Christiane Rancé: “Trái ngược với mong muốn của công chúng, Abbé Pierre chưa bao giờ là một vị thánh”

70

Christiane Rancé: “Trái ngược với mong muốn của công chúng, Abbé Pierre chưa bao giờ là một vị thánh”

la-croix.com, Nhà văn Christiane Rancé, 2024-09-18

Tác giả Christiane Rancé đặt câu hỏi về những tiết lộ mới phá vỡ sự thánh hóa của Abbé Pierre. Dù đã được cảnh giác, nhưng vì sao công chúng lại để mình bị mù quáng như vậy? Dù đả có đề nghị nhưng việc phong chân phước cho Abbé Pierre chưa bao giờ được nghiên cứu. Vụ Abbé Pierre: Trung tâm Ê-mau đã ra thông cáo tiết lộ 17 lời khai đáng nguyền rủa. Sự thật về tấn công tình dục được thêm vào hồ sơ vốn đã nặng nề. Điều đã trở thành một “vụ ngoại tình” đặt ra câu hỏi về sự im lặng bao quanh các hành động của ông trong nhiều thập kỷ.

lavie.fr, Laurence Faure, 2024-09-11

Abbé Pierre, năm 1954. DANIEL FRASNAY / AKG-IMAGES

Theo báo cáo tóm tắt của Trung tâm Ê-mau ngày 6 tháng 9, 17 lời khai mới cáo buộc Abbé Pierre về nhiều hành vi bạo lực và tấn công tình dục trong gần 50 năm trên các phụ nữ, người lớn, người dễ bị tổn thương, trẻ vị thành niên, trong đó có một trẻ em. Trung tâm đưa ra các tiết lộ đầu tiên vào giữa mùa hè, Abbé Pierre đã có những hành vi lệch lạc với ít nhất 7 phụ nữ, có thể là 12. Kể từ đó, Trung tâm Ê-mau kêu gọi các nạn nhân làm chứng và giao cho công ty Egaé phụ trách. Các sự kiện mới được báo cáo diễn ra chủ yếu ở Pháp, nhưng cũng xảy ra trong các chuyến đi nước ngoài. Từ những năm 1950 và kéo dài cho đến năm 2006 (Abbé Pierre qua đời năm 2007). Ðó là các thành viên của Trung tâm Ê-mau, những người thân cận với phong trào, các phụ nữ gặp trong các chuyến đi công khai và hai y tá. Theo công ty Egaé, các nhân chứng cung cấp danh tính và các chi tiết thực tế của mỗi câu chuyện được Trung tâm Ê-mau xác minh. Trung tâm không tính các lời khai ẩn danh hoặc không đầy đủ, nên số lượng các trường hợp còn có thể lớn hơn.

Đức Phanxicô: “Abbé Pierre là tội phạm khủng khiếp”

Trong các chứng từ, công ty Egaé trình bày chi tiết một số loại sự kiện. Phần lớn giống bảy phần đầu tiên được tiết lộ vào tháng 7. Theo nhà văn Christiane Rancé, công chúng đã để hình ảnh của Abbé Pierre làm họ mù quáng dù họ đã được cảnh báo.

Giáo hội đã quyết định mở kho lưu trữ cho các nhà nghiên cứu, không đợi đến thời hiệu thông thường là 75 năm sau khi đối tượng nghiên cứu qua đời. Đây không phải là tài liệu được thu thập nhằm mục đích phong chân phước. Chưa bao giờ có tranh luận về chủ đề này. Abbé Pierre qua đời ngày 22 tháng 1 năm 2007, 94 tuổi, dù Giáo hội kính trọng các việc làm từ thiện không thể chối cãi và ơn gọi ông đã khơi dậy, nhưng Giáo hội chưa bao giờ cân nhắc việc phong chân phước cho ông, cũng như xem ông là một vị thánh. Hơn nữa, chính ông đã loại mình ra khỏi quá trình này khi ông thừa nhận với nhà văn Frédéric Lenoir, trong quyển sách phỏng vấn năm 2004, ông xác nhận ông có quan hệ tình dục trong thời gian làm linh mục.

Vụ Abbé Pierre: “Chúng ta tạo ra một thần tượng hơn là thực thi công lý”

Abbé Pierre, “nhân vật được người Pháp yêu thích”

Những gì còn lại là hào quang, chưa nói đến hào quang mà công chúng tôn vinh ông trong suốt cuộc đời ông. Sự thần thánh hóa phổ biến này được giới truyền thông tán tụng khi tên Abbé Pierre được nhắc đến, được nâng lên hàng đầu trong nhiều thập kỷ, với tư cách là “nhân vật được yêu thích của người Pháp”. Dù đã có những tín hiệu cảnh báo. Chúng ta mù quáng tôn vinh! Lẽ ra chúng ta nên chú ý đến những lời của Roland Barthes viết trong quyển sách Thần thoại xuất bản năm 1957. Ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các đặc điểm thể chất, ngoại hình ưa nhìn, kiểu tóc dòng Phan Sinh, bộ râu truyền giáo, cây gậy hành hương, linh mục-công nhân. Tóm lại hành trình tông đồ được thể hiện ngay từ phút đầu tiên, sẵn sàng trang bị đầy đủ để cuộc hành trình vĩ đại thành huyền thoại.

Hôm nay chúng ta phải tự hỏi liệu tiếng sấm đi kèm với chuỗi cáo buộc tấn công tình dục, quấy rối và vi phạm lòng tin chống lại người sáng lập Trung tâm Ê-mau có phải là tiếng vang cay đắng của một quần chúng bị mất lòng tin hay không, vì cuối cùng, chính quần chúng đã hạ bệ ông. Tác giả Roland Barthes luôn trân trọng huyền thoại của ông, ông muốn chạm đến áo của vị thánh. Sau cái chết của Abbé Pierre, ông là người yêu cầu mở án phong thánh. Giám mục Stanislas Lalanne, lúc đó là tổng thư ký của Hội đồng Giám mục Pháp đã trả lời việc phong chân phước là kết quả của một quá trình nghiêm ngặt lâu dài và không bao giờ “là quyết định chúng ta đưa ra dưới ảnh hưởng của cảm xúc”.

Sự thánh hóa vô căn cứ

Vì vậy, Abbé Pierre không phải là vị thánh, còn rất xa. Bất chấp phản ứng lớn lao của mùa đông khét tiếng năm 54 và các công việc Abbé đã làm cho người nghèo, người vô gia cư. Bất chấp các em bé Abbé đã cứu khỏi các cuộc đột kích của Đức Quốc xã. Bất chấp những hành động của ông trong thời Kháng chiến và nhiều tổ chức từ thiện khác. Bất chấp sự ủng hộ của các nhà văn nổi tiếng như Albert Camus. Vấn đề là có một điều gì khác khi nói đến sự thánh thiện, không gì khác hơn là noi gương thánh thiện duy nhất chúng ta có, thánh thiện của Thiên Chúa, thánh thiện đã ban cho chúng ta qua hình ảnh Chúa Giêsu nhập thể. Một vị thánh là một anh hùng của cái tuyệt đối, người có cuộc sống tuân theo sự siêu việt, vượt trên những gì họ chạm vào. Vị thánh tỏa sáng không phải từ hành động của mình, mà từ sức mạnh hiện hữu của mình: những gì bên trong con người họ hành động ra bên ngoài.

Vụ Abbé Pierre: “Xã hội không còn chịu được sự toàn quyền của một số người” 

Họ không hoán cải. Họ là hoán cải: họ hết lòng hướng về cái đẹp, tốt lành và sự thật. Không bạo lực nào có thể can dự vào tiến trình này. Như vậy, thánh không phải là người trong sạch mà là người được thanh lọc. Thánh không phải là người không có tội lỗi, nhưng là người thoát được tội lỗi nhất. Thánh “từ bỏ chính mình để nhường chỗ cho Mình Thánh Chúa mà họ đã được giao phó trong địa vị khiêm tốn của họ”, tác giả Gabriel Marcel viết và bình luận: “Ngay lập tức, mọi thứ được đổi mới; điều không thể của ngày hôm qua trở thành hiện thực của ngày hôm nay.”

Khát khao cần có các thánh

Than ôi, không có gì tương ứng với hình ảnh thiêng liêng của Abbé Pierre! Nhưng vì sao công chúng lại để mình bị bối rối? Có lẽ, giống như tác giả Roland Barthes nói, chúng ta nên đặt câu hỏi theo một cách khác, và đặt câu hỏi về mức độ tiêu thụ khổng lồ mà công chúng dùng như phụ kiện cho sự thánh thiện – từ phòng thánh đến vị tha được giới truyền thông gọi là “thánh thiện thế tục”. Có phải vì quần chúng “không còn có cơ hội để có được kinh nghiệm tông đồ mà phải qua những thứ lặt vặt và quen với việc có một lương tâm trong sáng trước kho thánh thiện duy nhất không”?

Vụ Abbé Pierre: “Chúng ta tạo ra một thần tượng hơn là thực thi công lý”

Liệu chúng ta có còn giống như Roland Barthes ở thời đại của ông không? Lo lắng cho “một xã hội say mê dùng tấm bích chương từ thiện đến nỗi quên đặt câu hỏi về hậu quả, công dụng và giới hạn của nó”? Chúng ta có nên kết luận ngày nay chúng ta nhất quyết đập bỏ tượng Abbé Pierre để không phong Abbé thành thánh không? Và nếu chúng ta muốn một cách mãnh liệt, thì đó không phải “bằng chứng ngoại phạm mà phần lớn đất nước một lần nữa cho phép mình thay thế dấu hiệu bác ái bằng thực thi công lý không”?

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch