Kiến tạo hoà bình bất bạo động
Chương 8: Linh đạo của Công lý và Kiến tạo hòa bình (4/7)
Trích sách: Khát Khao Nên Thánh, Đi tìm một Linh đạo Kitô, The Holy Longing: The Search for a Christian Spirituality, Ronald Rolheiser
Sự ngây thơ của chúng ta
Chúng ta không thành công trong việc đạt được một trật tự thế giới công bằng hơn không phải lúc nào cũng do thiếu cố gắng. Các nhóm công lý và hòa bình, trong đó có nhiều Kitô hữu trong một thời gian dài đã cố gắng trong tinh thần ngôn sứ mang công bằng hơn đến cho thế giới. Tuy nhiên thường thường nó không có hiệu quả ngay. Tại sao? Câu trả lời quá đơn giản là công lý ít làm tiến triển vì sự cứng lòng của thế giới không phải dễ dàng biến mất và sức mạnh bảo thủ của quyền lợi không dễ dàng bị bỏ qua. Dù lý do này đúng, cũng có một lý do khác làm cho các tổ chức công lý và hòa bình không được hiệu quả. Đơn giản, chúng ta thường có phần ngây thơ về những gì thực sự đòi hỏi chúng ta nếu chúng ta muốn cho thế giới hướng đến hòa bình và công bằng hơn.
Sự ngờ nghệch này là gì? Nó có thể được tóm tắt trong sáu ảo tưởng ngấm sâu tràn ngập trong các tổ chức công lý và hòa bình. Những sai lầm, như đã nói rõ trong phần tương tự chủ yếu, nghe có vẻ như thế này:
- “Vấn đề của tôi đưa ra rất khẩn cấp, nên nếu tôi có du di luật là chuyện bình thường, Do đó tôi có thể thiếu tôn trọng, kiêu ngạo, và xấu xa đối với những người chống đối tôi.”
- “Chỉ duy nhất sự thật của đại nghĩa mới quan trọng ở đây, chứ không phải cuộc sống riêng tư của tôi. Cuộc sống riêng tư của tôi, cho dù nó có giận dữ, dục tình, ganh tị, thì chẳng có liên quan gì đến mục đích của công lý mà tôi đang chiến đấu; trong thực tế, mọi trọng tâm nhắm vào đạo đức riêng tư của cá nhân là một trở ngại để hành động cho công lý.”
- “Chỉ tư tưởng đúng đắn mới có thể biện minh cho việc làm này, tôi không cần phải nói chuyện với Thiên Chúa và Chúa Giêsu. Tôi không cần phải cầu nguyện cho hòa bình, tôi chỉ cần làm việc cho nó.”
- “Tôi đánh giá thành công và thất bại trên cơ sở thành tựu thấy được về mặt chính trị. Tôi ít quan tâm đến Nước Trời xa xôi lâu dài, tôi quan tâm đến những gì thu được về mặt chính trị, xã hội thực tế trước mắt và ngắn hạn.”
- “Tôi có thể thổi phồng và bóp méo sự kiện một chút để làm cho công lý được rõ ràng hơn, nhưng tình huống quá khủng khiếp nên tôi không buộc phải rất thận trọng về sự thật chính xác.”
- “Tôi là một nạn nhân, vì thế tôi đứng ngoài luật pháp!”
Sự thật đau đớn
Tuy nhiên, những gì chúng ta đang ngày càng nhận ra là một trong các lý do tại sao thế giới không đáp trả nhiều hơn cho thách đố chúng ta đối với công lý, chính vì các hành động vì công lý của chúng ta thường giống với bạo lực, bất công, cố chấp, và ích kỷ mà chính chúng đang cố gắng để thách thức.
Sự phẫn nộ về mặt luân lý của chúng ta thường dẫn đến lối ứng xử khơi dậy lại phẫn nộ. Như Gil Bailie viết trong kiệt tác về bất bạo động: “Xúc phạm luân lý là mơ hồ về luân lý. Càng lăng nhục, thì càng ít có khả năng nâng cao luân lý thực sự. Phẫn nộ chính đáng thường là triệu chứng di căn đầu tiên của khối ung bạo lực. Nó có khuynh hướng gây thêm baọ lực căm phẫn với một sự cho phép hay bỏ qua những hành vi trong cấu trúc toàn thể một cách mập mờ đánh lận với những gì đã gây ra sự phẫn nộ. 9
Đáng buồn thay, thường thường chứ không phải không, đây là trường hợp xảy ra trong các cuộc đấu tranh công lý của chúng ta, ngay cả khi chúng ta làm dưới danh nghĩa Kitô giáo. Sự tức giận, thói ích kỷ thô bỉ, cay đắng, cố chấp, hung hăng của nhiều nhóm hòa bình và phong trào công lý sẽ không bao giờ phục vụ như là nền tảng cho một trật tự thế giới mới. Nó chỉ chuyển hóa vài tâm hồn, dù nó có hiệu năng chính trị. Cuối cùng, như Bailie diễn đạt, sự phẫn nộ về mặt luân lý, về căn gốc là nhập nhằng với chủ nghĩa cá nhân, sự gây hấn và bất công mà nó đang cố gắng thay đổi.
Nguyễn Kim Long dịch
(Còn tiếp)
Xin đọc thêm: Thực thi Công lý – Mệnh lệnh cao cả
Công bằng xã hội Kitô giáo là gì?
Nền tảng Kinh Thánh về Côg Bằng Xã Hội