Trong vòng chưa đầy ba tháng, coronavirus đã làm thế giới thay đổi hoàn toàn
rcf.fr, 2020-07-08
Theo ông Pascal Boniface: “Trong vài tháng coronavirus đã làm thế giới thay đổi hoàn toàn, một virus siêu nhỏ đã làm đảo lộn trật tự thế giới hơn bất kỳ một yếu tố nào khác trong những năm gần đây.
Ông Pascal Boniface, giám đốc Viện Nghiên cứu và Thông tin xã hội-kinh tế (IRIS), tác giả quyển “Địa chính trị của Covid-19” (Géopolitique du Covid-19, nxb. Eyrolles) giải thích về chủ đề này trên đài truyền hình Pháp RCF.
“Chúng ta thường nói, toàn cầu hóa là sự co lại của thời gian và không gian. Trong vòng chưa đầy ba tháng, thế giới đã hoàn toàn thay đổi. Đó là một thế giới toàn cầu hóa mở, mọi người có thể đi khắp mọi nơi. Và đột nhiên, thế giới chuyển động này hoàn toàn bị chặn lại. Cả thế giới sợ cùng một thứ, cùng một loại virus: coronavirus là kẻ thù chung. Chúng ta cùng bị cách ly với bốn tỷ người, những người không thể rời khỏi nhà mình, phong trào này là hiện thân của thế giới này”.
Hậu quả của cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc trên thế giới
Trong các hậu quả của nó, coronavirus đã có tác dụng khuếch đại các vấn đề đã có từ trước. Ông Pascal Boniface, chuyên gia các quan hệ quốc tế giải thích tiếp: “Nó khuếch đại các xu hướng đã được quan sát và đã được kết tinh. Nó làm cho những điều này gần như không thể đảo ngược. Đó là trường hợp cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, cạnh tranh này đã tồn tại, nhưng nó bộc phát một cách mạnh mẽ trong thời gian khủng hoảng, và sẽ trở thành yếu tố chiến lược quan trọng nhất trong hai mươi năm tới”.
Sau khi bị tố cáo trong vụ virus, ngày nay Trung quốc muốn lấy lại quyền kiểm soát chính trị quốc tế và nội bộ, đặc biệt qua trường hợp Hồng Kông. Ông Boniface lên tiếng: “Vấn đề Hồng Kông đã có trước khi có Covid-19. Nó đã làm hỏng lễ kỷ niệm 70 năm ngày lên nắm quyền của Đảng Cộng sản. Và chúng ta nhận ra cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc có thể gây ra hậu quả to lớn đối với nền kinh tế thế giới. Nhanh chóng, nó nối lại con đường của nó. Trung quốc đau khổ, nhưng sẽ tiếp tục đuổi kịp Hoa Kỳ vì các nước khác đang còn chịu đựng đau khổ nhiều hơn từ cuộc khủng hoảng Covid-19 so với Trung Quốc”.
Nỗ lực hồi sinh châu Âu
Ông Pascal Boniface nhắc lại, “Ở phía bên kia Đại Tây Dương, kể từ khi tổng thống Donald Trump lên nắm chính quyền, ông đã tấn công các thể chế quốc tế bằng chủ nghĩa đa phương của mình. Chủ nghĩa đa phương là nạn nhân của Covid-19. Nếu chủ nghĩa đa phương được thấm đậm hơn, đại dịch có lẽ sẽ ít lan rộng hơn trên thế giới. Chủ nghĩa mỗi người tự lo cho mình đối diện với những vấn đề lớn của thế giới. Sau khi rút khỏi Unesco, rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, Donald Trump rút khỏi tổ chức Y tế Thế giới. Nhưng đó chỉ là cái cớ”.
Về phía châu Âu, cuộc khủng hoảng này còn nặng hơn cuộc khủng hoảng năm 2008, bây giờ châu Âu đang trong thế sống chết với các kế hoạch phục hồi. Ông Pascal Boniface kết luận: “Lúc đầu, châu Âu đã phản ứng theo cách phân tán, mỗi người tự lo cho mình. May mắn thay, đã có một bước nhảy vọt với kế hoạch phục hồi Macron-Merkel, hành động của Ngân hàng Trung ương Âu châu ECB, của Ủy ban châu Âu và chúng ta có thể hy vọng cuộc khủng hoảng này có thể tạo nên một khởi đầu trong việc xây dựng châu Âu”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch