Ông bà Nicolas và Marie de Chilly mang tinh thần Thánh Charles de Foucauld trong tâm hồn mình

72

Ông bà Nicolas và Marie de Chilly mang tinh thần Thánh Charles de Foucauld trong tâm hồn mình

famillechretienne.fr, Elisabeth Caillemer, 2022-05-11

Ông bà Nicolas và Marie de Chilly: Cha xứ của họ giao cho họ công việc làm tỏa sáng hình ảnh và tinh thần của Thánh Charles de Foucauld.

Chứng từ

Một sức mạnh vượt ngoài sức họ. Bất cứ nơi nào họ đến định cư, gia đình Chilly đều tham gia vào đời sống Giáo hội địa phương. Họ nói, họ muốn cho đi nhiều như những gì họ đã nhận được. Đến Saumur mùa hè năm 2021, họ nghĩ họ cần một chút thời gian để phân định họ sẽ làm việc trong lãnh vực nào, họ về đây cùng lúc với cha xứ mới vừa được bổ nhiệm ở giáo xứ gần bờ sông Loire này, họ chờ cha xứ phân công. Không ngạc nhiên lắm khi bạn thấy mình ở trong giáo xứ có thánh bổn mạng là Charles de Foucauld, sắp được phong thánh. Bà Marie nói: “Cha Emmanuel d’Andigné nói với chúng tôi, cha muốn dịp phong thánh này là sự kiện truyền giáo để đánh thức giáo xứ Saumur, ‘người đẹp ngủ trong rừng’”.

Và thế là dưới sự hướng dẫn của cha xứ, cùng với một nhóm nhỏ giáo dân, hai vợ chồng bắt tay vào việc chuẩn bị một loạt sự kiện sinh hoạt xung quanh chân phước, người mà gia đình họ đã rất gắn bó. Bà Marie giải thích: “Tôi có quan hệ với gia đình của ngài,” Marie có anh chị em họ là con cháu trực tiếp với em gái Charles de Foucauld. “Và, vì chúng ta đang sống trong một thời với những ngẫu biến nên tôi áp dụng lời cầu nguyện buông bỏ của ngài. Đứng trước việc buông bỏ, điều rất hợp thời ngày nay, nghĩa là “tôi để nó qua đi”, Charles de Foucauld dạy chúng ta phải thực sự tin tưởng vào Chúa, Đấng chăm sóc chúng ta. Còn ông Nicolas thì ông đã đến dải Sahelo-Sahara hai lần, nơi vị thánh tương lai sống như một ẩn sĩ và bị giết ở đó. “Ngài là Thánh Cyrian và cũng là một kỵ sĩ như tôi. Trước khi đi, tôi đọc quyển tiểu sử của tác giả René Bazin viết về ngài. Trong đó tôi khám phá một câu đã hướng dẫn con đường thiêng liêng của tôi: “Bạn phải đi qua sa mạc và ở lại đó để nhận ơn Chúa; chính ở đó chúng ta buông bỏ mình, đuổi ra khỏi mình tất cả những gì không phải là của Chúa.”

Và thế là chúng ta hiểu, cha xứ không thể tìm các tông đồ nào tốt hơn để làm tỏa sáng “chân phước Tamanrasset” mà càng ngày họ càng khám phá ra tính hiện đại trong các thông điệp của ngài. Ông Nicolas bình luận: “Thông điệp về hy vọng cho thấy, không có gì là vĩnh viễn mất đi, ngay cả với giới trẻ đang không có điểm tựa. Thông điệp của một sự tận căn cho chúng ta thấy phải tận hiến toàn bộ. Nhưng đây cũng là một thông điệp hướng nội nói lên thế giới giao động của chúng ta.” Bà Marie nói thêm: “Từ góc độ con người, ngài không làm gì lớn chuyện ở trần gian, chẳng hạn thành lập một dòng tu, nhưng ngài đã nhắc nhở chúng ta, đời sống cầu nguyện là trên hết”. Bà Marie cho biết, bà được đánh động bởi tinh thần cởi mở của ngài: “Trong một thế giới con người chỉ quy về mình, ngài buộc chúng ta phải đến với người khác. Ngài, người xuất thân từ dòng dõi quý tộc và thường xuyên lui tới thế giới thời thượng Paris, vậy mà ngài không ngần ngại chuyển hướng sang các nền văn hóa khác.”

Một cái gì đó thúc đẩy họ suy gẫm trong cuộc hành hương giáo xứ Saumur tổ chức đi Rôma dự lễ phong thánh ngài, mà nhờ phép lạ của Charle, một người trong giáo xứ họ đã hoàn thành hồ sơ phong thánh cho ngài. Cùng lúc các giáo dân khác lên đường truyền giáo trên đường phố gần nhà thờ Saumur của họ, họ giăng một biểu ngữ lớn viết câu Phúc âm: “Được và cả thế gian mà mất linh hồn thì ích gì?” Đó là câu Charles de Foucauld đã khắc trên xà túp lều nhỏ của ngài khi ngài ở Nazadét.

Marta An Nguyễn dịch

Bài đọc thêm: Gặp anh Charle, 26 tuổi, “phép lạ” của chân phước Charles de Foucauld