Tìm khoảng cách đúng, cũng là “khoảng cách vô cùng”

163

Tìm khoảng cách đúng, cũng là “khoảng cách vô cùng”

Bài tập 40

Trích sách 41 Bài tập vệ sinh thiêng liêng, tác giả Damien Le Guay, (41 exercices d’hygiène spirituelle, nxb. Salvator)

Nó ở đâu? Niềm tin vào cuộc sống là tìm đúng chỗ của nó. Khoảng cách phù hợp cũng vậy. Đúng chừng mực. Lòng tin tưởng đúng chừng mực. Không quá xa cũng không quá gần. Không quá nhiều trong trí thông minh, cũng không quá nhiều trong sự gắn kết vào điều ngay lập tức. Đối diện với cuộc sống, khi nhìn nó, chúng ta tránh đừng để mình cận thị cũng như loạn thị. Hai căn bệnh về mắt, và cũng là căn bệnh của khoảng cách, đã làm lung lay niềm tin cần thiết cho cuộc sống. Một số tự khép kín mình trong vô số chi tiết bằng cách nhìn chúng qua kính lúp để chê bai và lướt qua nét đẹp phù du trong tầm tay. Những người khác lơ lửng trên mọi thứ và không còn biết làm thế nào để dấn thân, không thể nào ở đây thay vì ở đó, tận hưởng khoảnh khắc ở đây và bây giờ.

Học về “khoảng cách phù hợp” này là một cách điều chỉnh sự tập trung của niềm tin trong chính bản thân mình. Triết gia Kierkegaard nói với chúng ta, tập để có “khoảng cách vô tận” cũng là một đặc điểm của đức tin. Chúng ta có thể sống mà không có khoảng cách này không? Không. Vậy, làm sao học để có khoảng cách? Bằng đức tin. Đó là trải nghiệm về khoảng cách, trải nghiệm mà chúng ta nên có đối với các đối tượng, và ngay cả với hình ảnh của chính chúng ta. Khi chúng ta đánh mất ý nghĩa của lòng tin tưởng vào nhau và vào chính mình, chúng ta ghi nhận gì? Để tự trấn an mình, chúng ta ghi nhận sự phát triển của “xã hội tiêu dùng”, với nhu cầu sở hữu điên cuồng, nuốt những thứ, những đồ vật, sử dụng và vứt bỏ chúng để lấy cái khác tốt hơn. Để trấn an mình, chúng ta thấy gì nơi các bức ảnh? Thay vì chụp những gì chúng ta chưa biết, những gì ở xa tầm mắt, thì bây giờ chúng ta tập trung vào cái đầu, vào khuôn mặt, điều mà thời trang ảnh tự chụp selfie bây giờ ở khắp mọi nơi, trên mọi tấm hình. Đó không còn nhìn tôi với một khoảng cách, nhưng tự đặt mình vào trọng tâm tất cả. Chúng ta đang sống trong cuộc khủng hoảng về khoảng cách, một loại cận thị của xúc giác và cái nhìn. Tự chụp hình và tự phô trương. Vậy mà khoảng cách là một trải nghiệm thiêng liêng. Nó được học qua qua đức tin, kinh nghiệm điều chỉnh và nhận thức tốt này chúng ta có khi chúng ta chế ngự được các thèm muốn của mình hay khi chúng ta chụp hình. Có một khoảng cách với các xung năng để tránh chúng điều khiển chúng ta. Có một khoảng cách với Chúa để tránh nghe Ngài nói những gì chúng ta phải làm.

Nhưng làm sao để có một khoảng cách hợp lý? Chúng ta hãy nghe những gì nhà thơ Horace nói: “Hãy thống trị trái tim của bạn. Nếu nó không vâng lời bạn, nó sẽ ra lệnh cho bạn.” Sự khôn ngoan cổ xưa này, được nhắc đi nhắc lại và được các Giáo phụ tiếp tục nhắc là một bài tập để cai trị. Cai trị và do đó là tạo khoảng cách. Để đứng vững, phải có khoảng cách.

Vấn đề là phải thực tập khoảng cách này. Nó được thực hiện với xác quyết, chúng ta có nguy cơ bị các xung năng của mình điều khiển nếu chúng ta không chế ngự chúng, giữa chúng và chúng ta có một khoảng cách tốt đẹp, một khoảng cách an toàn, một khoảng cách vượt xa hơn.

Ngày nay, khi chúng ta đánh mất ý nghĩa của lòng tin tưởng, chúng ta mất ý nghĩa của khoảng cách.

Nếu chúng ta muốn nó, chúng ta tin nó thì chúng ta luôn có khoảng cách tùy theo cách chúng ta nhìn, chúng ta sống và tồn tại với nhau. Nếu nó không còn, thì điều quan trọng là chúng ta phải thiết lập lại nó, tái lập nó, nắm giữ nó. Như thế chúng ta tận hưởng được niềm tin vào cuộc sống hoặc vào Chúa. Làm thế nào?

Trước hết và tiên nghiệm là phải nhấn mạnh đến những chữ “vâng”. Chúng rất quan trọng, chúng giúp chúng ta nhấc chân, lao mình, không cần cố gắng quá nhiều để hiểu. “Vâng” của một ý thức đúng (để hiển nhiên và đặt chúng ta đi đúng hướng của những ý nghĩa tích cực và những chân trời cần chinh phục) nói lên xác tín khi “vâng” hậu nghiệm, cân nhắc ưu và khuyết điểm, bên được bên mất các lý do để sống. Lời xin vâng đầu tiên thể hiện đức tin trong sáng, còn lời xin vâng thứ nhì là thận trọng, nếu không muốn nói là tỉ mỉ đến mức làm nản những người có thiện chí.

Chúng ta hãy trở lại với “tiếng kêu của trái tim”, với lời xin vâng cơ bản của đức tin – một đức tin không thương lượng, không biện minh, không lý do. Vì thế, và chỉ như thế, chúng ta mới có thể thiết lập sự sống, mong manh như một con chim non, trong tiện nghi của một lòng tin tưởng không thể phá hủy, giống như tổ chim êm ấm mang an toàn đến cho con chim non.

“Tiếng kêu của trái tim” này là “tiếng khóc nguyên sơ” của trẻ sơ sinh. Nó ra khỏi bụng mẹ, nói to và nói mạnh, nó sống và hy vọng sẽ sống hết trọn buồng phổi mà sự sống đã tặng cho nó. Trong hai tiếng kêu này đều có cùng một lòng tin tưởng không suy nghĩ, cùng một xung lực sống, cùng một bản năng mạnh mẽ hơn bất cứ gì.

Bài tập nho nhỏ về vệ sinh thiêng liêng

Chúng ta thấy rõ, trong cuộc sống của mình, rằng chữ “vâng” thiết yếu này đang trên đà mất. Nó không còn ở đó nữa, dù nó rất mạnh khi còn thơ ấu. Chúng ta không còn có thể nói và lặp lại như chúng ta vẫn nên lặp lại vào mỗi buổi sáng. Nó đã mất đi trong chúng ta, để cuối cùng nó bị các thói quen của chúng ta bóp nghẹt.

Tôi đã quá quen với tôi và nhất là với các mỏi mệt của tôi. Tôi để chúng làm tôi ngạt thở từ bên trong. Để cuối cùng tôi nghĩ rằng tôi chỉ là tôi, không là gì ngoài cái tôi nhỏ bé này – một tôi nhỏ bé, tương đối hữu ích và chỉ có giá trị thấp. Cuối cùng, tôi tin như đinh đóng cột, tôi đã đánh mất ý nghĩa của huyền nhiệm ẩn chứa trong tôi và khát khao tìm nguồn tài nguyên thiêng liêng không nghi ngờ gì của tôi. Tất cả đã bị sương mù bao phủ.  Bóng tối rình mò quanh đây.

Vậy phải làm gì? Làm thế nào để tìm ra ý nghĩa của một khoảng cách hợp lý? Làm thế nào để lấy lại hương vị cho những điều huyền nhiệm bên trong? Làm thế nào để tôi kiểm soát bản thân và trái tim mình?

Làm quen với “vâng” của đức tin

Chúng ta nên làm gì thường xuyên nhất có thể? Trên tất cả, hãy nói, lặp lại, kêu lên, thì thầm, thổi vào và tuyên bố những tiếng “vâng” kiên quyết và ngay lập tức này trong sức mạnh không giới hạn của cuộc sống. Chúng ta trao đức tin của mình cho cuộc sống, và trao cuộc sống cho đức tin. Cả hai cùng đi chung với nhau. Và, chuyện gì sẽ xảy ra, nếu một cách thường xuyên, buổi sáng khi thức dậy, vào đầu ngày mới, tôi nói “vâng, vâng, vâng”, vâng với cuộc sống? Điều gì sẽ xảy ra nếu “vâng vào buổi sáng” này là cách để làm cho cuộc sống của tôi đáng tin cậy? Tôi phải nói “vâng” với cuộc sống đang đến để nâng nó lên tầm cao của điều bất ngờ. Tại sao chúng ta không tin vào những điều bất ngờ? Nếu tôi không tin, liệu tôi có bị bế tắc không? Bế tắc những gì? Giải tỏa tất cả những cái “không” bị cuộc sống tích lũy, đây chẳng phải là cách mở ra với đức tin đó sao?

Điều khiển bản thân bằng cách nới lỏng sự kiềm chế của trí thông minh

Chúng ta có thể nghĩ, điều khiển bản thân tốt đòi hỏi phải tăng cường các thủ tục kiểm soát mọi thứ xâm nhập vào trái tim. Cứ kiểm soát mọi thứ, đánh giá mọi thứ bằng trí thông minh thì chẳng còn gì có thể đi vào. Ngược lại, để bản thân bị đam mê chi phối thì sẽ dẫn đến điều tồi tệ nhất, cuối cùng thì sẽ bị đam mê chi phối đời mình. Làm thế nào để tránh hai cạm bẫy này? Phải có một khoảng cách phù hợp. Bằng cách nhận biết đức tin như một loại trí thông minh. Triết gia Simone Weil nói với chúng ta, “đức tin là trải nghiệm mà tình yêu soi sáng cho trí thông minh”. Một trí thông minh mà không có tình yêu thì sẽ làm trái tim khô héo. Để tránh cho trái tim khỏi bị chai cứng này, làm thế nào tôi có thể đặt đức tin vào trí thông minh của tôi? Làm thế nào để có chỗ cho trí thông minh của đức tin này? Và để đạt được điều này, tôi phải tin vào nó trước.

Marta An Nguyễn dịch

Bài đọc thêm: Trên tất cả, trước tất cả, hãy nói “vâng” với cuộc sống