Bầu cử tổng thống Argentina: Javier Milei, một Donald Trump người Nam Mỹ?

126

Bầu cử tổng thống Argentina: Javier Milei, một Donald Trump người Nam Mỹ?

Kể từ khi bước vào chính trường, Javier Milei, 53 tuổi, tổng thống đắc cử của Argentina ngày chúa nhật 19 tháng 11 thường được so sánh với Donald Trump, người mà ông ngưỡng mộ. Cả hai đều trở thành tổng thống bằng cách chỉ trích một “hệ thống tham nhũng”; những người bảo thủ, họ có chung quan điểm bác bỏ cánh tả. Dù tính cách của họ có khác nhau.

la-croix.com, Gilles Biassette, 2023-11-20

Javier Milei, ứng cử viên tổng thống Argentina của liên minh La Libertad Avanza, cùng với những người ủng hộ ông ăn mừng chiến thắng ở vòng hai của cuộc bầu cử tổng thống trước trụ sở đảng của ông ở Buenos Aires, ngày 19 tháng 11 năm 2023. EMILIANO LASALVIA/AFP

Được bầu làm người đứng đầu Argentina ngày chúa nhật 19 tháng 11, cách đây vài năm, Javier Milei chỉ là một hiện tượng truyền thông. Là nhà kinh tế được mời lên truyền hình, ông tham gia chính trị nhờ đại dịch, đổ lỗi cho việc cách ly và “vi phạm tự do”. Kể từ đó, ông tiếp tục tố cáo “hệ thống tham nhũng”, một bài phát biểu đã đưa ông lên vị trí nguyên thủ quốc gia chỉ sau vài năm. Sau cựu Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, và theo một phong cách khác, ông được nhiều người mô tả là “Trump Nam Mỹ” mới. Có đúng tước vị không?

Một ứng cử viên chống hệ thống

Mái tóc rối bù, nhếch mép hung hãn, giọng nói lặp đi lặp lại… Phong cách của Javier Milei chắc chắn gợi lên phong cách của thương gia của Queens. Những lời chỉ trích của ông cũng vậy, đặc biệt nhắm vào tầng lớp chính trị: Tối chúa nhật, khi chiến thắng đã được đảm bảo, bài hát “Que se vayan todos” (Hãy để tất cả họ biến mất) được những người ủng hộ ông hát, hoan nghênh nhân vật mạnh mẽ tương lai của Buenos Aires – ông sẽ nhậm chức ngày 10 tháng 12.

Giống như Donald Trump, ông Milei coi thường các nhà lãnh đạo và “đẳng cấp” của họ, một thuật ngữ trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của ông. Giống như Donald Trump, ông đề xuất những giải pháp đơn giản cho những vấn đề phức tạp: từ bỏ đồng peso để chuyển sang dùng đồng đôla, một loại tiền tệ mạnh để chấm dứt lạm phát; được phép mang vũ khí để hạn chế phạm pháp; bãi bỏ nhiều bộ để giải quyết tham nhũng, v.v.

Về cơ bản, đôla xanh có mặt trong chiến dịch tranh cử của ông và trong trí tưởng tượng của cử tri, nó tương đương với bức tường ở biên giới Mêxicô của Donald Trump – một phương thuốc thần kỳ. Ngày chúa nhật, tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ là một trong những người đầu tiên chúc mừng tổng thống Argentina: “Tôi rất tự hào về ngài. Ngài sẽ biến đổi đất nước của mình và biến Argentina trở thành một đất nước vĩ đại trở lại”, Donald Trump viết trên mạng xã hội Truth Social của ông, ngay cả trước khi công bố kết quả chính thức.

Một người bảo thủ chống cộng sản

Ngoài giọng điệu và phong cách, Javier Milei chia sẻ với Donald Trump quan điểm bảo thủ về xã hội. Do đó, ông đã lên tiếng phản đối việc phá thai, hợp pháp từ năm 2020 ở Argentina, và đưa ra những bình luận mơ hồ về quyền của người LGBT. Ông cũng liên tục tố cáo “những người cộng sản” nhắm vào Trung Quốc của Tập Cận Bình cũng như Brazil của Lula. Hai quốc gia mà ông dự định cắt đứt quan hệ.

Giống như Donald Trump, người chưa bao giờ che giấu sự ngưỡng mộ của mình đối với sức mạnh và những nhà lãnh đạo mà ông coi là “những người mạnh mẽ” (Vladimir Putin, Viktor Orban, v.v.), Javier Milei đã gieo nghi ngờ về sự gắn bó của ông với nền dân chu, khi ông đặt vào viễn cảnh đàn áp của dân chủ, chế độ độc tài cuối cùng của Argentina (1976-1983).

Đồng thuận về con số 30.000 người mất tích, ông và phó tổng thống, những người thân cận với quân đội, đã đặt câu hỏi về con số này và ước tính con số 8.753 người chết có nhiều khả năng hơn. Một rạn nứt nhân dịp kỷ niệm 40 năm sự trở lại của nền dân chủ, ngày 30 tháng 10 năm 1983. Javier Milei cũng đã mô tả Raul Alfonsin, được bầu vào năm 1983, là “tổng thống tệ nhất lịch sử”.

Sự khác biệt: người theo chủ nghĩa lý tưởng không bao giờ nắm quyền

Mặc dù có nhiều điểm chung, Javier Milei và đàn anh người Mỹ của ông có những khác biệt đáng chú ý, về tính cách và hành trình, những khác biệt có thể ảnh hưởng đến việc thực thi quyền lực tại phủ tổng thống Casa Rosada.

Khác biệt đầu tiên, tổng thống tương lai của Argentina là người theo chủ nghĩa lý tưởng: đó là người tự do vô chính phủ, ủng hộ một lý thuyết đề cao các quyền tự do cá nhân, chống lại quyền của Nhà nước, có bản chất áp bức nhân danh các mục tiêu tập thể. Đối với ông, thị trường ở vị trí tốt hơn cơ quan công quyền để quản lý ngay cả giáo dục hoặc y tế. Tối chúa nhật, trong bài phát biểu chiến thắng, ông khẳng định mình là “tổng thống theo chủ nghĩa tự do vô chính phủ đầu tiên trong lịch sử nhân loại”.

Một người theo chủ nghĩa lý tưởng quen với việc phân tích thế giới từ xa, từ ngày 10 tháng 12, ông sẽ phải đối diện với thực tế của thế giới xung quanh. Tuy nhiên, và đây là điểm khác biệt thứ hai so với Donald Trump, nhà kinh tế người Argentina chưa từng nắm quyền hành pháp. Một trong những cố vấn của ông ở Buenos Aires đã nói, “ông chưa bao giờ là ông chủ”. Trong vài tuần nữa, ông sẽ phải mặc một y phục hoàn toàn mới.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Argentina: mối quan tâm của Giáo hội “xã hội” sau khi ông Milei thắng cử