Anne de Braux: “Giáo lý viên, chúng tôi là những người gieo giống”

50

Anne de Braux: “Giáo lý viên, chúng tôi là những người gieo giống”

Làm thế nào chúng ta có thể giúp trẻ em mở rộng tâm hồn để gặp Chúa Giêsu? Kinh nghiệm của bà Anne de Braux, tác giả, giáo viên, mẹ của bốn đứa con và giáo lý viên.

lavie.fr, Véronique Durand, 2024-09-13

Tại Saint-Jacques, tháng 6 năm 2024. Antoine Boureau / La Vie

Tác giả Anne de Braux chuyển giao đức tin của bà qua những quyển sách minh họa nhỏ cùng viết chung với linh mục Aldric de Bizemont. Hai tác giả giải thích rất giáo dục, dùng từ ngữ thích hợp với các chủ đề không phải lúc nào cũng đơn giản như Thánh lễ, Tuần Thánh, Kinh Lạy Cha, Mùa Vọng, v.v.. Trước khi là giáo lý viên, bà dạy các lớp dự tòng. Bà thích viết để giúp các cha mẹ mới rửa tội dạy con cái theo đời sống của người tín hữu kitô.

Theo bà, trách nhiệm của giáo lý viên là gì?

Bà Anne de Braux. Trách nhiệm của chúng tôi là giúp trẻ em bén rễ trong việc khám phá lời Chúa, vì thế phải nuôi dưỡng gốc rễ này. Chúng tôi không nghiên cứu các chủ đề chính như các thế hệ trước làm, chúng tôi xin họ đọc đi đọc lại Lời hằng sống này, Lời hằng sống có thể biến đổi tâm hồn. Nếu Chúa Kitô lên thuyền của họ và họ không để Ngài ra đi, tôi tin chắc họ sẽ là các tín hữu kitô hạnh phúc. Đó là mong muốn của tôi dành cho họ, nhưng họ có toàn quyền tự do để mở hoặc không mở cánh cửa lòng mình cho Ngài.

Là giáo lý viên, chúng tôi là những người gieo giống. Tôi biết tầm quan trọng của việc đánh thức nội tâm trẻ em, dạy các em ngồi với Chúa trong thinh lặng. Các em được giao phó cho chúng ta phải thấy chúng ta cầu nguyện, không chỉ bằng cách đọc kinh với các em, vì có nhiều em chưa thấy người lớn cầu nguyện.

Sống chung với các em quan trọng như thế nào?

Nếu chúng ta tin chắc Chúa Kitô thay đổi cuộc sống chúng ta thì chúng ta chia sẻ điều này. Lớp học là thời gian vui vẻ để chuẩn bị cho các em bước vào cuộc gặp này. Đó là thời gian trao đổi và khám phá, nơi các em được tự do nói hơn ở trường học. Khi cầu nguyện, tôi xin các em giao một vấn đề gì đó cho Chúa, dù vui hay buồn, một điều gì đó gắn liền với cuộc sống của các em. Khi cả nhóm quây quần chung quanh người chia sẻ, một tình bạn bền chặt sẽ được nảy sinh.

Một buổi học giáo lý diễn ra như thế nào?

Ở trường tôi, các buổi học bắt đầu 10 giờ sáng ngày thứ hai, không bao giờ bắt đầu vào cuối ngày. Chúng tôi chia lớp thành ba nhóm và các phụ huynh điều hành. Chúng tôi dành thì giờ để chào nhau, nhớ lại những gì đã làm tuần trước. Sau đó, chúng tôi đọc một vài bài, cố gắng hiểu bài này nói gì với chúng ta. Chúng tôi đọc thuộc lòng để các em thấm và xin một hai em diễn kịch. Tiếp theo, chúng tôi dùng một bức tranh nghệ thuật hoặc một biểu tượng để xem, tôi muốn các em viết một cái gì các em xúc động để giữ lại, kết thúc chúng tôi đọc lời cầu nguyện. Còn với các em nhỏ hơn, chúng tôi cho các em tô màu, các em rất thích!

Làm thế nào để thu hút sự chú ý của các em?

Vấn đề tập trung là tệ nạn của thời buổi này. Phải chuẩn bị trước buổi học, để thu hút các em, cần phải thay đổi tiến trình, cách giao tiếp. Phút cầu nguyện phải lắng đọng để các em dễ tập trung. Dọn sàn, để các em có thể ngồi xuống sàn, im lặng với cơ thể là một quá trình học tập lâu dài, lý tưởng là có một nhà nguyện gần đó.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch