Trung Quốc, Ukraine, trợ tử, tông du… Những gì Đức Phanxicô nói trên máy bay từ Kazakhstan về

135

Trung Quốc, Ukraine, trợ tử, tông du… Những gì Đức Phanxicô nói trên máy bay từ Kazakhstan về

 Đức Phanxicô trên máy bay từ Kazakhstan về Rôma chiều thứ năm 15 tháng 9 -2022

la-croix.com, Loup Besmond de Senneville (trên máy bay của Giáo hoàng), 2022-09-15

Ngày thứ năm 15 tháng 9, trên máy bay từ Kazakhstan về Rôma, Đức Phanxicô thừa nhận việc phân phối vũ khí ở Ukraine có thể là “đạo đức” trong một số điều kiện nhất định để tự bảo vệ. Sau ba ngày tông du “dày đặc” ở Kazakhstan, Đức Phanxicô  đã trả lời các nhà báo trong cuộc họp báo kéo dài 45 phút trên máy bay đưa ngài về Rôma.

Ukraine! Đối thoại với Nga? “Nó có mùi hôi, nhưng chúng ta phải đối thoại.”

Theo Đức Phanxicô, về bản chất, dù phải chống lại tất cả, chúng ta phải tiếp tục đối thoại “với mọi người”. Ngài thừa nhận: “Tôi nghĩ luôn khó hiểu khi đối thoại với các quốc gia gây chiến tranh.” Tuy nhiên, trước hết phải bảo vệ quan điểm này.

Ngài nhấn mạnh: “Tôi không loại trừ việc đối thoại với một quốc gia đang có chiến tranh, dù họ là ai, kể cả khi đó là kẻ xâm lược,” ngài không nói đến nước Nga: “Đối thoại là phải như vậy, nhưng chúng ta phải làm. Nó có mùi hôi, nhưng chúng ta phải đối thoại.”

Khi được hỏi về khả năng của một quốc gia tự vệ, ngài thừa nhận việc phân phối vũ khí cho Ukraine có thể “là đạo đức” với điều kiện đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định: “Từ bảo vệ không chỉ đúng luật mà còn thể hiện lòng ái quốc. Nếu chúng ta không bảo vệ, chúng ta không yêu. Nếu chúng ta yêu, chúng ta bảo vệ.”

Theo ngài, vì thế phán quyết đạo đức đưa ra đối với việc phân phối vũ khí phụ thuộc vào “động cơ” của việc phân phối này. Một phán quyết đã được giám mục Paul R. Gallagher, “bộ trưởng ngoại giao” hay hồng y Quốc vụ khanh Pietro Parolin đưa ra, nhưng Đức Phanxicô chưa bao giờ nói rõ như vậy.

Ngài nói: “Nhưng nó có thể vô đạo đức nếu nó được thực hiện với ý định kích động cuộc chiến hơn, bán nhiều vũ khí hơn hoặc loại bỏ những vũ khí không còn dùng nữa.” Ngài tiếp tục kiên quyết lên án việc sản xuất vũ khí: “Một loại buôn bán giết người.”

 Trợ tử? “Giết người, không phải là nhân bản”

Khi được hỏi về vấn đề trợ tử, một vấn đề đang tranh luận gay gắt ở Pháp, trong một vài từ Đức Phanxicô nhắc lại lập trường cổ điển của Giáo hội công giáo về vấn đề này: “Giết người, không phải là nhân bản. Dứt khoát không. Nếu chúng ta giết người có động cơ, chúng ta sẽ giết tiếp thêm một lần nữa. Nó không phải là con người. Giết, là để cho loài thú.”

Tìm hiểu về Trung Quốc, “phải mất hàng thế kỷ, đó là một dân tộc của một lòng kiên nhẫn vô hạn”.

Trong khi Vatican và Bắc Kinh hiện đang tích cực đàm phán về việc gia hạn thỏa thuận bổ nhiệm giám mục ở Trung Quốc, sẽ hết hạn vào tháng 10, Đức Phanxicô luôn bảo vệ “con đường đối thoại” đang thực hiện với Trung Quốc. Ngài nói: “Phải mất nhiều thế kỷ để hiểu được Trung Quốc. Có một ủy ban song phương giữa Vatican và Trung Quốc đang tiến hành tốt, từ từ.” Vì nhịp điệu của Trung Quốc là chậm. Họ có một thiên thu bất tận để tiếp tục. Đó là những người có lòng kiên nhẫn vô hạn. Con đường hiểu biết lẫn nhau này thông qua các cuộc thảo luận với Bắc Kinh: “Không dễ để hiểu được tâm lý của người Trung Quốc, nhưng phải tôn trọng.”

Bóng Trung Quốc trên chuyến tông du Kazakhstan

Khi được hỏi về số phận của hồng y Zen, tổng giám mục danh dự Hồng Kông sẽ ra tòa ngày thứ hai 19 tháng 9, dường như Đức Phanxicô rất thận trọng: “Hồng y Zen, tổng giám mục lớn tuổi sắp tòa xử trong những ngày này phải không? Có những hạn chế ở đó (về tự do tôn giáo)”, ngài không nói thêm.

Bóng Trung Quốc trên chuyến đi Kazakhstan

Các chuyến tông du tiếp theo: Bahrain, Nam Sudan, Congo

Đức Phanxicô chưa bỏ các chuyến tông du dù ngài vẫn còn đi đứng khó khăn vì đau đầu gối. Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh xác nhận một chuyến đi Bahrain dự kiến vào tháng 11.

Nhưng Đức Phanxicô cũng nói đến khả năng sẽ có chuyến đi Nam Sudan và Cộng hòa Congo, những nước ngài dự định đi tháng 7 vừa qua, nhưng phải hủy do tình trạng sức khỏe của ngài. Trước người Congo ở Rôma, Đức Phanxicô mong muốn có hòa bình ở đất nước này.

Đức Phanxicô xác nhận: “Tôi đã nói chuyện với giám mục Justin Welby và chúng tôi nghĩ chúng tôi sẽ đi Nam Sudan vào tháng 2 sắp tới.” Giám mục Welby, tổng giám mục Canterbury, giáo chủ anh giáo. Ngài nêu rõ: “Ba chúng tôi phải đi, người đứng đầu Giáo hội Scotland, giám mục Welby và tôi.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Một gia đình hồi giáo 23 người đàn cho Đức Phanxicô ở Kazakhstan

Đức Phanxicô rời Kazakhstan ngày thứ năm 15 tháng 9-2022