Khi mẹ giận, mẹ hay nói: “Không có ‘nhưng!’” Nhưng con nghĩ “nhưng” là có, con nghĩ “nhưng” là có thiệt trong đời sống. Vậy thì?
Con có thể là người mạnh nhất dù con là người nhỏ nhất không?
Khi nào thì trẻ con bắt đầu suy nghĩ?
Đối với cha mẹ, mình luôn luôn là đứa con nít?
Khi nào thì trẻ con bắt đầu suy nghĩ?
Tại sao khi nào người lớn cũng nói họ không có thì giờ?
Tại sao trẻ con mạnh hơn người lớn về kỹ thuật?
Làm sao mình học để làm cha?
Đối với cha mẹ, mình luôn luôn là đứa con nít?
Phải lớn mới thành người lớn phải không? Lớn là như thế nào?
Khi mẹ giận, mẹ hay nói: “Không có ‘nhưng!’” Nhưng con nghĩ “nhưng” là có, con nghĩ “nhưng” là có thiệt trong đời sống. Vậy thì?
Marco, 5 tuổi
Con nói với mẹ đó là cách dạy quá xưa rồi! Kiểu nói này có từ thời mà người ta nói trẻ con “chỉ nên nhìn mà đừng nghe chúng”, đó là câu ngạn ngữ người Anh hay nói. Người ta không bao giờ cho trẻ con nói. Cha mẹ phớt lờ ý kiến của con, phớt lờ lời con cái xin giải thích. Chính ông, khi còn nhỏ, ông cũng khổ vì bị cho là đứa bé không biết gì. Khi ông cố gắng giải thích thì mọi người ồ lên cười. Nhưng không được vậy! Trẻ con có quyền nói. Trẻ con không phải là những đứa bé ngu. Chúng biết em bé đến từ đâu, nhưng không biết người lớn đến từ đâu. Ba đứa con của gia đình ông đều có tiếng nói và chúng thường lên tiếng bằng cách bỏ phiếu. Liên kết với nhau, chúng là đa số tuyệt đối chống vợ chồng ông. Và thế là một ngày đẹp trời, chúng bắt vợ chồng ông dời cây thông Noel!
Sự thật thốt ra từ miệng trẻ con. Trẻ con có một năng khiếu bẩm sinh, qua sự ngây thơ của chúng, chúng diễn tả không quanh co và thường thường gần với thực tế hơn!
Con có thể là người mạnh nhất dù con là người nhỏ nhất không?
Lucas, 4 tuổi
Được chứ! Chỉ cần con ma-lanh, mưu mẹo, biết đối đáp. Biết đùa với trạng huống đang xảy ra. Cái cười làm đối phương buông tay. Miệng lưỡi là vũ khí lợi hại. Hoặc con bịp bợm theo kiểu khó hiểu: “Nếu tôi để cho bạn lâm vào hoàn cảnh xấu, bạn sẽ biết tai nạn sắp tới của mình đến từ đâu…”
Mình càng nhỏ thì thách thức của mình càng lớn. Và như vậy mình phát triển sức mạnh cá tính của mình.
Dĩ nhiên con có thể tập đánh bốc, tập đánh dùi cui, tập bắn ná. Nhưng bạo lực nuôi dưỡng bạo lực. Vậy thì để làm gì…
Khi nào thì trẻ con bắt đầu suy nghĩ?
Laura, 9 tuổi
Chắc chắn từ khi mới sinh và dứt khoát là từ lúc cái nhìn của nó được hình thành. Khi đó chủ yếu tư tưởng là do bản năng. Chỉ một ít thời gian sau, với lời và từ vựng, trẻ con sẽ bắt đầu hình thành tư tưởng của mình.
Còn trước đó, rên gừ gừ hay la hét là cách chúng cho mình biết chúng bị đau hay bị đói, đôi khi chúng còn ngáp để lôi cuốn sự chú ý của chúng ta. Ngoài ra, một cái cười nhoẻn rất sớm cũng cho chúng ta biết cảm xúc của chúng. Không suy nghĩ, làm sao thực hiện được?
Tại sao khi nào người lớn cũng nói họ không có thì giờ?
Lucia, 9 tuổi
Vì thì giờ của họ bị cuốn hút bởi công việc.
Tưởng tượng người cha người mẹ sau một ngày làm việc. Họ còn về lo nấu ăn, dọn dẹp, làm việc nhà, cho con cái ngủ, đôi khi còn không có thì giờ để ru con, để kể chuyện.
Ông ở Ai Len, ông thấy các tài xế xe tải, các người giao hàng đem theo ông bà hay con cái nhỏ nhất của họ theo họ.
Ông nghĩ tất cả sẽ khác nếu cha mẹ hay đem con cái đến nơi mình làm việc.
Tại sao trẻ con mạnh hơn người lớn về kỹ thuật?
Diego, 9 tuổi
Vì trẻ con tỉnh ngộ hơn. Mức độ thông minh nơi con người bắt đầu xuống khi đến tuổi trưởng thành để rồi chấm dứt khi đến tuổi gà-gà.
Mặt khác, rõ ràng là đa số các khám phá và phát minh là do các thiên tài không đợi tuổi.
Lúc 12 tuổi là khi Albert Einstein đã nghĩ ra thuyết tương đối. Còn Isaac Newton khám phá định luật trọng lực khi thấy một cái tủ của căn hộ tầng lầu bốn của khu chung cư rớt xuống vỉa hè. Lúc đó ông mới 14 tuổi.
Vì thế mà luật đi bầu nên dành cho trẻ con – và nên loại nơi người lớn, họ quá đông. Và đến tuổi về hưu thì các săn sóc y tế cho họ phải… lấy đi!
Tại sao trẻ vị thành niên nghĩ mình lớn hơn người khác?
Naïs, 10 tuổi
Vì chúng sẽ là người lớn một ngày nào đó. Vì cần chứng nghiệm mình trước khi mình tự khám phá mình. tự trấn an mình để chuẩn bị vào tuổi người lớn. Khi mình chưa tự tin ở mình thì mình cho mình quan trọng, như con gà trống trẻ, nó lúc nào cũng gáy “cocorico” đầu tiên. Tuổi vị thành niên là giai đoạn biến hóa khó khăn, một cái kén đầy cả nước xốt. Mình không còn là con kén mà cũng chưa là con nhộng.
Nhưng dù sao con yên tâm: lớn tuổi hơn, cũng không nói lên được gì. Có bao nhiêu trẻ con còn ma-lanh hơn người lớn?
Và khi nào cũng có một cách để loại kiểu hống hách này, một lời nói đùa nên nói một cách phi lý để chế giễu chuyện này. Vì thế trong một buổi hội thảo, ông bị một bà quạu cọ tấn công. Để trả lời bà, ông hỏi vì sao bà có bộ răng khủng khiếp vậy. Bà không trả lời nhưng như muốn nện cho ông một phát!
Làm sao mình học để làm cha?
Simon, 6 tuổi
Vai trò người cha đã được tiến hóa. Ngày xưa, người cha đưa ra bổn phận, áp đặt kỷ luật với cái roi kèm theo. Bây giờ thì quà cáp thay roi thay búa.. Chính ông, ông cũng phét các con ông vài cái vào đít. Để cân bằng lực lượng, đôi khi ông cũng phải quỳ gối trước các con và nói: “Bây giờ đến lượt các con phạt cha”. Khi đó chúng đánh ông sau đít bằng bàn tay nhỏ bé của chúng!
Ông mất cha của ông lúc ông ba tuổi rưỡi. Và đây là một trong các kỷ niệm hiếm hỏi ông còn giữ lại: một người khổng lồ (dưới mắt con nít, tất cả người lớn là người khổng lồ) bồng ông ngồi trên đầu gối để đút cho ông ăn, cha của ông lấy hai ngón tay bịt mũi ông để ông nghẹt thở mà hả miệng ra, khi đó ông đút rau bi-na vào vì khi còn nhỏ, ông rất ghét rau này. Bây giờ đó là một trong các loại rau mà ông ưa thích.
Nhưng không vì vậy mà làm thay đổi hình ảnh người cha trong ký ức của các anh chị em ông, vì họ lớn tuổi hơn ông nên họ nhớ nhiều kỷ niệm về người cha, một người rất nhiệt tình và thương yêu con. Ông được nuôi dạy trong huyền thoại người đàn ông này phi thường ở mọi điểm, qua tài năng và cá tính đặc biệt của mình. Nhưng dù sao ông cũng là một ‘lãnh chúa’. Trẻ con khi nào cũng muốn tự hào về cha mình. Chúng cần ngưỡng mộ và tôn trọng người cha. Mà tất cả các người cha đều có khiếm khuyết. Có những người cha xa vắng, giận dữ, không kiên nhẫn, cau có khi có những chuyện lo lắng, hoặc gây gổ với vợ…
Đa số người cha muốn ghi vào đầu con cái sở thích và xác tín của mình. Nhưng mỗi đứa con nít đều có quyền chất vấn và có ý kiến riêng của mình. Để làm được như vậy thì nó phải có can đảm nói lên. “Như thế là không đúng!” “Đó không phải lỗi con!” “Con không đồng ý!” Như thế, trẻ con học làm cha ở cha mình. Đó là nhờ sự hỗ tương qua về của một tình yêu do bản năng: đứng trước con người độc nhất và không thể thay thế là người cha, chúng ta nghiệm thấy mình có nhu cầu thương và được thương.
Đối với cha mẹ, mình luôn luôn là đứa con nít?
Rebecca, 9 tuổi
Khi mẹ của ông đã ngoài 80, và ông thì đã ngoài 50, nhưng mẹ ông khi nào cũng nói với ông:
– Tia sáng mặt trời của mẹ;
– Hoàng tử bé nhỏ của mẹ;
– Con gà con của mẹ.
Và mẹ còn dùng các thuật ngữ địa phương vùng Alsace của mẹ mà ông không tài nào hiểu được…
Khi ông 80 tuổi, ông đã phải xin người chị cả lớn hơn ông 8 tuổi đừng giới thiệu ông với người lạ là thằng em nhỏ bé của tôi! Chắc chị của ông muốn ông co lại nhỏ một chút trước khi chết hoặc khi vào hòm thì ông thành con nít lại!
Và đó là như vậy! Chúng ta lớn lên và trở thành người lớn, nhưng khi nào dưới mắt người thân, mình cũng còn nhỏ!
Phải lớn mới thành người lớn phải không? Lớn là như thế nào?
Luisa, 6 tuổi
Kính thưa ông,
Tôi là độc giả trung thành của Tạp chí Triết lý, tôi thường trao đổi các câu trả lời của ông với Luisa, đứa cháu 6 tuổi của tôi. Hôm nay tôi muốn chia sẻ với ông các câu hỏi Luisa muốn hỏi ông.
Tôi là người nhỏ con, nếu không muốn nói là lùn, Luisa thường hay hỏi các câu hỏi về cao thấp, về trưởng thành, về thế nào là người lớn. Trong số các câu hỏi của Luisa có câu sau:
Phải lớn mới thành người lớn phải không? Lớn là như thế nào? Violette V.
Tôi có một cô bạn gái rất thấp, một hôm cô kể cho tôi nghe câu chuyện sau, trong một bữa tiếp tân, cô leo lên cái đòn nhỏ và từ trên chiếc đòn, cô dõng dạc tuyên bố: “Không phải vì tôi nhỏ mà quý vị lớn!” Cô làm mọi người ngạc nhiên. Cô là ca sĩ và nghệ sĩ, cô có được các vai diễn như Peter Pan nhờ cô nhỏ con. Cô thoát ra được cảnh bình thường. Khiếm khuyết của cô trở thành điểm mạnh của cô. Cô là người đầu tiên tự trào về hoàn cảnh của mình. Như đa số các “người lùn” mà tôi quen biết, cô là bằng chứng của một niềm vui sống, một thế đứng vững chắc tươi cười, một óc hài hước nổi bật.
Một kỹ năng mà cô trau dồi từ những năm đầu tiên đi học. Chính ở trường, khi bị chọc, bị bắt nạt, cô là mục tiêu cho những lời giễu cợt trong lớp. Tự ái bị chà đạp. Một cách sớm sủa để vượt lên các chướng khí của số phận, đó là giữ tính hài hước. Và như thế, mình may cho mình bộ áo giáp theo ni tấc để mình mặc cả đời.
Tôi thường dùng đến hài hước khi tôi gặp một người ngoài khuôn khổ, không thương tiếc, người phách lối. Một ngày nọ ở Bá Linh trong một cửa hàng lớn, tôi mua chiếc va-li màu hồng thật to. Và tôi ở trong thang máy với một bà lớn tuổi nhỏ con gầy gò ốm yếu. Tôi hỏi bà ngây ngô như một chú bé:
– Chiếc va-li của tôi có làm bà vui không?
– Có chứ! Cái màu đó làm sao không để ý đến được!
– Bà cũng nên mua một cái như vậy. Chắc chắn bà sẽ nằm vừa co quắp như con gián, rồi cũng tốt cho con cháu bà, rẽ hơn chiếc quan tài!
Tôi tưởng bà sẽ bò lăn ra cười!
Bà không thấy chút tự trào nào trong lời nói của tôi. Mà đáng lý đây là lời nói đùa của hai người bình thường.
Tất cả em bé đều cảm thấy mình được trấn an, không hạ cố, không tội nghiệp. Khuyến khích lòng tin tưởng ở mình là điều cần thiết và thách thức là liều thuốc cho sự yếu đuối. Cần phải biết làm phù phép cho số phận, biến số mệnh thành một đích đến.
Tomi thân mến,
Tôi xin lỗi về sự xưng hô thân tình này, tôi là con trai của bà trong câu chuyện chiếc va-li.
Mẹ tôi không kể cho tôi nghe câu chuyện như vậy.
Thật vậy, bà đã ngạc nhiên trước đầu óc khôi hài quái dị của ông mà không biết làm sao đối đầu, bà đã quyết định cười với ông. Không phải là bà không thấy được sự tinh tế của việc thiếu tự trào của ông. Nhưng ngay khi đó, bà không nhận ra. Nhưng, bà nói với tôi, cách tiếp xúc qua tính vui nhộn này làm cho bà thấy ông không ác ý.
Và bây giờ bà đã an tâm, bà chọn hình thức ‘giá rẽ’ cho tang lễ của mình. Đúng là màu hồng hợp với bà, tôi cám ơn ông. Tiết kiệm trong tang lễ của bà là chuyện tôi không xem thường đứng trên quan điểm về sự phát triển tính tự trào mà bà tìm thấy ở đây. Đúng là khi lớn tuổi mẹ tôi mất vóc dáng rất nhiều nên chuyện này có thể thực hiện được.
Xin cám ơn ông Ungerer về bài viết của ông. Mẹ tôi vẫn còn cười.
Xin thăm ông,
Jean-Robert
Tái bút: Mẹ tôi tên là Lise và bà mạnh khỏe. Tên đệm lót của bà là Hồng (Rose).
Xin đọc thêm: