Việc Putin dùng tiếng lóng của mafia cho thấy ông thuộc giới côn đồ
Yves Hamant, giáo sư về văn minh và dịch giả Quần đảo Ngục tù của Alexander Solzhenitsyn, ông giải thích “đạo đức mafia” đã làm ô nhiễm của xã hội Nga. Solzhenitsyn phân tích vấn đề này trong quyển “Quần đảo Ngục tù”, ngày nay “đạo đức mafia” này ảnh hưởng đến lời nói và hành động của Vladimir Putin.
lemonde.fr, Yves Hammant, 2022-03-21
Vài tháng trước khi nhậm chức tổng thống Nga (1999), Vladimir Putin, khi đó là thủ tướng, đã làm cho cả thế giới sửng sốt khi ông tuyên bố đất nước của ông sẽ “giết những kẻ khủng bố Chechnya cho đến tận… hố xí.” Ông quen cách nói như vậy, chúng ta có thể thấy đây là hình thức của một loại mị dân. Tuy nhiên, chúng đáng được quan tâm hơn về mặt chính trị. Chúng ta chưa nhận xét đủ loại tuyên bố này, trước tổng thống Macron trong cuộc họp báo của họp ngày 7 tháng 2 năm 2022. Đề cập đến các thỏa thuận Minsk, Putin khẳng định Ukraine phải áp dụng chúng, ông đưa ra câu châm ngôn này cho tổng thống Ukraine: “Dù bằng lòng hay không, tùy đó, bạn phải chịu cú đánh của tôi.” Ngày hôm sau, tổng thống Volodymyr Zelensky trả đũa lại trong cuộc họp báo với Macron, rằng tổng thống Nga đã đúng: Ukraine thực sự rất đẹp, nhưng nói “của tôi” thì nói quá.
Người ta có biết đâu câu châm ngôn này lấy từ điệp khúc châm biếm trong câu chuyện Công chúa ngủ trong rừng: “Trong hầm mộ, người đẹp của tôi ngủ / Tôi cúi xuống và tôi hôn cô…/ Cô có bằng lòng hay không / cô phải chịu cái hôn của tôi, người đẹp của tôi.”
Nhưng có một lời châm biếm khác, lần này là của bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga, Sergueï Lavrov, ngày 18 tháng 2, và hoàn toàn không được chú ý ở nước ngoài vì không có bản dịch. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Nga ký hiệp ước với Hoa Kỳ, ông bộ trưởng đưa ra: “Tay anh chị (caïd) nói, tay anh chị làm. Chúng tôi sẽ thực hiện tất cả một cách trung thực. Tuy nhiên, các quy tắc (poniatiya) cũng phải được tôn trọng ở cấp độ quốc tế.”
Họ nói về cái gì? Họ đang nói “quy tắc“ nào vậy? Những poniatiya không phải là những quy tắc như những quy tắc khác, đó là những quy tắc được các tay anh chị dùng để theo dõi, những tên du côn của thế giới nhà tù, của thế giới ngầm, của những người được gọi trong tiếng Nga là Vory v zakone, nghĩa đen là “những tên trộm trong luật”. Vì thế trong bối cảnh này, “trung thực” có nghĩa là “trong sự tôn các quy tắc của mafia”. Một sự thật khổng lồ: Bộ trưởng Lavrov, một người rõ ràng có học thức, kêu gọi giải quyết các mối quan hệ quốc tế như những kẻ côn đồ! Chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi ông khẳng định chắc nịch, người Ukraine đang ném bom nước Nga! Cũng không có gì ngạc nhiên khi Liên bang Nga vi phạm trắng trợn tất cả các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
Thuật ngữ poniatiya theo nghĩa này chỉ mới lan truyền khá gần đây trong ngôn ngữ hàng ngày, nhưng hiện tượng này đã được Alexander Solzhenitsyn (1918-2008) phân tích rất dài, ông dành cả một chương trong quyển Quần đảo Ngục tù để nói đến vấn đề này, không may là việc dịch thuật gần như không vượt lên được.
Solzhenitsyn viết: “Cách mạng thánh hai năm 1917 đã giải phóng một làn sóng những tù nhân của luật chung; cuộc nội chiến đã gây ra một sự tàn bạo về đạo đức; hàng triệu trẻ em bị bỏ rơi đã thành lập các băng nhóm tội phạm nhỏ… Tuy nhiên, chế độ xô viết rất khắt khe với các “chính trị gia”, nhưng họ lại chiều lòng với những kẻ buôn người ti tiện và những kẻ lừa đảo thực sự, được cho là “gần gũi về mặt xã hội” (phần ba, chương XVI).
Họ là những người đã được hưởng lợi từ các lần ân xá khác nhau. Việc quản lý các trại trên thực tế đã ủy quyền cho họ quản lý các tù nhân. Những cảnh sát chính trị, KGB tương lai, đã bị ô nhiễm khi tiếp xúc với họ. Đáng lẽ họ phải giáo dục lại, nhưng người ta tự hỏi ai giáo dục lại ai: những kẻ “KGB”, những kẻ côn đồ, hay ngược lại? Như vậy, ở một khía cạnh nào đó, chính xã hội đã tự hình sự hóa chính mình. Các nhóm đã lấy quy tắc của mafia làm quy tắc của mình, vay mượn ở đó một lối sống, một thái độ đối xử tay chân, một “đạo đức” riêng của họ, một hệ thống phân cấp được tạo thành từ các “bố già”, cai trị trên những người họ bảo trợ. Thực ra, bố già chỉ trọng sức mạnh. Soljenitsyne viết: “Họ có thể đánh gục một người đã quá yếu, cướp đi chiếc tất cuối cùng của một người đang chết cóng; họ thanh toán đối thủ từng người một; họ muốn sống và thụ hưởng thây kệ người khác.”
Thái quá và cuồng ám
Theo sử gia François Thom thì sự ô nhiễm xã hội bởi “đạo đức mafia” đã dẫn đến “tội phạm hóa” của ngôn ngữ, ông là tác giả quyển “Hiểu về Chủ nghĩa Putin, (Comprendre le poutinisme, nxb. Desclée de Brouwer, 2018). Trong tiếng Nga, ngôn ngữ này được gọi là mat, đục mờ, được kết cấu từ những chữ tục tĩu như tiếng lóng, nhưng thô bạo hơn. Mat là ngôn ngữ của căm ghét. Ban đầu, nó được dùng cho mục đích quân sự. Tháng 9 năm 2011, nhà văn Victor Erofeev giải thích trên tờ tuần san MK Estonia: “Đó là hình thức xâm lược ngang bằng với xâm lược quân sự. Nếu tôi gởi ai đó dấu hiệu f…, là tôi muốn tiêu diệt người đó.”
Không hề vô hại, việc Putin dùng tiếng lóng của mafia đem lại những bài học quý giá để hiểu nhân vật này. Putin thừa nhận, thỉnh thoảng ông dùng từ ngữ mat. Trong các bài phát biểu của ông, ông có thể đi từ những lời thô tục đơn giản đến sức mạnh hủy diệt của từ ngữ mat, cho thấy một kiểu thuộc về thế giới côn đồ. Sự thái quá và cuồng ám được ghép vào loại văn hóa này, nơi mà tất cả các bạo chúa cuối cùng sẽ chìm nghỉm. Vì thế, cần phải phân biệt: khi người đứng đầu Điện Cẩm Linh bị ám ảnh bởi Covid-19, buộc từng thành viên của Hội đồng Bảo an phải báo cáo với ông từng người một, cách ông mười mét, trong khi họ run lên vì sợ hãi, thì đó là vấn đề, văn hóa của “môi trường” hay cuồng hoảng của bạo chúa? Sự khác biệt không phải là không quan trọng, vì nó bao hàm một phản ứng khác biệt. Người ta không giải quyết cùng cách với một tay anh chị hay một người cuồng ám.
Yves Hamant là giáo sư danh dự về nền văn minh Nga và xô viết tại Đại học Paris-Ouest-Nanterre, tiến sĩ khoa học chính trị và dịch giả đầu tiên của “Quần đảo ngục tù” (L’Archipeldu Goulag, nxb. Seuil, 1974)
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Sự sống và bạo chúa. Pháp luật lên án bạo chúa (và chúng tự sát)