Sinh nhật 87 của Đức Phanxicô: có nên giới hạn tuổi làm giáo hoàng không?
la-croix.com Christophe Henning và Alice d’Oléon, w1-15
Thảo luận giữa bà Anne-Marie Pelletier, thần học gia, học giả Kinh Thánh và nhà báo, nhà văn Bernard Lecomte, tác giả quyển “Tất cả bí mật của Vatican” (Tous les secrets du Vatican Perrin, 2019)
Đức Phanxicô sẽ kỷ niệm sinh nhật thứ 87 của ngài ngày chúa nhật 17 tháng 12. Trước đây ngài nghĩ “việc từ nhiệm là một trong những lựa chọn bình thường” nhưng gần đây ngài khẳng định ngài “không nghĩ đến” việc từ chức dù có vấn đề sức khỏe, ngài nhấn mạnh phải “chấp nhận tuổi già vì chúng ta có thể làm được nhiều điều tốt từ một góc độ khác”.
Đức Thánh Cha kỷ niệm sinh nhật lần thứ 87 ngày chúa nhật 17 tháng 12. Các vấn đề sức khỏe gần đây của ngài đã đặt vấn đề từ nhiệm, như Đức Bênêđictô XVI, tiền nhiệm của ngài. ALBERTO PIZZOLI / AFP
Chúng ta có thể hình dung ngày mai có một giáo hoàng 90 tuổi trong một thế giới đang ngày càng quay nhanh hơn không?
Nhà văn, nhà báo Bernard Lecomte. Không có một quy tắc duy nhất nào liên quan đến sức khỏe: mỗi giáo hoàng là một người khác nhau. Một số trụ vững, một số không. Nếu chúng ta nhìn vào ảnh hưởng của tuổi tác trên các giáo hoàng gần đây, chúng ta thấy Đức Piô IX qua đời ở tuổi 86 sau 31 năm làm giáo hoàng, ngài ngày càng trở nên cứng nhắc và bảo thủ hơn, không như Đức Lêo XIII, qua đời ở tuổi 93, ngài có những tiến bộ lịch sử – với thông điệp Tân sự, Rerum Novarum hay “tập hợp” nền Cộng hòa.
Qua đời ở tuổi 84, Đức Gioan Phaolô II không còn đi lại hay nói được, ngài tại chức cho đến cuối cùng, không chỉ vì truyền thống nhưng ngài muốn cho thế giới hiểu, người lớn tuổi, người bệnh, người khuyết tật, tất cả chúng ta – dù là giáo hoàng – đều là những con người trọn vẹn, bất kể tuổi tác hay tình trạng sức khỏe của chúng ta. Và đó là sự thật, chúng ta đã thấy những hình ảnh khủng khiếp về nỗi đau đớn tột cùng của ngài – và dĩ nhiên Đức Phanxicô còn nhớ những hình ảnh này. Và rõ ràng Đức Bênêđictô XVI đã nghĩ đến nỗi đau khổ cùng cực của người bạn Gioan Phaolô II của ngài, khi năm 2013 ngài đã can đảm quyết định phá bỏ điều cấm kỵ, ngài hiểu điều cực kỳ thông thường: liệu chúng ta có thể hình dung một cách hợp lý, ngày mai sẽ có một ông cụ 90 hoặc 100 tuổi ở Rôma lãnh đạo một cộng đồng 1,4 tỷ tín hữu trong một thế giới đang ngày càng quay nhanh hơn?
Đức Phanxicô nhanh chóng ca ngợi quyết định của Đức Bênêđictô XVI, nhưng liệu bây giờ ngài có thay đổi ý định không? Ngài bị giằng xé bởi một số điều. Đầu tiên, ngài cân nhắc việc người đứng đầu Giáo hội sẽ cùng sống với một giáo hoàng “danh dự”. Kế đó ngài rất quan tâm đến Thượng hội đồng về tính đồng nghị và muốn thực hiện dự án này ít nhất cho đến cùng. Ngài biết không có giáo hoàng nào chọn người kế vị mình, thường có một hiệu ứng cân bằng giữa một giáo hoàng theo chủ nghĩa cải cách và một giáo hoàng khá bảo thủ, điều này có thể làm suy yếu những cải cách mà ngài rất quan tâm.
Đức Phanxicô suy yếu, điều gì sẽ xảy ra nếu ngài từ nhiệm?
Cùng lúc bầu khí cuối triều đè nặng. Chuyến đi gần đây của ngài đến Cộng hòa Dân chủ Congo và Sudan trên xe lăn rất phức tạp. Đầu tháng 12, vì tình trạng sức khỏe ngài không đi Dubai dự hội nghị Cop28: chắc chắn ngài sẽ ảnh hưởng đến diễn biến của Cop28! Chắc chắn, một giáo hoàng không bao giờ mất quyền lực, dù đã rất lớn tuổi, nhưng giáo hoàng vẫn phải đủ sức khỏe để đi tông du, chủ trì các buổi lễ dài, tiếp các nhân vật… Và Đức Phanxicô sắp 87 tuổi cảm thấy mình không còn sức trong tầm tay nữa. Dù khoa học ngày mai có thể cho chúng ta các giáo hoàng trăm tuổi nhưng họ không phải là những siêu nhân. Và nếu không có một tuổi ấn định để từ nhiệm, chắc chắn chúng ta phải đối diện với những giới hạn của con người. Và rút ra các kết luận khi giây phút này đến.
“Chấp nhận từ bỏ một số hình thức hành động là minh triết của tuổi”
Bà Anne-Marie Pelletier, thần học gia và học giả Kinh Thánh. Chúng ta phải chấp nhận sức lực giới hạn của tuổi già. Chính ngài đã nói đến “những món quà của tuổi già”, điều mà theo ngài là chấp nhận “chúng ta có thể làm được nhiều điều tốt từ một góc nhìn khác”. Nhưng sẽ là khôn ngoan khi nghĩ sức lực của mỗi người đều cạn kiệt theo thời gian. Tôi không hiểu vì sao ngài lại không xem xét – như Đức Bênêđíctô XVI đã làm – rằng ngài không còn đủ sức mạnh để thực hiện những công việc ngày càng áp đảo trong thế giới hiện tại của chúng ta.
Đức Phanxicô sắp bước sang tuổi 87. Đã đến lúc ngài làm việc chậm lại?
Tuổi già cũng có nghĩa là từ bỏ một số hình thức hành động, hiệu quả mà chúng ta đã thực hiện trước đây. Theo nghĩa này, đây là thử thách và việc chúa nhật nó là một phần minh triết của tuổi. Chúng ta có thể hình dung giáo hoàng cũng theo logic này và nếu ngài không còn đương nhiệm, ngài có thể hiện diện trong đời sống Giáo hội một cách ẩn giấu hơn nhưng rất thực tế. Ngay cả những thành viên bị giảm thiểu nhất trong cơ thể Giáo hội thì đó vẫn là những thành viên tích cực của cơ thể này, nhưng theo logic Tin Mừng thì ngược lại, họ không nhất thiết là thành viên nhỏ nhất.
Chúng ta phải tin tưởng Giáo hội là một tổ chức có trách nhiệm chung. Chắc chắn, Đức Phanxicô có những xác quyết về tính đồng nghị của Giáo hội, cũng như về môi trường và vấn đề nhập cư. Lời của Ngài rất mạnh mẽ và cần thiết. Giống như mọi người, chắc chắn ngài muốn tiếp tục những gì ngài đã bắt đầu. Nhưng đó cũng là một phần của những buông bỏ của tuổi già, giao cho người khác làm và tin tưởng họ làm được.
Sáng tạo lại guồng máy quản trị của giáo hoàng
Thông qua tính đồng nghị, ngài muốn hướng dẫn chúng ta, rằng cùng nhau, với tư cách là một cơ quan giáo hội, chúng ta phải đương đầu với những vấn đề của thời điểm hiện tại và chuẩn bị cho tương lai. Trên thực tế, chức năng giáo hoàng thể hiện ít tính thiêng liêng hơn, đặt nó lên bệ và cô lập, đưa chúng ta trở lại thực tế của sự hiệp thông trong Giáo hội. Nói cách khác, một Giáo hội toàn diện và đồng nghị. Dù ngài là người mang tầm nhìn về Giáo hội, nhưng ngài cũng mang tầm nhìn này cho và cùng với Giáo hội. Theo nghĩa này, Thượng Hội đồng do ngài phát động phải tiếp tục với các lực lượng sống động của Giáo hội. Chức năng của giáo hoàng là “tôi tớ của các tôi tớ Thiên Chúa”. Giống như bất kỳ công việc phục vụ nào trong Giáo hội, vai trò này phải cẩn thận để không quá thiêng liêng hóa.
Giáo hoàng có thể chết bất cứ lúc nào. Ngay từ những ngày đầu triều của ngài, ngài đã nói về cái chết của mình một cách giản dị, thậm chí có phần ngẫu nhiên. Rõ ràng là, cũng như bất kỳ tín hữu kitô nào, cuộc sống, sứ mệnh và cái chết của họ trước hết đều nằm trong tay Thiên Chúa.
Marta An Nguyễn dịch
Đức Phanxicô muốn được chôn cất ở đền thờ Đức Bà Cả, bên ngoài Vatican