Đối thoại với Nhóm Ladarô: “Hoặc con thuộc về Chúa, hoặc con thuộc về của cải tiền bạc” (5)

112

Đối thoại với Nhóm Ladarô: “Hoặc con thuộc về Chúa, hoặc con thuộc về của cải tiền bạc” (5)

“Nếu ai thuộc về của cải tiền bạc thì họ sẽ xa Chúa”

fr.zenit.org, Anita Bourdin, 2020-06-10

“Hoặc con thuộc về Chúa, hoặc con thuộc về của cải tiền bạc”: đó là câu mở đầu suy tư của Đức Phanxicô với các bạn cùng thuê phòng của Nhóm Ladarô, họ đặt cho ngài câu hỏi về “sự giàu có” trong Giáo hội.

Một nhóm thành viên của tổ chức Nhà Ladarô, một tổ chức gồm các người trẻ ở chung với người vô gia cư, Nhóm bắt đầu ở Pháp và bây giờ lan ra cả Âu châu. Nhóm được Đức Hồng y danh dự giáo phận Lyon, Philippe Barbarin hướng dẫn đến Nhà Thánh Marta ngày 29 tháng 5 – 2020. Trong buổi gặp này, Đức Phanxicô nói chuyện qua video với các bạn “cùng thuê nhà” của Nhà Ladarô trên thế giới.

Và đây là câu hỏi thứ 7 của Nhóm.

François, ở Valence – Vì sao Giáo hội giàu như vậy trong khi có rất nhiều người nghèo trên thế giới?

Đức Phanxicô – Vì sao Giáo hội giàu? Một câu hỏi hay. Cám dỗ của tất cả tín hữu kitô – cha muốn nói cám dỗ cơ bản là cám dỗ giàu có. Có một chuyện làm cha nghĩ đến điều này: trong Tin Mừng, Chúa Giêsu chỉ nói về hai bậc thống trị: Chúa và tiền. Và Ngài nói: hoặc con thuộc về Chúa, hoặc con thuộc về tiền bạc. Theo một cách chung, chúng ta có thể nói ai thuộc về của cải tiền bạc thì người đó xa Chúa vì lòng của họ ở đó. Và ai càng gần Chúa thì họ càng nghèo. Đó là vào thời gian đầu.

Câu hỏi của con nói về “Giáo hội”. “Giáo hội” là một chữ quá chung chung. Chúng ta có thể nói Giáo hội và nghĩ đến các ngôi đền thờ lớn. Cha biết gì nào? Như nhà thờ chính tòa Strasbourg chẳng hạn. Đó là ngôi đền thờ rất nguy nga, rất giàu. Nhưng đó là nơi chúng ta cử hành các buổi lễ, đó không phải là Giáo hội. Khi chúng ta nói đến Giáo hội, chúng ta nói đến giáo dân. Và ở đó chúng ta có thể nói đến hai “hai bậc thống trị” mà cha đã nói ở trên. Có giáo dân lòng trí chỉ nghĩ đến tiền bạc và có giáo dân lòng trí nghĩ đến Chúa. Cũng có các giáo dân kiếm rất nhiều tiền, thừa hưởng của cải rất nhiều nhưng lòng trí họ không bám vào của cải. Họ quản lý của cải theo Tin Mừng, với quả tim của người tín hữu.

(Đức Phanxicô nói với cô thông dịch)

Con muốn một ly nước?

Dạ! Con xin cám ơn!

(Đức Phanxicô nói với các thành viên Zoom)

Xin cho một ít nước.

Cô cần uống một chút nước.

Còn các bạn Mêhicô nữa.

Các bạn Mêhicô?! Họ hát bài hát Mariachi!

Như thế, có những đền thờ giàu có về nghệ thuật, có các giáo dân có thể giàu hay nghèo, nhưng họ có trái tim khó nghèo, và có một cấp bậc thứ ba là các giáo sĩ. Dù giáo hoàng, giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, khi một trong các người này giàu thì đó là chuyện bê bối cho Giáo hội. Những người được gọi theo sát Chúa Giêsu phải là những người ở xa tất cả mọi giàu có. Với một tâm hồn khó nghèo. Nếu họ quản trị của cải thì đó là để phục vụ cho người khác, cho Giáo hội chứ không phải cho chính họ. Đức tính cao cả mà cha mong mọi người, bắt đầu từ giáo hoàng, các hồng y, các giám mục, các linh mục, các tu sĩ nam nữ là đức tính khó nghèo.

Thánh I-Nhã đã nói, trong hàng tu sĩ, đức tính khó nghèo là mẹ và là tường thành của sự sống. Vì sao đức tính khó nghèo là mẹ? Vì đức tính khó nghèo sinh ra lòng độ lượng, ơn trao hiến bản thân mình cho người khác, sống cho người khác, ca ngợi Chúa, đó là lý do tại sao đức tính khó nghèo là mẹ. Đức tính khó nghèo là tường thành bảo vệ cuộc sống là để chống chúa tể của thế giới là sự giàu có. Và nếu ai thấy một tu sĩ giàu có thì trước hết hãy cầu nguyện cho họ, sau đó, nếu có thể thì nói với họ. Đó là những gì cha có thể nói với con về câu hỏi rắc rối, vì sao Giáo hội lại giàu? Câu hỏi này cha cũng đã được một nhóm nhiều tu sĩ đặt ra. Cha đã trả lời với họ: “Chúa nhân lành, vì nếu một trong các tổ chức của quý vị quá giàu, Ngài gởi đến cho quý vị một người quản lý vô dụng thì sẽ dẫn tổ chức của quý vị đến chỗ phá sản.”

Marta An Nguyễn dịch

(còn tiếp)

Bài đọc thêm: Đức Phanxicô đối thoại với Nhóm Ladarô: “Sống theo tinh thần Tin Mừng. Làm chứng” (4)

Đối thoại của Đức Phanxicô với nhóm Ladarô: “ Đôi khi phải để cả một đời để tha thứ ” (3)

Đối thoại của Đức Phanxicô với Nhóm Ladarô: Phẩm giá là gì? (2)

Đức Phanxicô đối thoại với Nhóm Ladarô: Vùng ngoại vi là trọng tâm trái tim của Chúa (1)