Vụ giám mục Santier: họ biết và họ không nói gì?

84

Vụ giám mục Santier: họ biết và họ không nói gì?

 

 

 

 

 

 

 

Hình minh họa

fr.aleteia.org, triết gia Damien Le Guay, 2022-10-24

Theo triết gia Damien Le Guay, tác giả của một nghiên cứu về “Các vấn đề tình dục trong Giáo hội, nhà thờ, một công việc không tốt của thuyết trực tri” (Les affaires sexuelles dans l’Église, une mauvaise affaire de gnose, revue Prêtres diocésains, 2019), giữ bí mật không có ích lợi gì. Các giám mục phải có can đảm nói lời để mở lòng cho các nạn nhân chưa khai báo.

Toàn bộ vụ việc liên quan đến giám mục Santier thật đáng kinh ngạc. Thứ nhất, vụ này có thể sẽ bị che giấu mãi mãi, theo ý muốn của thể chế, nếu báo chí công giáo không can thiệp để đưa nó ra ánh sáng. Như thế có nghĩa các linh mục muốn rửa những việc làm ăn xấu xa của họ trong nhà, xem thường “giáo dân tốt” của các giáo xứ, những người không được biết, không có gì phải cho họ biết? Đúng, hiển nhiên là vậy. Chắc chắn, theo quan niệm cũ có từ trước Công đồng Vatican II, “giáo dân” không được xem là một phần của Giáo hội. Vì thế giám mục này, dù chức vụ không còn được xem trọng, nhưng ông có thể sống cuộc đời còn lại ở tu viện của một dòng nữ trong im lặng dối trá và đạo đức giả pharisêu.

Chúng ta muốn có một quan điểm rõ ràng và thẳng thắn chống lại những sai lệch này, nói những gì phải giữ vững và đưa những cách để từ nay được minh bạch hơn.

Họ đang cười ai? Cười các giáo dân, quá ngu để hiểu. Cười sự thật, một sự thật phải được xem trọng, dù sự thật đó thô thiển, tế nhị, tai tiếng. Cười hai nạn nhân, hai người đã được công chúng biết. Nhưng trên tất cả là cười các nạn nhân, tất cả các nạn nhân, những người mà một khi sự thật được tiết lộ, được thể chế công nhận, họ dám can đảm thấy mình bị nhục nhã, thấy mình bị người mang cổ cồn la-mã ngấp nghé nhìn trước nhà tạm, bắt họ lần lượt cởi áo quần để được tha tội. Cười mọi người, như thể cần phải “cứu” bề ngoài và vẫn kẹt với những thủ tục bí mật, mặc dù Chúa Giêsu đã tấn công người pharisêu đang ẩn mình sau luật lệ.

Một bí mật gây sốc

Vậy phải chờ một tuần chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp đưa ra một tuyên bố, một tuyên bố ngắn gọn chỉ một trang. Chúng ta muốn có một quan điểm rõ ràng và thẳng thắn chống lại những sai lệch này, nói những gì phải giữ vững và đưa những cách để từ nay được minh bạch hơn.

Thay vào đó là cảm giác bất lực và thiếu can đảm lấn chiếm. Các sự kiện được công nhận bằng nửa-lời mà không được nói ra – trong khi nó đã được chứng minh. Việc vi phạm đồi bại hai bí tích (giải tội và thánh thể) không bị tố cáo. Việc dùng quyền hạn đồi bại của một linh mục, ‘dưới đất anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy’, mà không bị lên án. Một giáo sĩ đã cố ý, vì những hành vi đồi bại tình dục nhỏ nhen của mình, đã khinh thường chức vụ mà ông phải xem trọng. Vậy mà ông làm giám mục trong hai mươi năm.

Đây là gương xấu mà Phúc âm Thánh Máttêô (Mt 18, 6) nói “ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin Thầy đây phải sa ngã, thì thà treo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn”. Ở đây không có “gương xấu”, không có cối đá đeo cổ, không có trả về tình trạng giáo dân. Không có chuyện xử phạt các giám mục khác im lặng hoặc xem như không có chuyện gì xảy ra. Chắc chắn việc “trừng phạt” là việc của Tòa Thánh, nhưng lại được giữ bí mật. Bí mật này thật sốc. Người đưa ra thông cáo “hiểu” những “chỉ trích” này, họ đã nghe chúng. Giám mục De Moulins-Beaufort “tiếp nhận” chúng. Thậm chí ngài còn nói “chúng ta cần suy nghĩ về những thay đổi trong thủ tục của mình”.

Tuyên bố của Tổng giám mục Éric de Moulins-Beaufort, chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp về giám mục Michel Santier

 Im lặng không bảo vệ được nạn nhân

Chuyện gì đã xảy ra khi vấn đề đã ở trên bàn từ ít nhất hai mươi năm nay? “Một nghiên cứu nghiêm túc” sẽ được thực hiện. Các giám mục sẽ làm việc về vấn đề này trong cuộc họp khoáng đại của họ tháng 11 sắp tới tại Lộ Đức. Và khi các “khuyến nghị” được đưa ra, chúng sẽ được gởi về Rôma. Ồ, chúng ta đã nghe cùng giai khúc này từ hai mươi năm nay! Không có gì nói lên các lý do để có minh bạch, ngoại trừ “căng thẳng” tồn tại giữa “giáo luật” và “thực tiễn công lý”. Tuy nhiên, chúng ta đã biết từ lâu bí mật là để chống lại nạn nhân và bảo vệ thủ phạm.

Nếu “lòng trắc ẩn” được đưa ra từ đầu bản tuyên bố, đi đến cuối, các giám mục sẽ hiểu rằng lời nói ra sẽ giải phóng lời không nói ra.

Nếu “lòng trắc ẩn” được đưa ra từ đầu bản tuyên bố cho đến cuối, các giám mục sẽ hiểu rằng lời nói ra sẽ giải phóng lời không nói ra. Và đó chính xác là những gì đã xảy ra. Kể từ khi “vụ việc” được đưa ra ánh sáng, vào lúc này đã có thêm năm nạn nhân khác lên tiếng. Đặt mình vào vị trí của người khác, đau khổ với họ, buộc phải nổ tung các điều tra giấu kín, chúng chẳng bảo vệ ai, nhất là chẳng bảo vệ nạn nhân, chúng chỉ bảo vệ thể chế, bảo vệ kẻ săn mồi.

Linh mục Thomas Philippe đã bị trừng phạt, sau bốn năm điều tra, năm 1956, vì những nghi vấn về đạo đức, và việc xử phạt này vẫn được giữ bí mật, điều này không ngăn ông tái phạm trên nhiều nạn nhân khác trong nhiều năm. Cũng vậy với người anh của ông, Marie-Dominique Philippe, cũng bị xử phạt năm 1957. Cho đến khi chết, hai anh em đã phạm nhiều hành vi hủy hoại linh hồn, thể xác, ở cương vị giáo sĩ, họ được bí mật của các lệnh trừng phạt “bao che”ï. Bài học nào có thể được rút ra, nếu không phải là bài học rõ ràng và niềm tin được chia sẻ? Tại sao lại để cho các nạn nhân liên quan phải im lặng?

Vụ giám mục Santier: “Chúng ta thận trọng hay muốn giữ bí mật?

Lòng dũng cảm của sự thật

Chúng ta không thể có “lòng trắc ẩn” với nạn nhân thông qua việc tôn sùng bí mật, làm cho họ lặp đi lặp lại cảm giác tội lỗi khi mình là nạn nhân bị các linh mục lạm dụng. Chúng ta phải có can đảm của sự thật. Can đảm của lời được nói ra để mở lòng các nạn nhân chưa khai báo. Sự can đảm của những lời tố cáo rõ ràng, thẳng thắn, không do dự, về những “tai tiếng” do các “thừa tác viên” của Chúa Giêsu phạm. “Nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho người khác sa ngã (Mt 18, 7). Và nếu các giám mục không có can đảm này, những người với thái độ hơi trẻ con, sẽ xin Cha-Giáo hoàng, người sẽ suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình, thì quyền hành của họ sẽ bị sứt mẻ. Làm thế nào để tin họ? Làm thế nào để nghe họ nói về chủ đề này và những chủ đề khác? Làm thế nào để không nghe thấy tiếng gầm gừ kinh ngạc và đáng trách này của “dân chúng”, của tín hữu, của những giáo dân bị khinh thường, của những lính thợ trong các giáo xứ, những người kiệt sức không còn làm gì được? Làm sao không nghĩ đến những gì bà Jacqueline Pascal nói khi bà phát biểu sau khi nhận thấy các giám mục im lặng: “Khi các giám mục có can đảm với các cô gái trẻ, vậy các cô gái trẻ cũng phải có can đảm với các giám mục?” Hãy can đảm đi các giám mục! Can đảm. Sự thật làm giải phóng.

Các giám mục Pháp lúng túng về vụ giám mục Santier

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Vụ giám mục Santier: “Tôi không còn tin tưởng vào khả năng của thể chế giáo hội trong việc mang lại công lý cho các vấn đề hình sự”