Ukraine: cuộc chiến “búp bê Nga”

282

Ukraine: cuộc chiến “búp bê Nga”

 

laselectiondujour.com, Louis Daufresne, 2022-03-18

Trên trang Smart Reading Press, ông François Martin, chủ tịch Câu lạc bộ HEC Địa chiến lược ký một bài báo có tựa đề “Ukraine, cuộc chiến khác của nền văn minh”.

Quan điểm du di này khác với quan điểm chủ chốt trên các phương tiện truyền thông thống trị của Nga. Tác giả thấy năm cuộc chiến đan xen với nhau. Chúng là: nội chiến, chiến tranh chinh phục, xung đột địa chính trị, cuộc chiến của nền văn minh và cuộc xung đột lịch sử.

Từ văn minh được bao gồm kể từ khi giáo sư Samuel Huntington đưa lên hàng đầu khái niệm này trong kiệt tác Cú sốc của các nền văn minh (Le Choc des civilisations, Odile Jacob, 1997). Giáo sư Harvard đã thay thế xung đột ý thức hệ bằng sự phân chia dân tộc.

Theo cách này, các giới bảo thủ xem sự chống đối Nga là đã hết thời. Họ không thấy Vladimir Putin theo chủ nghĩa tân-xô viết, trong đó Giáo hội chính thống bảo tồn Đảng cộng sản Liên bang xô viết PCUS. Bản giao hưởng kết hiệp với quyền lực, rất thân thiết với chính thống, làm cho giáo hội đeo nhẫn vàng vào tay chế độ, những chiếc nhẫn văn hóa, tôn giáo và chính trị để mừng ngày bản sắc nước Nga được tái sinh. Dưới mắt họ, Nga đại diện cho một đất nước đáng mơ hơn là những xã hội bị trói buộc bởi những ý thức hệ vụn vặt về tự ve vuốt bản thân, mà giờ đây dường như được tóm gọn trong một từ tuyệt vời là tự do.

Chúng ta cùng tóm tắt thông điệp của giáo sư François Martin: Ukraine là sân khấu của cuộc chiến giữa “chủ nghĩa tiến bộ vô thần người Mỹ và Đại Tây Dương, và nền văn minh kitô giáo, ngày nay thể hiện trên bình diện quốc gia, đại diện là nước Nga”. Luận điểm này chứng minh cho dự đoán mà một số nhà quan sát thấy nơi Vladimir Putin, bị cho là hạt cát làm kẹt bánh xe thứ trật của Mỹ, dựng lên những phong tục mới thành tôn giáo dân sự và chủ nghĩa đánh thức, wokism, thành  cỗ máy chiến tranh. Họ dửng dưng trước sự tàn phá ở Ukraine. Điều quan trọng là các bức tường của Điện Cẩm Linh phải là tường thành chống việc phá-cấu trúc. Thành kiến này ám chỉ một dạng chủ nghĩa phủ định có thể so sánh với chủ nghĩa phủ định thịnh hành dưới thời cộng sản khi cánh tả giải thích rằng goulag không tồn tại. Một số người sẽ nói các giới bảo thủ này đóng vai trò “những kẻ ngốc có ích” của thời Liên Xô. Bị mù quáng vì sự thù địch của họ với Mỹ, họ bào chữa bằng cái ác độc tài. Ngày nay, sự mù quáng này chuyển qua cánh hữu, có xu hướng bào chữa cho cái ác của căn tính.

Cuộc chiến ở Ukraine đẩy họ sống trong dằn vặt của nố lương tâm:

Một mặt, chủ nghĩa chống cộng lịch sử của họ thúc đẩy họ thể hiện tình đoàn kết với thường dân Ukraine. Sự tàn bạo mà nạn nhân là thường dân gánh chịu nhắc họ nhớ lại những tàn tích của một chế độ xô viết mà họ đã chiến đấu với sức chiến đấu mãnh liệt nhất. Cuộc chiến này còn khủng khiếp hơn ở chỗ thêm vào đó là những tập phim đáng sợ như Holodomor, “thanh trừng bằng chết đói” của Stalin năm 1933, có khoảng 5 triệu người Ukraine bỏ mạng trước cơn thịnh nộ của quốc xã.

Mặt khác, các giới bảo thủ đồng tình với kháng cự mà Vladimir Putin đưa ra với hành động cay độc của quyền lực mềm của Mỹ trên chiếc bệ vốn đã vững chắc của các xã hội truyền thống chúng ta. Sự phủi trách nhiệm này làm cho họ nói rằng, nước Nga “trên bình diện quốc gia” “hiện thân cho văn minh kitô giáo”. Vì thế Chúa bị quyền lực thế gian thôn tính và bị nó thao túng. Lập trường này gắn nặng một phân tích trên đó có một số điểm đáng được tranh luận. Lấy một ví dụ:

Giáo sư François Martin bác bỏ việc Mátxcơva tiến hành một cuộc chiến tranh chinh phục, như “câu chuyện Mỹ” hỗ trợ nó. Câu chuyện này không thể là chìa khóa duy nhất để giải thích. Không ai biết ông chủ Điện Cẩm Linh muốn gì, nhưng cựu đế quốc đỏ đang cải tổ, với đầy đủ vệ tinh châu Âu của nó, dường như là khó có thể, thậm chí là không thể. Tác giả đưa ra trách nhiệm của phương Tây, nếu vũ khí được giao cho người Ukraine. Có lẽ, nhưng chúng ta có đang đối diện với một nố lương tâm khác đây không? Việc trang bị vũ khí cho Ukraine có nguy cơ kéo dài cuộc chiến, làm cho cuộc chiến trở nên nguy hiểm hơn và đặt các nước NATO vào con đường đụng độ trực tiếp với Mátxcơva. Không giúp họ có thể đóng băng phương Tây trong tư thế chờ đợi và bất lực. Các biện pháp trừng phạt cho thấy, các nước chúng ta muốn duy trì trên chỉ lãnh vực kinh tế, dù không có lệnh cấm vận nào từng thành công trong việc lật đổ chế độ chuyên quyền, ở Cuba, Iraq, Iran, Syria hay Bắc Triều Tiên.

Giáo sư François Martin cho rằng Điện Cẩm Linh đang tiến hành cuộc chiến phòng thủ, giống như người Mỹ trong cuộc khủng hoảng ở Cuba. Trong một bài báo khác, ông kể lại, Nikita Khrushchev đã rút tên lửa của Nga sau khi John Kennedy làm điều tương tự ở Thổ Nhĩ Kỳ. Bài học là hòa bình chỉ có thể có trong việc duy trì các sâu-sau tương ứng. Tin rằng Nga muốn nuốt chửng Ukraine như Hitler nuốt Sudetenland tương ứng với câu chuyện kể của Mỹ, kết quả của việc này chỉ có thể là leo thang quân sự. Chắc chắn, nhưng Havana và Kyiv không đối xứng. Mối quan hệ của người Nga với cái mà họ xem là cái nôi của đất nước họ đã làm dấy lên cuộc chiến ở Ukraine. Và sự can thiệp của họ, theo luật, vẫn là một hành động xâm lược, càng phi lý hơn ở chỗ nó nhắm vào một quốc gia anh em.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Một tháng dài như một thế kỷ