Chuyến đi Á châu của Đức Phanxicô: cuộc gặp giữa các nền văn hóa

23

Chuyến đi Á châu của Đức Phanxicô: cuộc gặp giữa các nền văn hóa

 Phỏng vấn nhà báo Stefano Vecchia về chuyến tông du Á châu của Đức Phanxicô

Máy bay Ita Arways của Đức Phanxicô |  Truyền thông Vatican

acistampa.com, Simone Baroncia, 2024-08-30

Ngày 2 tháng 9 Đức Phanxicô sẽ lên đường đi thăm bốn quốc gia trên hai lục địa (Indonesia, Papua Tân Ghinê, Đông Timor và Singapore) mang niềm tin và hy vọng đến cho cộng đồng kitô giáo với hàng chục bài phát biểu, bốn bài giảng và bốn khẩu hiệu. Khẩu hiệu tại Indonesia từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 9 là ‘Đức tin, Tình huynh đệ và Lòng trắc ẩn’, với hình ảnh Đức Phanxicô ban phép lành trước biểu tượng vàng ‘Garuda‘ (đại bàng thiêng liêng).

Từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 9 Đức Phanxicô đến Papua Tân Ghinê được đánh dấu bằng khẩu hiệu ‘Cầu nguyện, lấy cảm hứng từ câu hỏi của các tông đồ: “Lạy Chúa, xin dạy chúng con cầu nguyện” với Thánh Giá ở trung tâm. Từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 9, khẩu hiệu ở Đông Timor là ‘Xin đức tin của anh chị em trở thành văn hóa của anh chị em’ với logo có hình ảnh Đức Phanxicô chúc lành ở trung tâm. Khẩu hiệu ở Singapore từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 9 là Đoàn Kết với hình thánh giá.

Logo Papua Tân Ghinê: ‘Cầu nguyện

Logo Đông Timor: ‘Xin đức tin của anh chị em trở thành văn hóa của anh chị em’

Logo Singapore: Đoàn Kết với thánh giá.

Logo Indonesia: ‘Đức tin, Tình huynh đệ và Lòng trắc ẩn’

Nhà báo Stefano Vecchia, chuyên gia về văn hóa Châu Á, giải thích về các lựa chọn này: “Các lựa chọn này phản ánh tình hình địa phương và Giáo hội trong nhiều điều kiện khác nhau của Á Châu.

Indonesia, phương châm được chọn là ‘Đức tin-Huynh đệ-Lân tuất’ hoàn toàn phù hợp với những gì được quy định bởi Pancasila (‘Năm nguyên tắc’), hệ tư tưởng nhà nước Indonesia chưa bao giờ bị phản bội ở quốc gia quần đảo rộng lớn và chia cắt. Đức tin hồi giáo nhưng có tầm quan trọng và được người công giáo công nhận.

Tại Papua Tân Ghinê, quốc gia bản lề giữa lục địa Châu Á và Châu Đại Dương tự hào về bản sắc của mình, cam kết của Giáo hội công giáo đã thu hút một phần tư dân số. Lời kêu gọi ‘Xin dạy chúng con cầu nguyện’ phù hợp với tinh thần cộng đồng địa phương.

Đông Timor là thực tại công giáo đáng tự hào duy nhất trên lục địa Châu Á ngoài Phi Luật Tân vì thế có khẩu hiệu ‘Xin đức tin của anh chị em trở thành văn hóa của anh chị em’. Các vấn đề để lại của cuộc đấu tranh giành độc lập lâu dài và đẫm máu, các căng thẳng nội bộ giữa các nhóm sắc tộc, tôn giáo và quyền lực đang mờ dần, Giáo hội công giáo Đông Timor tiếp tục là người thúc đẩy hòa bình, đoàn kết và tiến bộ.

Còn cộng đồng công giáo ở Singapore là cộng đồng cực kỳ thiểu số nhưng hiện diện và tích cực trong bối cảnh chung, họ vẫn còn gặp khó khăn ngay cả bị gạt ra ngoài lề xã hội, được thể hiện trong khẩu hiệu ‘Hiệp nhất-Hy vọng’, Giáo hội nói lên tinh thần đối thoại và quan tâm đến những người đang gặp khó khăn.

Sự hiện diện của người Công giáo ở những quốc gia này có ý nghĩa như thế nào?

Các cộng đồng công giáo khác nhau rất nhiều về tỷ lệ giáo dân, ở Indonesia là 3,1%, ở Đông Timor là 97%, ở Singapore là 6,2% và Papua Tân Ghinê là 26%.

Vì sao Đức Phanxicô chú ý nhiều đến Châu Á?

Đức Phanxicô là giáo hoàng đến từ miền Nam thế giới, ngài thấy rõ các giới hạn cũng như tiềm năng của Châu Á, một lục địa không còn đồng nghĩa với nghèo đói và xung đột, là lục địa năng động nhất, đông dân nhất hành tinh. Ngài biết đây là nơi thử nghiệm của căng thẳng và cùng tồn tại, có động lực nội tại riêng, ít phụ thuộc hoặc bị ảnh hưởng bởi các xu hướng toàn cầu. Ngài hiểu đây là nôi của các tôn giáo lớn trên thế giới trong một lãnh thổ rộng lớn, sát cánh nhau, chia sẻ kinh nghiệm sống với nhau. Giáo hội có vai trò trong quá trình hội nhập văn hóa lâu dài ở đây, đồng hành với sự tiến bộ của nhiều quốc gia, nhiều quốc gia sẵn sàng đón nhận sự phát triển hơn nữa của các cộng đồng công giáo được củng cố bởi khả năng cùng tồn tại của họ.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Đức Phanxicô sẵn sàng trước thử thách của chuyến đi dài nhất triều của ngài

Vì sao các giáo hoàng tông du khi tuổi đã cao?