Người công giáo Việt Nam đã bảo vệ cuộc sống của trẻ em chưa sinh như thế nào

365

Người công giáo Việt Nam đã bảo vệ cuộc sống của trẻ em chưa sinh như thế nào

missionsetrangeres.com, Asianews, Hà Nội hano Hanoi Hanoi

Người công giáo Việt Nam dấn thân bảo vệ sự sống 

Gần đây vào tháng 2, Đức Giám mục Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục giáo phận Bắc Ninh miền Bắc Việt Nam đã cử hành thánh lễ ở một trong các nghĩa trang dành cho các em bé chưa sinh có tên là “Nghĩa trang Thiên thần”. Nghĩa trang Thiên thần có mặt trong nhiều cộng đoàn công giáo khắp nước, các nghĩa trang này giúp cho các thai nhi được chôn cất trong nhân phẩm, như tại giáo xứ Lý Lâm và Ngọc Lâm ở Bắc Ninh, họ đã chôn từ 6 000 đến 8 000 thai nhi. Theo con số chính thức của chính quyền, mỗi năm có từ 275 000 đến 300 000 vụ phá thai trên toàn nước, nhưng các tổ chức phò sự sống ước chừng có từ 1,2 đến 1,6 triệu vụ mỗi năm, kể cả các vụ phá thai bất hợp pháp.

Nhiều cộng đoàn công giáo có các nghĩa trang gọi là “Nghĩa trang Thiên thần” để chôn các thai nhi trong nhân phẩm.

Đối với người công giáo Việt Nam, bảo vệ mỗi sự sống và giáo dục giới trẻ chống lại các loại văn hóa của sự chết như phá thai là một nhiệm vụ cấp thiết nhất hơn bao giờ hết. Theo các con số của các tổ chức y tế quốc tế, Việt Nam là quốc gia đứng hàng đầu trong các nước Á châu có tỷ lệ phá thai cao nhất, và đứng thứ năm trên toàn thế giới. Giáo hội Việt Nam đặc biệt lo lắng về con số phá thai ở các cô tuổi vị thành niên, chiếm 20% trong tổng số phụ nữ phá thai.

Theo con số chính thức của chính quyền, mỗi năm có từ 275 000 đến 300 000 vụ phá thai trên toàn nước, nhưng các tổ chức phò sự sống ước chừng có từ 1,2 đến 1,6 triệu vụ mỗi năm, kể cả các vụ phá thai bất hợp pháp. Dù có chỉ thị của Bộ Y tế cho phép phá thai đến tuần thứ sáu, một vài phòng khám và cơ sở y tế đã nhận phá thai đến tuần thứ mười. Các bác sĩ ở Bệnh viện Phụ khoa Hà Nội xác nhận có đến  40% phụ nữ mang thai ở Việt Nam đã phá thai. Từ nhiều năm nay, các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế đã có các chương trình bảo vệ sự sống nhằm giáo dục các bạn trẻ nam-nữ về tác hại không thể lường được của việc phá thai. Nhiều linh mục, tu sĩ, giáo dân đã tham dự các khoá đào tạo chuyên sâu, mời các bạn trẻ tham gia các hoạt động xã hội và từ thiện. Nhiều bác sĩ và chuyên gia có chương trình hỗ trợ tâm lý cho các bạn trẻ. Từ năm 2009, nhiều nhóm phò sự sống đã hợp tác với cơ quan Caritas địa phận để phát động chương trình phòng chống phá thai.

Nghĩa trang Thiên thần: nghĩa trang dành riêng cho thai nhi

Các chương trình này gồm các khóa học về giáo huấn Giáo hội, về đời sống vợ chồng và đời sống gia đình, về việc chôn cất các thai nhi ở các nghĩa trang “Nghĩa trang Thiên thần” ở các cộng đoàn công giáo trên khắp nước, nơi trẻ em chưa sinh được chôn cất có nhân phẩm. Tại giáo xứ Lý Lâm và Ngọc Lâm ở Bắc Ninh, họ đã chôn từ 6 000 đến 8 000 thai nhi. Mỗi năm, các học sinh, giáo dân và nhân viên giáo phận đã đến thăm hai giáo xứ này để cầu nguyện và cử hành thánh lễ để tưởng nhớ các em.

Đức Giám mục Cosma Hoàng Văn Đạt tuyên bố trong thánh lễ cử hành vào tháng 2 vừa qua: “Các em bé này có quyền sống nhưng các cha mẹ các em đã giết các em không nương tay. Các cha mẹ này đã ngăn không cho hàng ngàn trẻ em được sinh ra. Giết người là trọng tội, nhưng giết trẻ em còn trọng tội hơn.” May mắn Giáo hội Việt Nam có những người như ông thợ mộc Tống Phước Phúc mà câu chuyện của ông người công giáo Việt Nam nào cũng biết. Trong 20 năm, ông Phúc cùng vợ đã chôn 20 000 thai nhi. Ông ở Phường Sài, Nha Trang, hai vợ chồng đã mở một trung tâm đón nhận các trẻ em không được mong muốn, cứu hàng trăm trẻ em khỏi bị phá thai. Ông Phúc cũng xây một nghĩa trang cho các thai nhi ở ngọn đồi Diễn Lâm, cách trung tâm thành phố Nha Trang 19 cây số.

Ông giải thích: “Tôi không biết cha mẹ của các em bé này, nhưng khi tôi chuẩn bị làm các ngôi mộ, tôi đặt tên thánh cho các em. Một vài em đã có tên của cha mẹ đặt, các cha mẹ có thể là người công giáo hay không. Khi tôi bắt đầu công việc này, một số người dè chừng, họ hỏi tôi: ‘Ông Phúc, cái gì thúc đẩy ông đi chôn các em bé này?’. Tôi chỉ trả lời: ‘Tôi đem các em đi chôn’.” Với thời gian hàng xóm, cộng đoàn hiểu việc ông làm. Ông cho biết: “Rất nhiều người của các tôn giáo khác cũng tham dự vào chương trình bảo vệ sự sống của tôi. Một vài người còn cho tôi cát, gạch, họ rất nhiệt tình”.

Một ngày nọ, sau một sự cố đặc biệt đau lòng, tôi nhận ra công việc làm này của tôi chưa đủ. Ông giải thích: “Một buổi chiều, khi tôi đang chôn thai nhi thứ 247, một cô tuổi vị thành niên đến gặp tôi và hỏi: ‘Có phải ông chôn con của con hôm qua không?’ Và tôi đưa cô đến xem ngôi mộ. Tôi tự nhủ: ‘Nếu tôi chỉ giới hạn vào việc chôn cất, làm sao tôi có thể cứu các đời sống? Tôi phải làm thêm.”

Trong 15 năm, cùng với vợ, ông đã giúp 250 phụ nữ gặp khó khăn, thuyết phục họ đừng phá thai. Và từ đó, các thành viên gia đình ông đã nhận nuôi 50 trẻ em. Có lúc ông có quá nhiều em bé phải nuôi, ông đã phải nhờ một trung tâm ở Cam Ranh, thuộc tỉnh Khánh Hòa giúp.

Marta An Nguyễn dịch

Nghĩa trang Đồng Nhi dành cho các hài nhi bị chối bỏ tại núi Hòn Thơm, Khánh Hòa do ông Tống Phước Phúc xây dựng. Ông Tống Phước Phúc trong 20 năm đã chôn 20 000 thai nhi.