Làm sao sửa chữa thế giới?

128

Làm sao sửa chữa thế giới?

“Chúng ta hãy sửa chữa thế giới”, quyển sách của tác giả Corine Pelluchon, bài bình luận triết lý của triết gia de Roger-Pol Droit

lemonde.fr, Roger-Pol Droit, 2020-05-22

Một tập sách các bài triết lý giúp chúng ta hiểu làm thế nào để lý luận về tính dễ bị tổn thương của con người, động vật và trái đất.

Tất cả sinh vật đều dễ bị tổn thương

“Hãy sửa chữa thế giới. Con người, động vật, thiên nhiên” sách của tác giả Corine Pelluchon.

Một ghi nhận ngay từ đầu: ngày nay, sự sống đã bị tổn thương. Không chỉ như mọi khi, nhưng bây giờ sự mong manh bẩm sinh trước bệnh tật, trước các suy yếu, trước cái chết. Từ nay, vì các hành động của chúng ta, sự sống càng dễ bị tổn thương hơn, nặng hơn ngày xưa. Việc tổ chức các ngành công nghiệp, các quan hệ với các giống loài khác, các tương quan với hành tinh cũng như với đồng loại đã gia tăng bạo lực và suy thoái. Hàng ngày chúng ta sống với các hệ quả này.

Trong tình huống này, triết học có một vai trò. Đúng vậy, cách chúng ta suy nghĩ điều khiển cách chúng ta hành động. Về mặt triết học, chúng ta xem xét các hoạt động, các bản đồ tư duy, thể loại và khái niệm của chúng ta, làm việc trên chúng và nếu được biến đổi chúng, góp phần chuẩn bị cho một khả năng của một thế giới được sửa chữa. Dĩ nhiên không có gì là bảo đảm: sức mạnh của tư tưởng chỉ tồn tại trong giấc mơ. Nhưng dù sao, sự can thiệp có tính phản xạ này sẽ được tiếp tục.

Đó là những gì cố gắng từ sách này qua sách khác với một lòng kiên định cao cả, triết gia Corine Pelluchon, giáo sư Đại học Gustave-Eiffel (Marne-la-Vallée) đã làm. Chúng ta đã biết bà dấn thân trong việc chính trị hóa cho chính nghĩa động vật năm 2017, hoặc hỗ trợ cho chương trình môi sinh hàng ngày, sự chú ý đầu tiên và liên tục của bà về một “đạo đức cho sự dễ tổn thương.” Tuy nhiên các mối liên hệ này đối với độc giả vẫn chưa rõ nét. Với quyển sách “Chúng ta hãy sửa chữa thế giới – một tập hợp các bài được đăng trong nhiều năm qua giúp chúng ta nắm bắt tính cách dễ bị tổn thương của con người, động vật và trái đất trong cách tiếp cận của nó. Và cũng để phân biệt rõ các bài phân tích của bà với các dòng tư tưởng lân cận khác.

Hợp đồng xã hội mới

Một bản văn đặc biệt thú vị chưa từng có. Nó nhấn mạnh những điểm tương đồng và khác biệt giữa đạo đức “chăm sóc” được phát triển rộng rãi trong các thập niên vừa qua và đạo đức của sự tổn thương. Cả hai có điểm chung, chủ yếu là đặt vấn đề về tình trạng của chủ thể đạo đức cá nhân và sự tự lập được cho là có chủ quyền của nó, bằng cách nhấn mạnh vào sự hỗ tương và phụ thuộc lẫn nhau trong cuộc sống của chúng ta. Đối với bà Corine Pelluchon, các khác biệt trước hết đến từ các nguồn sáng lập: Donald Winnicott và Joan Tronto cho “chăm sóc”, Emmanuel Levinas và Paul Ricœur cho bà Corine Pelluchon. Bà nhấn mạnh làm thế nào mà sự phân kỳ được đưa vào lãnh vực chính trị: một hợp đồng xã hội mới đang hình thành về tính dễ bị tổn thương, và sự “chăm sóc” theo bà chủ yếu được suy nghĩ theo từng trường hợp một.

Tuổi già cũng là một trong những điểm mong manh lớn mà suy nghĩ triết học đương đại đã coi thường rất nhiều. Đôi khi chúng ta để ý là để thấy sự đau khổ của họ mà quên đi sự phong phú của họ. “Chúng ta chưa bao giờ nói những người lớn tuổi có thể mang lại điều gì đó cho thế giới, cho thấy một phần sự thật, rằng cuộc sống bận rộn của chúng ta đã che giấu chúng ta.” Từ đầu đến cuối, từng trang sách là câu chuyện của các cuộc chạy đua điên rồ của chúng ta và các phương tiện chúng ta có thể tìm thấy để thoát khỏi chúng, để năng động sống, một cách nhân văn và đẹp. Trên một số phương tiện này có một số bất đồng nảy sinh. Đó là chuyện không tránh khỏi. Nhưng mục đích vẫn là để chia sẻ.

Marta An Nguyễn dịch

Bài đọc thêm: Roger-Pol Droit: “Cái sợ đưa chúng ta về với thực tại, nhưng nó không làm chúng ta khỏi lo”

“Chán, cứ việc chán, đừng sợ, luôn luôn sẽ có một cái gì rút ra từ đó”, Triết gia Roger-Pol Droit