Được Đức Phanxicô hậu thuẫn, nhưng Joe Biden bị phía công giáo Hoa Kỳ bảo thủ thách thức

531

Được Đức Phanxicô hậu thuẫn, nhưng Joe Biden bị phía công giáo Hoa Kỳ bảo thủ thách thức

Bức ảnh chụp với Đức Phanxicô được ông Biden đặt ở văn phòng Bầu dục Nguồn: Reuters

lanacion.com.ar, Elisabetta Piqué, 2021-01-22

Từ ngày nhậm chức 20 tháng 1, ông Biden đặt bức ảnh chụp với Đức Phanxicô, người đứng đầu Giáo hội công giáo trong văn phòng Bầu dục của tổng thống Mỹ công giáo thứ nhì sau tổng thống John Fitzgerald Kennedy, bức ảnh được chưng ở bàn phía sau bàn làm việc, trong số các bức ảnh được đóng khung khác.

Đây là một phản ánh khác về sự thay đổi đột ngột của Nhà Trắng và của mối quan hệ giữa tân tổng thống Mỹ và Đức Phanxicô. Một uy quyền đạo đức mà do tình trạng khó khăn của mình, trong bốn năm qua đã trở thành phản đề của Donald Trump về các vấn đề từ người nhập cư, biến đổi khí hậu, án tử hình và chủ nghĩa đa phương, đó chỉ là nêu lên một vài ví dụ.

Nhưng ngoài sự hòa hợp hiển nhiên giữa Đức Phanxicô và ông Biden – người tuyên thệ nhậm chức trên quyển Kinh Thánh của gia đình do bà Jill, vợ của ông cầm. Trong bài diễn văn nhậm chức, ông nhắc đến Thánh Âugutinô (một dân tộc được xác định bởi những đối tượng chung của tình yêu của họ) và liên tục nêu lên các khái niệm về học thuyết xã hội của Giáo hội -, những điều không quá lạc quan nơi tân tổng thống Bắc Mỹ.

 Joe Biden để một số bức ảnh trong Phòng Bầu dục của Nhà Trắng, trong đó có hình ông chụp với Đức Phanxicô. Nguồn: Reuters

Trước giờ nhậm chức và khi ông Biden và gia đình dự thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Máthêu Tông đồ, thì giám mục chủ tịch của Hội đồng Giám mục Bắc Mỹ gởi đi một thông điệp xem như lời tuyên chiến. Trong bức thư, giám mục gởi lời chúc tốt đẹp nhất và nhấn mạnh “sẽ hân hoan được tiếp đón tổng thống, người hiểu sâu đậm, rõ ràng và cá nhân về tầm quan trọng của đức tin và thể chế”, Tổng Giám mục Los Angeles, José Gómez, Opus Dei, chủ tịch Hội đồng Giám mục, gây bất ngờ với lời công kích dữ dội về vấn đề phá thai và các quan điểm khác.

Ngài viết: “Tôi phải nhấn mạnh, tân tổng thống của chúng ta đã cam kết tuân theo một số chính sách có thể thúc đẩy tệ nạn đạo đức và đe dọa cuộc sống và nhân phẩm con người, nghiêm trọng nhất là trong các lĩnh vực phá thai, tránh thai, hôn nhân và giới tính. Đó là vấn đề cần quan tâm sâu sắc đến quyền tự do của Giáo hội và quyền tự do của tín hữu sống theo lương tâm của họ ”.

Tổng thống Biden là người công giáo nhân bản, bảo vệ công bằng xã hội, kinh tế và chủng tộc. Ông có thể tiến bộ trong một số vấn đề xã hội rất nhạy cảm và gây chia rẽ. Chống  án tử hình, ông có ý định bãi bỏ nó ở cấp liên bang và bổ nhiệm những người đồng tính và chuyển giới vào chính phủ của mình. Đồng thời, ông ủng hộ phán quyết của Tòa án Tối cao năm 1973 trong án lệ Roe v. Wade, đảm bảo quyền phá thai của phụ nữ, và đã bị hủy trong nhiệm kỳ của tổng thống Trump. Ông hứa sẽ duy trì án lệ bằng cách thúc đẩy Quốc hội đưa vào luật. Tương tự như vậy, ông hứa hủy bỏ quyết định của người tiền nhiệm tước bỏ quỹ công hỗ trợ chăm sóc sức khỏe phụ nữ của các tổ chức ở nước ngoài và không loại trừ việc tự nguyện ngừng mang thai.

Bức thư của giám mục Gomez – được hậu thuẫn của phía bảo thủ nhất, vốn luôn ủng hộ ông Trump vì lập trường chống phá thai và chống Đức Phanxicô – đã rơi như quả bom vào tòa giám mục Bắc Mỹ, vốn bị đánh dấu bằng sự phân cực, giống như sự phân cực của phần còn lại của nước Mỹ. Đến nỗi phía tiến bộ đã ra mặt chỉ trích gay gắt một thông điệp được xem là hoàn toàn lạc lõng trong ngày nhậm chức, lại được chuẩn bị mà không có sự đồng ý của các giám mục khác.

Đức Hồng y Blase Cupich, giáo phận Chicago – đã gọi thông điệp này là “thiếu cân nhắc” và nhấn mạnh, không những đây là thông điệp chưa từng có, mà hầu hết các giám mục đã đột ngột nhận vài giờ trước khi thông điệp được gởi đi.

Ông Biden và Đức Phanxicô trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo đảng Dân chủ đến Vatican tháng 4 năm 2016 Nguồn: Reuters

Thông điệp của giám mục Gómez trái ngược hoàn toàn với thông điệp nồng hậu được Đức Phanxicô gởi cùng ngày, trong một thư ngắn gọn, ngài cầu nguyện để ông Biden có thể xây dựng “một xã hội được đánh dấu bởi công lý và tự do thực sự, tôn trọng các quyền và phẩm giá của mỗi người, đặc biệt người nghèo, người dễ bị tổn thương và người không có tiếng nói” và xin Chúa hướng dẫn những nỗ lực của tân tổng thống để thúc đẩy sự hiểu biết, hòa giải, và hòa bình ở Mỹ và trên thế giới”.

Báo La Nación được biết, ở cấp cao tại Vatican, bức thư đã tạo ra một cú sốc.

Theo chỗ báoLa Nación được biết, bức thư của các giám mục Hoa Kỳ gửi Biden bị cho là “rất đáng tiếc” và đã gây sốc. Dù việc một giáo hoàng gởi thông điệp chúc mừng đến tân tổng thống vào ngày nhậm chức là chuyện bình thường – như Đức Phanxicô đã làm bốn năm trước đây với tổng thống Trump -, nhưng trong lịch sử chưa có thông điệp nào từ Hội đồng Giám mục gởi trong một dịp tương tự.

“Vô lễ”

Nhà báo Michael Sean Winters, trên trang National Catholic Reporter trong một bài viết rất chỉ trích, có tựa đề “Các giám mục dội gáo nước lạnh vào lễ nhậm chức của người công giáo nhất trong lịch sử” đã cho lời tuyên bố của Đức Tổng Giám mục Gómez là “vô lễ” vì giám mục không tìm cách xây dựng một mối quan hệ mới, nhưng phá hoại nó. Và hơn nữa, đây là một tấn công chống Đức Phanxicô, người rõ rằng muốn làm việc với tân chính quyền. Ông Winters còn đi xa hơn và nhắc lại, trong tuyên bố của Tổng Giám mục Danh dự Philadelphia, Charles Chaput – một trong những người chủ chốt dèm pha Đức Phanxicô  – người vào tháng 11 năm ngoái đã tấn công tân Tổng giám mục mới của Washington, hồng y Wilton Gregory, vì tuyên bố ngài sẽ không chống việc cho ông Biden rước lễ.

Hồng y Gregory được Đức Phanxicô phong hồng y vào ngày 27 tháng 11, là hồng y Mỹ gốc Phi đầu tiên ở Hoa Kỳ, bây giờ hồng y sẽ có tín hữu Biden trong đàn chiên của mình. Vào dịp nhận mủ đỏ hồng y ở Vatican, Đức Phanxicô đã nhờ hồng y mang tặng tổng thống tương lai quyển sách mới nhất có chữ ký của ngài, Hãy cùng nhau ước mơ, (Let’s Dream Together). Một quà tặng cho người mà ngài gặp lần đầu tiên vào ngày 19 tháng 3 năm 2013, khi, với tư cách là phó tổng thống, ông đại diện cho Hoa Kỳ tại buổi lễ nhậm chức giáo hoàng của ngài.

Hai người gặp nhau nhiều lần, năm 2015 khi Đức Phanxicô đến Mỹ vào tháng 9, năm sau ngài gặp lại trong một hội nghị chuyên đề quốc tế ở Vatican. Điều đáng mừng, trong những tháng sắp tới, ông Biden, một cách nguyên lý, người lại hòa hợp với Đức Giáo hoàng hơn là với nhiều giám mục công giáo của đất nước ông, sẽ được tiếp nhận ở Vatican với tư cách là tổng thống.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Lễ nhậm chức của Joe Biden phân chia các giám mục Hoa Kỳ

Trò chơi của sự hiệp nhất. Các giám mục Mỹ tiếp tục phớt lờ tầm nhìn của Đức Phanxicô về một Giáo hội đổi mới

Đức tin công giáo của Joe Biden sẽ hình thành mối quan hệ của ông với giáo hoàng và các giám mục Hoa Kỳ như thế nào