuất bản tháng 11 năm 2010, trong đó Đức Bênêđictô XVI xác nhận, lần đầu tiên trong lịch sử giáo hoàng, bao cao su có thể là một điều xấu nhỏ dưới mắt Giáo Hội. Ngài vẫn còn rất bảo thủ về các vấn đề phong tục khác như (phá thai, trợ tử, gia đình, đồng tính luyến ái).

Photo Reuters

Năm 2012 là năm của vụ Vatileaks. Ông Paolo Gabriele, quản thủ của Giáo hoàng bị cho là người chịu trách nhiệm chính trong việc rò rỉ tài liệu mật của Vatican cho báo chí. Vụ này gây căng thẳng trong nhiều giới, giữa người bảo thủ và tiến bộ, giữa người theo truyền thống và theo hiện đại, giữa người chủ trương trong suốt và người chủ trương bảo mật.

Photo Alessandro Bianchi. Reuters

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch