Hành trình dài 32.000 cây số ở bốn quốc gia ở châu Á và châu Đại Dương

74

Hành trình dài 32.000 cây số ở bốn quốc gia ở châu Á và châu Đại Dương

Hình minh họa

cath.ch, I.Media, 2024-08-20

Từ ngày 2 đến ngày 13 tháng 9-2024 Đức Phanxicô sẽ đi chuyến đi dài nhất và xa nhất trong triều của ngài đến Châu Á và lần đầu tiên ngài đến Châu Đại Dương. 87 tuổi, ngài là giáo hoàng lớn tuổi nhất đi tông du.

Dù chuyến đi này là chuyến đi dài nhất từ trước đến nay của ngài nhưng ngài cũng không vượt kỷ lục của Đức Gioan-Phaolô II, năm 1986 ngài đã đến Châu Á và Châu Đại Dương trong 14 ngày. Nhưng lúc đó Đức Gioan-Phaolô II trẻ hơn do thái gần 25 tuổi! Đức Gioan-Phaolô II là người thích đi du lịch, năm 1987 ngài có chuyến đi 14 ngày đến các nước Nam Mỹ Chi-lê, Uruguay và Argentina.

Từ năm 1978 đến năm 2005, Đức Gioan-Phaolô II đã đi 25 chuyến tông du dài hơn 10 ngày. Đức Phaolô VI và Đức Bênêđíctô XVI chỉ đi 10 ngày một lần, còn Đức Phanxicô thì đó là lần thứ hai ngài đi hơn 10 ngày, sau chuyến đi Cuba và Mỹ năm 2015.

Kể từ chuyến đi Canada năm 2022, ngài là giáo hoàng lớn tuổi nhất đi tông du, một kỷ lục trước đây của Đức Bênêđíctô XVI khi ngài đi Lebanon năm 2012, sáu tháng trước khi ngài từ chức. Khó khăn trong các chuyến tông du đã là một trong những yếu tố làm Đức Bênêđíctô XVI quyết định từ chức.

Sau 11 năm rưỡi làm giáo hoàng, Đức Phanxicô sẽ đi chuyến tông du lần thứ 45, nhiều hơn đáng kể so với Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phaolô VI nhưng sau Đức Gioan-Phaolô II với 104 chuyến đi trong 28 năm. Tương ứng với thời gian làm giáo hoàng thì Đức Phanxicô cũng đi nhiều như Đức Gioan-Phaolô II.

Tháng 9 sắp tới, Đức Phanxicô sẽ đi Châu Đại Dương, lục địa cuối cùng ngài chưa đi. Ngài sẽ đến Papua Tân Ghinê như Đức Gioan Phaolô II đã đi năm 1985 và 1996. Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phaolô VI đã đi lục địa rộng lớn này, tới Úc và Samoa.

Indonesia sẽ là quốc gia thứ 62, Papua Tân Ghinê thứ 63, Đông Timor thứ 64 và Singapore thứ 65 của chuyến đi này.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Đông Timor, quốc gia có nhiều người công giáo nhất thế giới